Yếu tố Nga quyết định vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ hay Tàu cộng? - Dân Làm Báo

Yếu tố Nga quyết định vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ hay Tàu cộng?


Vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ:

Theo Joschka Fischer - cựu Ngoại trưởng Đức - gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của LX và cùng với nó là sự chấm dứt của “Chiến tranh lạnh”, nhưng không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phuơng Tây”.

Vai trò lãnh đạo (primacy) của Hoa Kỳ phụ thuộc vào định nghĩa của Giáo sư Joseph Nye: “Một quốc gia giành được vai trò lãnh đạo nếu có đủ sức mạnh lớn từ 3 yếu tố “quân sự”, “kinh tế”, “sức mạnh mềm”. Theo đó, ông kết luận rằng, Hoa Kỳ sẽ duy trì vị thế lãnh đạo thế giới trong ít nhất là nửa đầu của thế kỷ này.

Theo một số dự đoán, Tàu Cộng đã sẵn sàng soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ. Một đánh giá gần đây của Bloomberg cho thấy năm 2001, GDP của Hoa Kỳ là 10,6 ngàn tỷ USD, cao gấp 8 lần của TC. Nhưng, đến năm 2015, GDP của Hoa Kỳ chỉ cao gấp 1,6 lần của TC là 18 ngàn tỷ so với 11,4 ngàn tỷ USD.

Hoa Kỳ sẽ là cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Nhưng, năng lực chống tiếp cận/ chống xâm nhập A2/AD (Anti-Access/Area Denial) ngày càng tăng của TC đã làm giảm lợi thế của Hoa Kỳ ít nhất là ở khu vực Đông Á. Còn “sức mạnh mềm” (soft power) vượt trội của Hoa Kỳ trước đây đang phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng nhất, xuất phát từ chính nội bộ Hoa Kỳ khi mà nước này ngày càng đi theo “chủ nghĩa dân tộc hướng nội”, “chủ nghĩa bảo hộ” và có thể là cả với sự nổi lên của Donald Trump.

Xét về vai trò lãnh đạo thế giới trên góc độ cấu trúc chứ không phải sức mạnh. Vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ không bắt nguồn từ các nguồn lợi quốc gia mà dựa trên khả năng quản lý trật tự quốc tế, đặc biệt thông qua các thể chế do Hoa Kỳ tạo nên sau Thế chiến II để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của nước này. Nhưng, hệ thống đa phương nầy đang bị rạn nứt và dần dần bị thay thế bởi những thoả thuận song phương khu vực và nhiều bên (plurilateral).

Một số thể chế có tính song song được thiết lập bởi BRICS là quan hệ đối tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và phong trào xã hội, đó không phải là sáng kiến của Hoa Kỳ hoặc chịu sự kiểm soát của nước nầy. Một số thể chế còn thách thức quyền lực của các cơ chế đa phương lớn do Hoa Kỳ thiết lập từ sau Thế chiến II.

Thách thức chủ yếu đối với vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ không đến từ đa cực hóa, hoặc sự trỗi dậy của các cường quốc mới mà từ sự nổi lên của các nguy cơ mới, Dù được cường điệu hóa, BRICS không phải là một khối có sự gắn kết chặt chẽ, Ấn Độ và Tàu Cộng đang theo đuổi các mục tiêu đối lập nhau tại châu Á nói riêng và trên toàn cầu nói chung và đe dọa lẫn nhau bằng vũ lực trong tiến trình giành giựt mục tiêu của mình. BRICS đang phải đối mặt với những bất ổn lớn về kinh tế và chính trị.

Những đe dọa đối với lợi ích của Hoa Kỳ hiện nay phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với truớc đây. Leslie Gelb nhấn mạnh: “Những kẻ khủng bố và các cuộc nội chiến là những mục tiêu quân sự khó đánh bại hơn so với các đội quân dàn trận ngoài chiến trường”. Đó có thể là những lý do tại sao vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ ngày nay đang bị thách thức. Tính đa cực dẫn đến một hệ thống quốc tế mà trong đó một số nước lớn có được vai trò lãnh đạo trên cả 2 khía cạnh: thách thức và quản lý trật tự quốc tế.

Amitav Acharya - Chủ nhiệm bộ môn Quan hệ quốc tế Đại học American University, Washington D.C. - nhận định: “Một thế giới đa cực về chính trị và văn hóa nhưng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế phải đối mặt với các đe dọa toàn cầu phức tạp. Hoa Kỳ sẽ ứng phó ra sao trong một thế giới đa cực? Trước hết, Hoa Kỳ phải từ bỏ quan điểm cũ về vai trò lãnh đạo và áp dụng cách chia sẻ sự lãnh đạo để dẫn dắt trong các lĩnh vực đa dạng, đòi hỏi phải có hành động tập thể”. 

Hoa Kỳ cần phi tập trung hóa quyền lực của mình. Việc nầy sẽ khuyến khích các quốc gia khác tiến ra vũ đài quốc tế, khi mà có nhiều đối tác cùng chia sẻ các mục đích chiến lược của Hoa Kỳ hoặc chia sẻ cách thức đạt được các mục tiêu đó. Điều nầy có nghĩa là Hoa Kỳ cần vươn ra khỏi các liên minh truyền thống và tập hợp các quốc gia cùng chung quan điểm như G7, TPP và TTIP. Việc ủng hộ và hợp tác thông qua các thể chế khu vực mang tính bao trùm như ASEAN và liên minh Châu Phi sẽ rất quan trọng trong việc quản lý các vấn đề khu vực”.

Một thế giới đa cực sẽ không hoàn toàn hòa bình. Nhưng, một nền hòa bình tuyệt đối là viễn vong. Mục tiêu của chúng ta là sự ổn định tương đối, ngăn ngừa chiến tranh giữa các nước lớn, nạn diệt chủng và quản lý được các cuộc xung đột khu vực. Việc đa hóa mục tiêu chiến lược, chia sẻ vai trò lãnh đạo và cải cách hệ thống quản trị toàn cầu trên cơ sở đồng thuận sẽ đóng góp lâu dài cho việc hiện thực hóa mục tiêu đó. 

Tàu cộng thay Mỹ lãnh đạo thế giới được không?

Đây là câu hỏi của Hoàn cầu Thời Báo đặt ra và đưa ra nhận định: Do ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ và trong thời gian tranh cử, ông đưa ra cương lĩnh chính trị tuyên bố, nếu đắc cử thì sẽ hủy bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên TBD (TPP) và rút ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nên một số cơ quan truyền thông phương Tây cho rằng, Hoa Kỳ đang từ bỏ quyền lãnh đạo thế giới. Họ cho rằng “siêu cường mới” TC sẽ thay Mỹ “lãnh đạo thế giới”.

Đúng là những lời lẽ tranh cử của Donald Trump đã để lộ ý muốn thu hẹp mặt trận toàn cầu của Hoa Kỳ; dường như ông muốn tập trung nhiều sức lực và tài nguyên vào việc tái xây dựng kinh tế và xã hội Mỹ. Thế nhưng, nước Mỹ từ lâu đã triệt để “toàn cầu hóa” rồi, Donald Trump không thể thay đổi cơ cấu, lợi ích quốc gia của nước Mỹ được nữa, không thể nhanh chóng quy hoạch lại nguồn sức mạnh của chính phủ Hoa Kỳ để làm ra một “Nước Mỹ Mới”, Donald Trump không thể đi theo đường lối “Chủ nghĩa Biệt lập”.

Quốc gia có quyền lực và trách nhiệm thực tế khác nhau trên trường quốc tế. Quyền lực và trách nhiệm đó hình thành dưới tác dụng của sức mạnh tổng hợp, vừa là di sản lịch sử, vừa là kết quả của hiện thực. Thế sau Chiến tranh lạnh có dấu vết “Nước Mỹ Thống trị” rất mạnh, một bộ khung lớn là do Nước Mỹ thiết kế và bảo vệ, như hệ thống thương mại quốc tế, hệ thống tài chánh, hệ thống mạng Internet và hệ thống an ninh... Trong tương lai có thể dự kiến, nếu Mỹ từ bỏ vai trò “lãnh đạo thế giới” thì nước Mỹ sẽ không còn là nước Mỹ nữa.

Trong tình hình hiện nay, quyền lãnh đạo thế giới của Mỹ bị giới hạn; hình như Donald Trump muốn thụt lùi lại phía sau từ cái vị trí lãnh đạo thế giới. Điều đó có thể làm cho TC giành được một số không gian mới để phát huy “sức lãnh đạo”. Vấn đề là TC có muốn không và đã làm tốt việc chuẩn bị chưa? Cần nói là sức mạnh tổng hợp của TC hãy còn thua kém Mỹ một khoảng cách khá lớn, TC chưa có năng lực toàn diện dẫn dắt thế giới.

Mặc khác, sự thực là quốc lực của TC đang tăng trưởng nhanh mạnh, vì thế mà cơ cấu quyền lực thế giới đang dần dần thay đổi, TC sẽ từng bước tham dự việc quản trị toàn cầu, đây là một quá trình lâu dài. Quá trình nầy chẳng cần khoa trương, cũng không cần phải né tránh, áp chế... Nếu Mỹ thật sự rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris, TC có thể vẫn kiên trì cam kết của mình, nhưng TC sao có thể đủ năng lực bù đắp tổn thất gây ra bởi sự “bỏ cuộc” của Mỹ? Nếu Mỹ không chỉ từ bỏ TPP mà dứt khoát từ nay trở đi chống lại tự do thương mại, thế thì TC sẽ ứng phó ra sao với kết cục phức tạp ấy? Còn nữa, một khi Mỹ “bỏ mặt” Trung Đông thì TC sao mà có sức mạnh để lấp chỗ trống này?

Vì vậy, trong công cuộc quản trị thế giới, TC và Mỹ nhất định phải hợp tác với nhau. Trong một thời gian rất dài, tác dụng lãnh đạo của Mỹ không thể thay thế được, việc TC tiếp tục trỗi dậy và mở rộng sức ảnh hưởng của mình, Mỹ cũng chẳng thể ngăn cản... Nhận định nầy có thể chính xác vì Tổng thống đắc cử của Mỹ có thể làm phức tạp hóa quan hệ song phương. Đặc biệt trong năm đầu tiên cầm quyền của TT Donald Trump lại trùng hợp với Đại hội 19 của ĐCSTQ vào mùa thu năm tới. Hy vọng cả Tập Cận Bình và Donald Trump cùng mong muốn giữ quan hệ Mỹ-Trung ổn định; hơn nữa, trong bối cảnh chính trị nội bộ, TT Trump sẽ buộc phải ưu tiên giải quyết các vấn đề nội bộ của người Mỹ. Trump sẽ phải vật lộn với những chia rẽ chưa từng xảy ra trong nội bộ nuớc Mỹ. Nếu TT Trump kết hợp với nổ lực thực hiện khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên”, nhiều khả năng tình hình sẽ càng căng thẳng hơn.

Nhưng, điều nầy khó có thể xảy ra vì những luận điệu bài TC của Trump và những tham vọng bành truớng bá quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông. Mới đây, Bắc Kinh không ngừng khiêu khích Washington khi tàu hải quân TC tóm một thiết bị lặn không người lái của một tàu hải dương học Mỹ USNS Bowditch trong hải phận quốc tế ở Biển Đông. Hành động ngang ngược nầy, có thể Bắc Kinh trả đũa việc ông Trump điện đàm với lãnh đạo Đài Loan, Bonnie Glaser - chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - đánh giá sự việc nầy, Hoa Kỳ cũng có thể sẽ đụng độ với TC về vấn đề Đài Loan. Nếu xung đột Mỹ - Trung bùng nổ, tiến trình hiện đại hóa của TC sẽ bị trật bánh và Tập Cận Bình sẽ đánh mất cơ hội “giấc mộng Chệt”. 

Harry Kazianis - chuyên gia Trung tâm Lợi ích nước Mỹ - dự đoán rằng, TC có thể thử thách chính quyền Trump một các quyết liệt hơn bằng các tuyên bố vùng “nhận dạng phòng không” trên Biển Đông. Hành động nầy có thể làm leo thang căng thẳng với cả Mỹ và các nước láng giềng với TC.

Chiến lược “Tây tiến” Bắc Kinh lấn sân sau của Nga:

Trong lúc Washington tái cân bằng chiến lược địa chính trị phía châu Á, Bắc Kinh cũng nỗ lực tiến hành chiến lược Tây tiến. TC cũng khẳng định rằng, sự hiện diện toàn cầu của mình với các sáng kiến an ninh và phát triển quốc tế mới, trong đó có “Một vành đai, một con đường”, dự án nối liền TC với phần lớn lục địa Á-Âu. Tương tự, Ngân hàng đầu tư hạ tầng Châu Á (AIIB) do TC khởi xướng, vốn bị Mỹ xem như một công cụ để TC thách thức trật tự thế giới hiện hữu, tiếp tục thu hút được nhiều thành viên ở xa như Canada, khi nước này xin gia nhập AIIB hồi tháng 8 năm nay.

Khu vực Trung Á đầy tiềm năng và tài nguyên, vốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga, nay có xu hướng ngả sang Tàu Cộng bằng những bản hợp đồng thương mại và đầu tư khổng lồ. Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cố gắng giữ Ukraine trong tầm tay, Moscow có thể đánh mất ảnh hưởng tại một khu vực khác cũng rất giàu tiềm năng: Các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á. Những quốc gia này dường như đang có xu thế hướng về Tàu Cộng trong các mối đầu tư và thương mại.

Bắc Kinh đang lên kế hoạch rót khoảng 16,3 tỷ USD tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá và đường ống dẫn dầu qua khu vực Trung Á. Đây là bước đi mà giới quan sát cho rằng nhằm làm hồi sinh “con đường Tơ lụa”, tuyến giao thương nối TC với châu Âu nổi tiếng trong lịch sử. Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất ý tưởng này vào năm 2013 trong chuyến thăm Kazakhstan. Đây có thể được coi là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa TC và khu vực Trung Á ngày càng bền chặt.

Tập Cận Bình mạnh tay đầu tư ở Trung Á như cơ sở hạ tầng được nâng cấp và hiện đại hóa sẽ giúp nước nầy kết nối với thị trường châu Âu dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận tới một khu vực rất giàu có vể tài nguyên thiên nhiên ở Trung Á như Kazakhstan là đất dầu mỏ, Kyrgyzstan sở hữu các mỏ khoáng sản lớn và Turkmenistan sản xuất khí tự nhiên. Tờ Business Week dẫn lời Sarah Lain, nhà nghiên cứu tại Viện Thống Nhất Hoàng Gia Anh, có trụ sở tại London, nhận định: “Giống như những gì làm ở châu Phi, Bắc Kinh dường như muốn đem công nhân của mình tới Trung Á để xây dựng thêm nhiều công trình hơn nữa”.

TT Putin cũng nỗ lực tìm mọi các để duy trì mối quan hệ khăng khít nầy với các nước Trung Á. Nhưng việc kinh tế Nga đang sa sút do các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Moscow có vẻ như không thể cạnh tranh với TC về cường độ đầu tư. Tình trạng bất ổn kinh tế của Nga cũng đang làm khó cho một vài nền kinh tế Trung Á, khiến họ phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía TC. Bắc Kinh rất thành công trong việc xây dựng mối quan hệ kinh tế bền chặt với một số nước trong khu vực Trung Á, có thể kể đến như việc đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ ở Kazakhstan, thu mua một lượng lớn khí đốt từ Turkmenistan và các mỏ khoáng sản của Kyrgyzstan.

Chỉ trong một thập niên truớc đây, 5 quốc gia mới độc lập đã phải bơm một khối lượng lớn dầu và khí đốt cho Nga, nguyên là Đế quốc Liên Xô áp bức họ trong nhiều thập niên. Nhưng giờ đây, họ đâu biết là TC là một tên “siêu thực dân mới” mà họ cho đó là cơ may có một nguồn nhiên liệu mới được đưa sang tới Hoa Lục. Rõ ràng, Bắc Kinh đã loại Nga ra khỏi sân chơi Trung Á.

Loại được Nga ra khỏi sân chơi Trung Á, Bắc Kinh đã đặt sợi dây thòng lọng quanh cổ con gấu Nga và đang chờ đợi thời cơ xiết cổ họng cho nó chết hẳn. Tập Cận Bình sẽ thực hiện “Giấc mơ Chệt” và sứ mạng lịch sử, di sản của Mao Trạch Đông là phải tái chiếm lại cho bằng được trên 2.000.000 km2, vùng đất Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka và một phần lãnh thổ Siberia bị Nga Hoàng Tsar cưỡng chiếm vào thế kỷ 19.

Theo Konstanin Von Eggert - nhà Phân tích chính trị Nga - nhận định rằng: “Nga không còn đủ sức mạnh chính trị, kinh tế hay quân sự để chống lại sự xâm nhập của Tàu Cộng vào vùng xưa nay được xem là vùng quyền lợi thiết yếu của Nga như TT Medvedev có lần tuyên bố. Đây là chỉ dấu về sự suy tàn của Nga thời hậu Đế quốc Xô Viết”. Thật vậy, chủ trương của Bắc Kinh là lùng sục khắp thế giới để vơ vét tài nguyên, càng ngày TC xâm nhập sâu vào các quốc gia thuộc LX cũ, những khu vực mà từ trước tới nay Điện Kremlin coi như sân sau của Nga.”

Bobolov - chuyên viên các vấn đề Nga - nhận xét: “Tập Cận Bình thông qua các quốc gia thuộc LX cũ để triển khai chiến lược mở rộng lợi ích của TQ mang tên “một vành đai một con đường”. Chiến lược này rất có khả năng va chạm với lợi ích của Nga và kế hoạch “Liên minh kinh tế Á - Âu” của Putin. Điều nầy có thể làm ảnh hưởng trực tiếp Nga - Trung.”

Tàu cộng kẻ thù số 1 của Nga:

Theo A. Sharavin - giám đốc Viện Nghiên Cứu & Phân tích chính trị & quân sự Nga - đã cảnh báo những người ở điện Kremlin rằng: “Trung Quốc là kẻ thù số 1 của Nga”, ông nói: “Tới năm 2020, TC sẽ trở thành mối đe dọa thứ ba, lớn hơn nhiều so với chiến tranh Chesnya và Kossovo”. Ông là người cổ súy 3 thuyết “Trung Quốc đe dọa” được thể hiện trên các mặt:

[1] Lãnh thổ cũ trở về Trung Quốc: Đây là quan điểm phổ biến ở Nga. Chính sách hiện nay của TC chưa gây đe dọa. Nhưng, tới năm 2020, ai có thể bảo đảm TC không chia cắt bản đồ Nga? Ông. A. Tsyganok (giám đốc Trung tâm Dự báo Quân sự) cho rằng: “TQ luôn luôn có dã tâm lãnh thổ”. Nguy hiểm ở chỗ biên giới nước còn có những đoạn tranh cãi, người Tàu sẽ không từ bỏ lãnh thổ vốn có của họ bị Nga chiếm hồi thế kỷ 17 & 18; sau khi trỗi dậy, Bắc Kinh tất nhiên sẽ thu hồi các lãnh thổ này.

[2] Bành trướng dân số dư thừa: Tại vùng tiếp giáp giữa 2 nước, mật độ dân Tàu đông gấp 100 lần người Nga. Tổng số dân Tàu nhiều gấp 8 lần Nga. Sự suy thoái của chúng ta và đất đai rộng rãi vùng Viễn Đông của ta chưa khai thác, chính là miếng mồi nguy hiểm. Tsyganok cho tằng: “Bắc Kinh luôn luôn dùng cách di dân bất hợp pháp để lặng lẽ tiến hành bành trướng kiểu “bò dần”. Một cuộc thăm dò dân ý vùng Viễn Đông cho thấy 50% số người nói: “Sau vài năm nữa, di dân Tàu sẽ chiếm với tỷ lệ 60%”.

Theo dự đoán, mỗi năm có khoảngg 200.000 tới 300.000 người Tàu Hoa Lục vượt biên sang vùng Viễn Đông sinh sống. Ông Sergei Pushkarev - phụ trách cơ quan Di trú của tỉnh Primorye (giáp với Khabarovsk) - cay đắng nói: “Nếu người Hoa muốn chiếm Primorye, họ đủ khả năng tràn ngập toàn vùng này trong vòng 2 giờ mà chúng ta không thể quay lại thời của bức màn sắt để ngăn chận họ.” 

[3] Tranh cướp nguyên vật liệu: Tàu Cộng thiếu tài nguyên, sau 2020 sẽ không còn sức để duy trì nền kinh tế phát triển. Sau khi đã dùng hết các biện pháp hòa bình, Bắc Kinh sẽ dùng vũ lực xâm lược và cướp nước Nga giàu tài nguyên”. Công ty RAND của Mỹ mới đây đưa ra báo cáo nhiên cứu: “Trước năm 2020 chiến tranh Nga-Trung không tránh khỏi”. 

Nga cảnh giác Bắc Kinh dòm ngó miền Viễn Đông - Siberia:

Tham vọng của Tập Cận Bình đối với vùng lãnh thổ trên sườn phía Bắc nước Tàu, Mao Trạch Đông đã từng thố lộ điều nầy vào năm 1964: “Khu vực phía Đông của hồ Baikal là của chúng ta, nó trở thành lãnh thổ của Nga khoảng một thế kỷ truớc đây, kể từ đó vùng đất Vladivostok, Khabarovsk, Lamhatka và một phần đất Siberia thuộc về lãnh thổ của Xô Viết,” Mao Trạch Đông có lần than phiền với Kissinger rằng. “Liên Bang Xô Viết đã xẻo bớt của Trung Quốc 2.000.000 km2”. Sau nầy, Đặng Tiểu Bình cũng khẳng định rằng, vùng đất Vladivostok và Khabarovsk vẫn là của TQ.

Trên diễn đàn trang điện tử quân sự của TC từng đăng bài với chủ đề: “Nga cần trả lại Sibir và vùng Viễn Đông cho TQ để tạo điều kiện phát triển tình hữu nghị và hòa bình trên toàn thế giới”. Các tác giả đều khẳng định cho rằng, địa danh Heiluntszyan của TQ đã bị đổi thành Nicolaievsk, tương tự như việc Nga chiếm đảo Osima của Nhật Bản và đổi tên thành Sakhalin. Các tác giả tin rằng, Nga không còn đủ nhân lực, tài chánh, vật chất để kiểm soát được vùng Viễn Đông. Dân cư mạng TC còn lên kế hoạch xâm lược nước Nga, chiếm toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của PLA…

Toàn vùng Viễn Đông của Nga chỉ có khoảng 6 triệu người Nga sinh sống, còn phía đông bắc Hoa Lục lại có tới khoảng 200 triệu người Hoa. Sự kiện áp đảo dân số nầy khiến TT Dmiry Medvedev đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ về sự gia tăng của TC tại vùng Viễn Đông có nhiều tài nguyên thiên nhiên dầu mỏ, khí đốt, gỗ... Moskva cần ưu tiên bảo vệ khỏi sự mở rộng quá đáng của quốc gia láng giềng, đã cho thấy sự lo ngại của điện Kremlin về sự gia tăng ồ ạt dân Tàu nhập cư lậu từ Hoa Lục tới vùng Siberia và Viễn Đông, có thể gây ra mối đe dọa với các vùng lãnh thổ xa xôi và thưa thớt dân cư Nga.

Nhưng sức mạnh quân sự của Nga gần như chỉ hạn chế trong khu vực xung quanh nước nầy. Tuy Nga có thể gây rắc rối tại các nước gần biên giới như Syria và Ukraine. Nếu như, vùng Viễn Đông và Siberia lọt vào tay quân PLA kiểm soát thì quân đội Nga vô phương tái chiếm, nước xa không cứu được lửa gần.

Tập Cận Bình đâm sau lưng Putin:

Cuộc khủng hoảng Ukraine chưa kết thúc. Sau khi Nga sáp nhập Crimea và Sevastopol, phươmg Tây đã có những biện pháp trừng phạt Nga. Trong bối cảnh đó, Moskva phải hướng tới Bắc Kinh, một đối thủ cạnh tranh với Mỹ ở khu vực Châu Á-TBD. Tuy nhiên không phải người Nga nào cũng nghĩ như vậy. Trong đó phải kể tới:

[1] Theo tác giả Artem Bit trong bài viết “Trung Cộng - Một đồng minh” đăng trên tờ “Bình luận quân sự”. Ông dự đoán rằng, trong thập kỷ tới, sự phát triển quá nóng của nền kinh tế sẽ kéo theo sự bùng nổ các vấn đề xã hội to lớn của TC. Bắc Kinh sẽ cố gắng xoa dịu tâm lý bất mãn của người dân bằng cách xâm lược ra bên ngoài và đồng thời tìm cách chiếm đoạt nguồn tài nguyên ở khu vực Viễn Đông của Nga. Tác giả Artem Bit đặt câu hỏi: “Liệu chúng ta có cần một “người bạn” như vậy không?”

[2] Theo tác giả Alexandr Khramchikhin của cuốn sách “Rồng thức giấc” nhận định: 

“Những vấn đề nội tại của TC như nguồn gốc mối đe dọa đối với nước Nga, Bắc Kinh có thể trở thành kẻ thù của Moskva một khi vấp phải một cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội nội bộ nghiêm trọng,” ông cũng lo ngại. “Sự bất công xã hội ngày càng gia tăng giữa kẻ giàu và người nghèo. Thu nhập trung bình của một nông dân chỉ là 90 USD/tháng, còn cư dân thành thị là 300 USD/tháng. Vì vậy, rất nhiều nông dân Đại Lục đang di cư ra thành phố tìm việc làm và phải sống ở những khu vực tồi tàn. Sự bất công đó đã trở thành nguyên nhân gây ra căng thẳng xã hội nghiêm trọng, Theo thống kê chính thức của Bộ An ninh TC trong năm 2005, trên toàn Hoa Lục diễn ra 87.000 cuộc biểu tình, tăng gấp 9 lần so với một thập kỷ trước”.

Artem Bit tiếp tục dẫn quan điểm của Alexandr Khramchiklin cho rằng, Bắc Kinh rõ ràng đã chuẩn bị kế hoạch cho tình huống hàng chục ngàn người nổi dậy chống lại trật tự hiện nay. Nói một cách đơn giản, Bắc Kinh sẽ đưa họ tham gia vào một chiến xâm lược mà ngay cả Nga cũng có thể trở thành nạn nhân.

[3] Theo A.A Khramchilin - Phó Giám đốc viện Hàn lâm Khoa học Nga - một chuyên gia rất uy tín của Nga, viết trên báo “Bình luận Quân sự Độc lập” với tựa đề : “Cuộc chiến tranh của TQ chống Liên bang Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta”. Xin tóm tắt những điểm chính:

- Tình trạng dân số quá tải, cộng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh của TC làm cho nước này phải đối mặt với các vấn đề cực kỳ phức tạp ở chỗ, TC sẽ không còn đủ sức sống trong các đường biên giới như hiện nay của nó.

- TC sẽ không thể tồn tại như hiện nay nếu không bành trướng để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và lãnh thổ của Nga, đây mới chính là một thực tế.

- Chúng ta không nên nghĩ là hướng bành truớng của TC sẽ là Đông Nam Á Châu. Khu vực này tương đối ít lãnh thổ và rất đông dân bản địa. Hướng ngược lại là nơi có rất nhiều lãnh thổ mà hoàn toàn không có đông dân cư, đó chính là Kazakhstan và phần châu Á của Liêng bang Nga. Đây mới chính là vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh sẽ bành trướng để mở rộng biên giới lãnh thổ. Hơn nữa vùng Ural, chính khu vực nầy Bắc Kinh vẫn coi là lãnh thổ của mình.

- Tất nhiên đối với TC thì phương án bành trướng ưu tiên một cách hòa bình bằng kinh tế. Nhưng, tuyệt đối không thể loại bỏ kịch bản chiến tranh.

[4] Theo nhận định của GS Karl Gerth - Khoa lịch sử TQ tại ĐH Oxford - cũng đồng ý với quan điểm của A.A Khramchilin: “Trong thập niên tới, ở Đại Lục sẽ xuất hiện hơn 150 triệu di dân hay người tỵ nạn sinh thái Tàu. Đội ngũ di dân đói khát này sẽ đổ về đâu? Karl Gerth khẳng định: “Vùng đất hứa đó là vùng Vladivostok và Siberia của Nga”.

Những tin tức mới nhất trong tháng 12/2016 cho biết, 460 triệu người trên toàn Đại Lục phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm nặng nề và 20 thành phố trong tình trạng báo động đỏ vì khói bụi. Các trường học, nhà máy bị đóng cửa và các chuyến bay bị hủy bỏ. Theo Greenpeace, đây là trường hợp ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trong năm nay và ảnh hưởng đến một số lượng dân số tương đương Mỹ+Canada+Mexico cộng lại.

Nhiều người Hoa muốn chiếm lại Vladivostok của Nga vì người Hoa cần một không gian sinh tồn mới để tồn tại. Tờ New York Times cho biết, trong một bài xã luận mới đây: “Ông Cui Rongwei là một doanh nhân ở vùng Đông Bắc Hoa Lục. Theo ông Cui thì Vladivostok là “lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc” và nên được gọi là “Haishenwai” (Hải Sâm Uy). Cần biết là, lãnh thổ Primorsky, trước năm 1860 thuộc về triều đại nhà Thanh ở TQ. Nhưng vùng đất này thuộc Đế quốc Nga theo Hiệp định Bắc Kinh 1860, phân định lãnh thổ theo bờ sông Amur, Ussuri của TQ, cũng như nhánh Kazakevich. Như vậy, các con sông nêu trên hoàn toàn thuộc sổ hữu của Nga.

Quan hệ Nga-Mỹ sắp tan băng?

Theo chuyên gia Barry Posen - viện Công Nghệ Massachusetts (MIT) - nhận định rằng: 

“Bằng cách cô lập Nga, Mỹ đã từ bỏ những khả năng hợp tác trong các vấn đề như đối phó với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa bành truớng bá quyền…Áp lực của Mỹ cũng đẩy Nga tìm kiếm các đối tác quốc tế khác. Hành dộng của Mỹ như trừng phạt kinh tế và tăng cường triển khai quân tới Đông Âu, thôi thúc Nga hợp tác với Tàu Cộng bằng cách bán vũ khí hiện đại và tập trận hải quân,” cũng theo ông Posen. “Nga và TC không phải là đồng minh truyền thống mà chính Mỹ đã đẩy hai nước nầy xích lại gần nhau. Việc đối phó với Mỹ vào lúc nầy đã khiến hai nước cùng chung một lợi ích. Nếu Mỹ tiếp cận mang tính hòa giải hơn với Moskva và thừa nhận các lợi ích sống còn của họ, Nga có thể trở thành một đối tác của Mỹ chứ không phải là một kẻ thù.” 

Viễn ảnh TT đắc cử Donald Trump bổ nhiệm Chủ tịch và CEO Exxon Mobil là Rex Tillerson làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ khẳng định quan điểm rằng, chính sách chính phủ mới sẽ mang tính chất thay đổi có lợi cho Nga và người thắng lớn trong chiến dịch tranh cử 2016 lại là Vladimir Putin.

Trong lúc tranh cử, ông Trump bày tỏ tin tưởng rằng, ông có thể hợp tác với ông Putin để hàn gắn quan hệ Mỹ-Nga. Kinh nghiệm của ông Tillerson điều hành công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chắc chắn sẽ phù hợp với vai trò nhà ngoại giao. Ông biết rõ những nhân vật quan trọng tại các nước sản xuất năng lượng tại Trung Đông, Trung Á và châu Phi và đặc biệt ông quen thân với ông Putin và là người đã tặng ông Huân chương Hữu Nghị sau khi hoàn tất một hợp đồng thăm dò dầu khí năm 2013. Sự trừng phạt của quốc tế đã làm tổn hại cho liên doanh Nga của Exxon Mobil, theo sau khủng hoảng Ukraine 2014 và việc Nga sáp nhập Crimea.

Một dấu hiệu tan băng giữ quan hệ Nga-Mỹ, theo tài liệu của Ngũ Giác Đài về các cuộc thảo luận với các nhóm chuyển giao quyền lực của TT đắc cử Donald Trump, các ưu tiên quốc phòng của ông sẽ đánh gục nước Hồi Giáo tự xưng, phát triển chiến lược an ninh mạng mới, tăng cường tính hiệu quả mà không nhắc gì tới nước Nga. Trong khi đó, một số quan chức quân sự cao cấp của Mỹ truớc đó coi Nga là mối đe dọa số 1. Việc Nga được cho là không có ưu tiên quốc phòng của chính quyền kế nhiệm đã khiến một số nhân vật ở Washington lo ngại.

Kết luận:

Tờ “Moskovsky Komsomolets” số ra ngày 15/1 đặt câu hỏi: “Ai là kẻ địch hung ác nhất? Ai là bạn tốt nhất? Trong đối kháng toàn cầu trong tương lai, Nga sẽ đứng về phía ai? Là Mỹ hay là Trung Cộng?”. Học giả kinh tế, xã hội và hoạt động chính trị Nga Vladislav Inozemtsev cho rằng: “Nga cần liên minh với Mỹ, Châu Âu và Nhật bản chống lại Trung Cộng nhằm giành được lợi ích tối đa, chứ không phải là hợp tác với TC làm người tiên phong chống Mỹ.

Vladislav Inozemtsev cho rằng: “Trong lịch sử 500 năm, Nga chưa từng liên minh thực sự, cũng không từng đóng vai trò chủ đạo. Một khi đối kháng giữa Mỹ và TC trầm trọng hơn, Nga bất kể đứng về bên nào đều sẽ không đóng vai trò chủ đạo. Người Nga luôn có thói quen hỏi dò ai đứng về phía họ, nhưng vĩnh viễn chưa từng nghĩ mình sẽ đứng về phía ai.”

Hiện nay, hầu như đã đến lúc đưa ra vấn đề này, nếu như mâu thuẫn Trung-Mỹ sâu sắc thêm, Nga áp dụng lập trường nào sẽ có lợi hơn? Là thuyết phục mình tham gia vào “Tổ hợp Thượng Hải” làm vai trò hạng hai để xung đột với Mỹ? Hay tái cân nhắc lập trường của mình, liên kết với Mỹ chống lại Trung Cộng?

Tóm lại, ở một thời điểm nào đó để chống lại ý đồ bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh vào vùng Viễn Đông và Siberia của Nga, một liên minh Nga-Mỹ sẽ thành hình? Tại sao không? Putin là một con cáo già thủ đoạn chính trị mà không nhìn thấy viễn tượng “Giấc mơ Chệt”? Từ thời Nga Hoàng, mối họa da vàng là cơn ác mộng của Nga tác động vào vùng Viễn Đông của Nga, căng thẳng giữa Nga - Mỹ chỉ là nhất thời.

Theo nhà phân tách Hramchilin Alexander - viện Nghiên cứu Chính trị & Quân sự Nga – đưa ra nhận định: “Bắc Kinh đã âm thầm chuẩn bị đưa quân PLA làm một cuộc viễn chinh trên bộ “hoành tráng” đánh Nga để tái chiếm lại 2.000.000 km2. Quân số các lực lượng vũ trang TC hiện nay là 2,3 triệu người bao gồm:

- 850.000 lục quân

- 235.000 binh sĩ hải quân

- 398.000 binh sĩ không quân.

- 4.000 xe tăng loại Type-96 và Type-99 đang tập trung tại đại quân Lan Châu vùng tiếp giáp với lãnh thổ Nga.

- 250 khẩu pháo tự hành hạng nặng PLZ-05 cỡ nòng 155 ly.

Bắc Kinh đang chờ thời cơ, đánh Nga ĐCSTQ sẽ có chính nghĩa, đoàn kết được dân tộc Tàu phù ở trong nước và hải ngoại. Đánh Nga sẽ dễ dàng hơn đánh Mỹ, vì Nga không có đồng minh truyền thống như Mỹ. PLA với ưu thế bộ binh quân áp đảo, áp dụng chiến thuật biển người, tấn công tràn ngập các mục tiêu dễ dàng.

Nga sẽ không có một chút khả năng nào tái chiếm lại vùng lãnh thổ đã lọt vào tay quân PLA, ngoại trừ dùng vũ khí hạt nhân chiến lược và liên minh quân sự với Mỹ. Việc nầy tùy thuộc vào sự sáng suốt của Moskva biết cân nhắc lợi hại: “Liên minh với Mỹ” hay “Liên minh với Tàu Cộng” đằng nào có lợi cho sự tồn vong của nước Nga? Yếu tố Nga sẽ quyết định vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ hay Tàu Cộng...

23.12.2016

Tổng hợp và nhận định:

-->


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo