Hải Âu (Danlambao) - Một trong những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm hiện nay là việc tìm ra đáp án giải quyết tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất. Rất nhiều đề án, đề xuất được đưa ra để tìm giải pháp khả thi nhằm dứt điểm vấn đề gây tranh cãi trong suốt thời gian qua. Bên cạnh việc đề xuất mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất thì một đề án lớn được đưa ra là xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ý tưởng của đề án này thực chất đã được nhắc tới từ nhiều năm trước. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì dự án mới gây được nhiều sự chú ý.
Tại thời điểm hiện tại chưa thể nói về tính hiệu quả của dự án này ra sao. Nhưng với việc mới đây tập đoàn Geleximco của Việt Nam đề xuất với nhà cầm quyền “đồng ý về nguyên tắc cho phép tập đoàn này liên danh với doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức đối tác công tư”.
Đây là một tập đoàn lớn của Việt Nam tham gia hầu hết các dự án trọng điểm về giao thông và cầu cảng từ Bắc đến Nam. Trong đó có dự án xây dựng sân bay Long Thành như báo chí nhà sản đã từng nói đến. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Geleximco đề xuất ý tưởng hợp tác với doanh nghiệp Trung cộng thi công các công trình giao thông trọng điểm. Năm 2016, tập đoàn này đã từng đề xuất thành phố Hà Nội mời viện thiết kế của Trung cộng quy hoạch hai bên bờ sông Hồng.
Một điểm rất đáng lưu ý là những dự án đường bộ, đường thuỷ từ Bắc chí Nam, gần như tất cả đều do công ty, tập đoàn của Trung cộng thi công, vận hành. Những công trình này thường xuyên xảy ra vấn đề chậm tiến độ thi công, chất lượng không đảm bảo kỹ thuật. Đặc biệt nhiều dự án do Trung cộng thi công bị đội vốn với số tiền hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể đến những bất cập cho sự an toàn về con người, về môi trường và về an ninh quốc phòng.
Nhưng không hiểu tại sao một tập đoàn lớn của Việt Nam lại tích cực đề xuất mở đường cho doanh nghiệp Trung cộng trong hầu hết các hợp đồng xây dựng dự án giao thông trọng yếu. Phải chăng đằng sau danh tiếng của tập đoàn Geleximco, dù là của doanh nhân Việt Nam nhưng lại có dáng dấp của những “mạnh thường quân” mang quốc tịch Trung cộng.
Nếu chẳng may đề xuất trên được những kẻ cầm quyền cộng sản thông qua thì điều này đồng nghĩa với việc Trung cộng sẽ kiểm soát luôn cả đường hàng không của Việt Nam. Bộ mặt bán nước của đảng cộng sản cũng sẽ lộ rõ trước bàn dân thiên hạ. Và khi ấy nhân dân sẽ không còn ngôn từ nào có thể diễn tả sự khốn nạn của đảng cộng sản Việt Nam qui phục Trung cộng.
Sự qui phục ấy thể hiện trong hầu hết sinh hoạt nội bộ của đảng cộng sản Việt Nam. Từ việc sắp xếp nhân sự trong hệ thống những kẻ cầm quyền cho đến chuyện biển đảo đến chuyện đất liền. Dường như đảng cộng sản tuân phục bất cứ chỉ đạo nào từ phía Trung cộng đưa ra. Chính vì thế đề xuất trên có thể là một trong những mệnh lệnh thiên triều mà phía Trung cộng đã “gợi ý” trước thông qua Vũ Văn Tiền (chủ tịch tập đoàn Gelelximco)
Mỗi khi đảng đưa ra những quyết định, những vấn đề mang tính nội bộ của dân tộc Việt Nam. Các quan chức chóp bu trong đảng cộng sản Việt Nam dường như buộc phải sang Tàu để hội kiến quan thầy Trung cộng. Ngay cả những hợp đồng kinh tế thương mại cũng không tránh khỏi sự chi phối từ phía Trung cộng. Và dĩ nhiên hầu hết các dự án quan trọng đều nằm trong tầm kiểm soát của các công ty, tập đoàn Trung cộng.
Tuy nhiên những nguy hiểm khi giao các dự án trọng điểm cho Trung cộng không phải là vấn đề quan trọng đối với những kẻ cầm quyền trong đảng cộng sản. Một đảng tà quyền luôn anh hùng trong những cuộc trấn áp nhân dân, Một đảng độc tài luôn mạnh mẽ trong những đợt đánh đập, đàn áp những người yêu nước. Một đảng cướp chính quyền luôn thẳng tay trong những lần cưỡng cướp đất đai của những nông dân tay không tấc sắt.
Thế nhưng đảng cầm quyền khốn nạn đó lại dễ dàng chấp nhận sự hèn hạ, nhục nhã, qui phục trước những hành động ngang ngược của Tàu cộng. Những kẻ cầm quyền trong đảng luôn dâng cho Trung cộng những ưu ái trong việc tàn phá môi trường, đầu độc quê hương và bức hại sự sống của con người Việt Nam.
25/8/2017