Hành động quậy phá biển đông đang đưa Trung Cộng đến đâu? - Dân Làm Báo

Hành động quậy phá biển đông đang đưa Trung Cộng đến đâu?

Nguyễn Cao Quyền (Danlambao) - Trung Cộng đã làm được một số việc trên Biển Đông nhưng còn rất xa mới có thể hoàn thành những mục tiêu mong muốn, để không nói là đang phải chịu mốt số thất bại không tính trước được.

Bài này viết để nói lên xem Trung Cộng đã làm được những việc gì tại Biển Đông và đã gặp những khó khăn nào? Xin mời quý độc giả đọc tiếp.

Trắng trợn nhận vơ chủ quyền

Năm 2009 Trung Cộng đã gửi cho Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc nói về những căng thẳng hiện nay tại Biển Đông. Trong bức thư Bắc Kinh đã giới thiệu “đường lưỡi bò chín đoạn” và tuyên bố: Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng lân cận.

Trong yêu sách nói trên Trung Cộng vẫn chưa minh bạch về phạm vi yêu sách chủ quyền. Chưa minh bạch ở chỗ là Bắc Kinh vẫn chưa minh xác là chủ quyền của mình chỉ gồm các đảo hay gồm cả đảo và biển. Sự mập mờ này đã là lý do tốt cho các nước tranh chấp, gồm Brunei, Malaysia, Philppines, Đài Loan và Việt Nam, tiến hành chiếm hữu, cải tạo và triển khai quân sự trên các đảo. 

Cho nên tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam đã gia tăng kiểm soát hầu hết các thực thể có chiếm hữu thực tế, Đài Loan chiếm vùng đất tự nhiên rộng lớn nhất, Philippines tăng cường bảo vệ các thực thể địa lý mà họ chiếm đóng từ 10 năm qua.

Tại quần đảo Hoàng Sa sự chiếm đóng lâu dài của Trung Cộng cũng không ngăn cản được Việt Nam tiến hành các biện pháp thực địa để khẳng định yêu sách của mình. Bắc Kinh không ngăn cản được Hà Nội lớn tiếng hơn bao giờ hết về chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo này.

Âm mưu bắt nạt nước nhỏ

Mỗi khi có tranh chấp về các biển đảo nói trên Bắc Kinh luôn cho biết rằng vấn đề nên được quyết định bởi các bên trực tiếp liên quan. Tuy nhiên Trung Cộng chưa làm rõ ý nghĩa của các vùng biển lân cận. 

Có phải họ đang đòi những quyền đã được quốc tế công nhận trên những vùng nước xung quanh các đảo? Hay họ đang yêu sách toàn bộ vùng nước bên trong “đường chín đoạn” mà họ gọi là “lãnh thổ xanh” của họ. Sự mập mờ nay thúc đẩy các bên tranh chấp (ngoài Trung Cộng) ngồi lại với nhau để chống lại khả năng thứ nhì. 

Yêu sách của Trung Cộng trên toàn bộ “đường chín đoạn” cũng đưa Nam Dương vào tranh chấp vì “đường chín đoạn” đè lên vùng độc quyền kinh tế EEZ của nước này gần quần đảo Natuna. Gần đây Jakarta đã đổi tên biển Natuna thành North Natuna 

Nếu các tuyên bố về chù quyền của Trung Cộng bao gồm cả biển thì họ đang làm mất ưu thế của mình. Các nước tranh chấp với Trung Cộng, gồm cả Nam Dương, đã chính thức phản đối tham vọng như vậy của Bắc Kinh. 

Năm 2016 Toà Trọng Tài Quốc Tế Thường Trực đã công bố một phán quyết bác bỏ toàn bộ yêu sách của Trung Cộng. Đồng thời phán quyết của tòa cũng khẳng định là các thực thể như Bãi Cỏ Rong, Bãi Cỏ Mây, Đá Vành Khăn không phải là đối trọng để tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và vì các đối tượng đó không hải là đảo hay đá thật sự. Hơn nữa các thực thể này lại nằm trong EEZ và thềm lục địa của Philippines được đánh bắt cá chung gần bãi cạn Scarborough.

Quan trọng hơn cả là yêu sách của Trung Cộng đã mở rộng tranh chấp ra ngoài khu vực. Các cường quốc hải quân ngoài khu vực và những nước Châu Á lo ngại về các tiền lệ mà yêu sách đã đặt ra Hoa Kỳ thì quan tâm chính đến việc bảo vệ an ninh cho Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các cường quốc này cần đi qua khu vực Biển Đông mà không bị cản trở. 

Những bất đồng và một số quyền trong khuôn khổ Công Ước LHQ và Luật Biển phải được giải quyết trên luật pháp chứ không phải dựa trên sự cho phép của Trung Cộng.

Một vài lợi thế chiến lược mới của Bắc Kinh trên Biển Đông

Sự chiếm đóng phi pháp bảy hòn đảo trên Trường Sa và biến tạo các đảo này thành căn cứ quân sự đã mang lại cho Trung Cộng một vài lợi thế chiến lược mới.

Thứ nhất là lợi thế triển khai vũ lực trên Biển Đông. Giám đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ James Clapper đánh giá như sau: “Trung Cộng đã thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai năng lực quân sự trên Biển Đông vượt xa hơn mức phòng vệ tiền đồn”

Các nhà chứa máy bay đã được xây dựng trên các đảo nhân tạo nói trên. Những kho đó có thể chứa được 72 máy bay chiến đấu phản lực và 10 phi cơ lớn trước cáo buộc quân sự hóa, Trung Cộng phủ nhận và nói rằng các hành động trên là nhằm bảo vệ chủ quyền của họ. 

Thứ hai, theo phân tích của Trường Cao Đẳng Quốc Gia Hoa Kỳ thì những công trình xây dựng tại quần đảo Tường Sa đã “thiết lập được vị thế vượt trội cho Trung Cộng trong chiến tranh điện tử và khả năng bao phủ của radar trên toàn khu vực”. Điều này rất cần thiết cho việc giám sát cái mà Trung Cộng coi là xâm phạm chủ quyền của họ. Đây cũng là điểm then chốt để Trung Cộng có thể bảo vệ những quyền đó nếu xảy ra xung đột trên biển với Hoa Kỳ.

Thứ ba, bảy hòn đảo nhân tạo nói trên tạo ra một chuỗi đảo thứ nhất bao quanh vùng Đông Á như một sợi dây chuyền. Với sợi dây chuyền này Trung Cộng có thể tiếp cận với đại dương xa hơn và cho phép Trung Cộng thiết lập chuỗi đảo thứ hai gồm các địa hạt của Mỹ ở khu vực Bắc Mariana và Guam. Hai chuỗi đảo này có thể tạo rắc rối cho Hoa Kỳ khi họ muốn can thiệp vào bất cứ một cuộc xung đột nào liên quan đến Trung Cộng. 

Cuối cùng, Trung Cộng có thể nhìn Biển Đông như một thành lũy cho các tàu ngầm nguyên tử của họ và như thế Trung Cộng có thể đáp trả những cuộc tấn công hạt nhân trong bất cứ một cuộc xung đột nào lớn với Mỹ.

Trở ngại lớn nhất là sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ luôn ở trong tư thế sẵn sàng, tích cực và liên hệ mật thiết với các đồng minh đối tác trong khu vực. 

Một mục tiêu nhỏ để gia tăng kinh tế 

Một mục tiêu gia tăng sức mạnh khác của Bắc Kinh là lợi ích kinh tế, Thương mại chiếm khoảng 40% GDP của Trung Cộng, phần lớn đến từ biển. Đến năm 2020 Trung Cộng sẽ sử dụng gấp ba lần số lượng dầu hiện tại, và 60% số lượng than trên toàn thế giới. Với đà gia tăng tiêu thụ này nhu cầu nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch rất là cần thiết. Do đó Bắc Kinh phải nghĩ đế một chiến lược lâu dài để duy trì kiểm soát biển.

Trung Cộng cũng muốn chiếm được tài nguyên năng lượng. Thông tin cho biết Biển Đông có thể chứa tới 11 tỷ thùng dầu, ngang với Mexico. Nhưng theo cách tính của Trung Cộng thì trữ lượng đó không phải là 11 tỷ thùng mà là 125 tỷ thùng, nhiều hơn cà Kuwaitt. Tất cả số dầu khí đó đều nằm trong “đường chín đoạn” của Trung Cộng. 

Mặc dầu không có nguồn dầu khí nào tìm thấy ở những chuỗi đảo chính tại Trường Sa và Hoàng Sa nhưng những chuỗi đảo này vẫn có giá trị chiến lược quan trọng vì chúng giúp cho Trung Cộng có thể tiếp cận các nguồn tài nguyên ở xung quanh. 

Đối với Trung Cộng các ngư trường cũng rất quan trọng. Biển Đông chiếm 10% sản lượng đánh bắt cá trên toàn cầu và cung cấp nguồn protein thiết yếu cho người dân Hoa Lục. Do đó không phải ngẫu nhiên mà nhiều căng thẳng đã xảy ra trên Biển Đông liên quan đến các tàu thuyền đánh bắt cá.

Đánh giá về sự thành công của Trung Cộng

Trung Cộng chỉ thành công một phần trong việc đạt được các mục tiêu về chủ quyền và kinh tế trên Biển Đông. Còn lâu nữa Trung Cộng mới có thế tự bảo vệ được tại vùng biển này. Điều này có nghĩa là họ sẽ phải thay thế được hải quân Hoa Kỳ và việc này không có vẻ gì là họ sẽ sớm đạt được. 

Hiện tại việc sản xuất năng lượng tại các vùng tranh chấp có khả năng làm Trung Cộng hao tổn nhiều chi phí ngoại giao hơn là bình thường. Nếu dự định của Trung Cộng là lấy tài nguyên của các nước khác (như một vài hành động đang thi hành đối với CSVN) thì Trung Cộng chưa đạt được tiến bộ nào trong dự tính này.

Sự hợp tác cùng khai thác trên biển là cách thức hợp lý nhất cho Trung Cộng để có thể tiếp các khu vực xa bờ. Tuy nhiên Bắc Kinh đã thực sự thất bại về phương diện này. Sự hung hăng của Trung Cộng làm hại chính viễn cảnh hợp tác với các nước tranh chấp láng giềng. 

Những mục tiêu chưa đạt được

Vậy thì câu hỏi được đặt ra là: Trung Cộng đã thắng trên Biển Đông hay chưa? Và câu trả lời là: Bắc Kinh chưa đến gần được mục tiêu của mình thiết lập trong toàn bộ đường chín đoạn.

Phán quyết của Tòa Trọng Tài là một thất bại lớn đối với Trung Quốc. Bắc Kinh chưa thể đe dọa các nước tranh chấp khác vì chưa đủ mạnh, trừ khi Mỹ rút lui. Còn về các mục tiêu khác thì có thể nói là Trung Cộng đã không thắng lợi trong những bước tiến nhằm đạt được những mục tiêu lâu dài trong tương lai gần cũng như trong tương lai xa.

Trung Quốc đã đầu tư khá nhiều vào Biển Đông nhưng những cơ cấu đã đầu tư và đang trên đường hoàn tất chưa đáp ứng được những gì Bắc Kinh đã tính toán và hằng mong ước thực hiện.

Biển Đông là con đường huyết mạch của nền kinh tế thế giới. Nắm độc quyền khai thác con đường đó, không những nền kinh tế Trung Cộng sẽ bị tắc nghẽn không phát triển được mà còn gây khó khăn cho tất cả phần thế giới còn lại. Đối diện với một thế giới văn minh dân chủ như ngày nay, liệu một Trung Cộng kém phát triển có thể nào địch nổi. 

CSVN và Trung Cộng không giải quyết được bất đồng cơ bản.

Một số dự án dầu khí của CSVN được thúc đẩy mạnh gần đây đã khiến Trung Cộng phật lòng và dẫn tới việc thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Cộng, cắt giảm chuyến thăm Việt Nam. Ông Long tới Hà Nội hôm 18/6/2017 và hai nước đã cùng hủy giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới.

Trung Cộng quan ngại về hai dự án khai thác ngoài khơi của CSVN. Đó là dự án Mỏ Cá Voi Xanh của Exxon Mobil trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng và dự án Cá Rồng Đỏ ở lô 136.03 hợp tác với Talisman. Năm 2015 Repsol của Tây Ban Nha mua lại phần khai thác tại lô 136.03 của Talisman.

Tin tức giới truyền thông quốc tế cho biết cuối tuần chót của tháng 7-2017 Đảng CSVN đã ra lệnh cho Công Ty Repsol ngưng khai thác dầu khí tại lô 136.03 thuộc bãi Tư Chính. Lô này nằm trên thềm lục địa của Việt Nam. Thay vào đó Trung Cộng đã đưa hai giàn khoan HD 708 và HD 760 vào khu vực. Được biết Repsol đã mua lai của Talisman với giá 300 triệu Mỹ Kim.

Người ta còn nhớ từ 12-18/4/2011 tướng Quách Bá Hùng của Trung Cộng đã sang Hà Nội họp với TBT Nguyễn Phú Trọng về việc định hướng các quy tắc mà các lãnh đạo Việt Cộng phải thi hành để giải quyết vấn đề Biển Đông. Các quy tắc này được gọi là Thỏa Thuận Quách Bá Hùng. Thỏa thuận này dựa trên một tiêu đề “Chủ Quyền Biển Đông là của Trung Quốc” và lãnh đạo Việt Cộng, như một thái thú người bản xứ chỉ có nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh. 

Người ta cũng còn nhớ tháng 1/2014 Trung Cộng ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 vào hoạt động gần đảo Tri Tôn. Đây rõ rệt là một hành vi chiến tranh xâm lược. Nguyễn Phú Trọng xin được gặp Tập Cận Bình nhưng họ Tập không cho gặp. Tháng 6/2014 Dương Khiết Trì (Uỷ Viên Quốc Vụ Viện của Trung Cộng) sang Hà Nội quở trách, gọi các lãnh đạo cộng sản Hà Nội là “những đứa con hoang” và ra lệnh “phải trở về với tổ quốc”.

Gần đây Trung Cộng đã điều động 54 chiếc tàu chiến vào Biển Đông và ra lệnh cho Việt Cộng phải đơn phương hủy bỏ hợp đồng khai thác dầu khí với Repsol, nếu không chúng sẽ tấn công các đảo mà Việt Cộng đang chiếm giữ tại Trường Sa.

Sau khi Việt Cộng răm rắp vâng lời, chúng ngang nhiên vào khai thác tại khu Tu Chính. Trước những hành vi hiếp đáp hèn hạ như vậy lãnh đạo Đảng CSVN cam phận chư hầu chỉ còn biết ngậm bồ hòn làm ngọt. 

Mọi người đang liên tưởng đến tương lai đen tối trước mắt của Việt Nam nếu từ nay đến năm 2020 (là thời gian mà Hiệp Ước Thành Đô trở thành sự thật) chế độ CSVN hiện nay vẫn còn tồn tại.

Viết xong ngày 25/8/2017.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo