Nguyễn Tiến Đạt (Danlambao) - Trước ngày diễn ra Hội nghị G20 thì Tập đã ra sức tung đòn để buộc Trump phải ngồi vào bàn thương lượng về hồ sơ Bắc Triều Tiên, Biển Đông và Thương mại. Tập đã tung đòn bằng cách bật đèn xanh cho Bắc Triều Tiên thử tên lửa tầm xa, và đồng thời Tập công du sang Nga gặp Putin để phân hóa giữa Putin và Trump tại Hội Nghị G20, nhưng những đòn của Tập tung ra có vẻ đã không có hiệu nghiệm đối với Trump.
Theo giới quan sát chính trị thì Putin và Trump đã có cuộc gặp được cho là rất nồng ấm tại Hội nghị G20! Ngoại trưởng Tillerson cho biết cuộc họp kéo dài hơn 2 tiếng và đệ nhất phu nhân Melania Trump đã phải bước vào hối thúc đôi bên kết thúc. Cũng theo ngoại trưởng Tillerson thì nhiều vấn đề đã được hai bên thảo luận một cách sôi nổi, cở mở và chân thành. Trong khi đó thì mặt của Tập lúc nào cũng nặng nề và lộ rõ một tâm trạng bất an.
Thực ra thì từ lâu chính quyền của Trump đã muốn đàm phán với Nga để đập Trung Quốc, nhưng do xảy ra vụ điều tra Nga can thiệp vào bẩu cử Mỹ nên Trump chưa thể đàm phán được với Nga. Đến nay thì cuộc điều tra cũng chẳng có bằng chứng gì rõ ràng về việc Nga can thiệp vào bẩu cử Mỹ nên Trump đã có thể bắt tay với Putin để đập Tập mà không còn phải e ngại. Điều này chắc chắn sẽ làm cho Tập phải hoảng sợ khi thấy quan hệ Mỹ - Nga nồng ấm.
Nếu như quan hệ Mỹ - Nga trở nên nồng ấm với những thỏa thuận đã đạt được trong của hội đàm tại Hội Nghị G20 thì có nghĩa là liên minh Nga – Trung sẽ phải tan ra. Người ta thừa biết đứng đằng sau Bắc Triều Tiên là Trung Quốc, và Trung Quốc muốn kéo Nga vào cuộc để tiếp tục hậu thuẫn cho Bắc Triều Tiên. Giờ Nga bắt tay với Mỹ thì có nghĩa là Trung Quốc phải đi một mình. Thực ra thì phía Nga cũng đã muốn đàm phán với Mỹ lâu rồi nhưng nay mới có cơ hội đàm phán. Du sao thì Nga chơi với Mỹ vẫn có lợi hơn là chơi với Trung Quốc.
Thực lực quân sự của Bắc Triều Tiên mà Mỹ đánh Bắc Triều Tiên thì quá đơn giản, nhưng có lẽ là Mỹ e rằng nếu đánh Bắc Triều Tiên thì có thể là liên minh Nga – Trung sẽ nhảy vào tham chiến giúp Bắc Triều Tiên nên Mỹ chưa hành động. Đến nay nếu đã có những thỏa thuận Mỹ - Nga thì chắc chắn Mỹ sẽ hành động kể cả là phát động chiến tranh. Người ta cứ nghĩ đối thủ của Mỹ là Bắc Triều Tiên nhưng thực sự Trung Quốc mới là đối thủ của Mỹ, vì Trung Quốc đang muốn trở thành một siêu cường về kinh tế và quân sự nên Mỹ cần phải kìm hãm. Mỹ không thể chấp nhận một quốc gia cộng sản trở thành một siêu cường về kinh tế và quân sự.
Khi Mỹ phát động chiến tranh với Bắc Triều Tiên mà Trung Quốc nhảy vào tham chiến giúp Bắc Triều Tiên thì kể như là mọi sự đã xong. Trung Quốc không giúp Bắc Triều Tiên thì sẽ mất đồng minh, mất tay chân mà tham chiến giúp Bắc Triều Tiên thì sẽ bị thế giới lên án và Mỹ sẽ có cơ hội đưa ra lệnh cấm vận Trung Quốc. Nếu bị thế giới lên án và bị Mỹ cấm vận thì nền kinh tế của Trung Quốc sẽ sụp đổ ngay tức khắc, và lúc đó thì Trung Quốc cũng chẳng còn sức mà vươn ra Biển Đông. Cộng sản Trung Quốc sẽ sụp đổ và các nước như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông sẽ có cơ hội giành độc lập khỏi Trung Quốc.
Đến với Hội Nghị G20, Tập cố gắng thể hiện mình như là một nhà lãnh đạo của một siêu cường kinh tế và quân sự mới nổi trong thế kỷ 21, nhưng đã không thể che dấu được tâm trạng sợ hãi và bất an khi thấy có nhiều lãnh đạo trên thế giới xa lánh Tập, vì tình trạng Trung Quốc gian lận thương mại và bành trướng ở Biển Đông. Nhất là khi phải chứng kiến Trump và Putin hội đàm, bắt tay nồng ấm với nhau. Trump và Putin càng bắt tay nồng ấm bao nhiêu thì sự hoảng sợ và thất bại của Tập càng lớn lên bấy nhiêu.