Đảo chánh tại Trung Cộng - hổn loạn nếu đã xảy ra, đại họa diệt vong nếu chưa xảy ra - Dân Làm Báo

Đảo chánh tại Trung Cộng - hổn loạn nếu đã xảy ra, đại họa diệt vong nếu chưa xảy ra

Gordon Chang - Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Đã có một cuộc đảo chánh vừa xảy ra tại Trung Cộng, và Tập cận Bình đã dẹp yên. Đó là thông điệp của Liu Shiyu vào hôm thứ Năm (19 tháng 10) bên lề đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 tại Bắc Kinh. "Bộ Chính Trị và đồng chí Tổng Bí Thư Tập Cận Bình là tập thể lãnh đạo nòng cốt trong công cuộc giữ vững đảng, tăng cường sức mạnh quân đội và bảo vệ đất nước," Liu, Trưởng ban Nội Chính Trung Ương đảng đã tuyên bố như vậy tại đại hội này (và ca họ Tập lên tận chân mây) "Đồng chí Tổng Bí Thư là linh hồn của Xã Hội Chủ Nghĩa."

Liu cho biết tiếp là một nhóm cán bộ trong đảng, "đã âm mưu khống chế bộ Chính Trị để giành quyền lãnh đạo."

Sáu người can dự đảo chánh mà Liu lên án chỉ là những kẻ đã bị rớt đài, xét trên nhiều mặt, chẳng có ai trong số này có thể đủ sức gây bất ổn cho Trung Cộng được nữa.

Tuy nhiên, việc Liu tuyên bố như thế báo hiệu Cộng sản Trung Quốc đang lao vào thời kỳ rối loạn, tương tự na ná giống như thời Mao.

Sáu người mà Liu liệt tên là Bo Xilai, Zhou Yongkang, Xu Caihou, Guo Boxiong, Ling Jihua, và Sun Zhengcai.

Cựu bí thư Trùng Khánh được nhiều đảng viên ủng hộ, Bo Xilai (Bạc Hy Lai), dường như tính dùng quân đội hất cẳng họ Tập vào tháng hai năm 2012 chỉ vài tuần sau khi bị cách chức, Bo chạy đến bộ Tư lệnh quân đoàn Bộ binh 14 do cha mình sáng lập để ân nấp.

Bo có thể đã liên kết với Zhou, nguyên trùm mật vụ của đảng trong ban Bí thư Thuờng trực. Zhou được coi là viên chức đảng cao cấp nhất bị mang án tham nhũng, đúng là không thể chối. Phải, Bo và Zhou có một thời có thể gây sóng gió, nhưng nay đâu thể làm gì được Tập khi phải ngồi tù mục xương.

Liu nhắc đến Bo và Zhou cũng chỉ là để giảm bớt thanh danh của bốn người còn lại trong danh sách đảo chánh. Tướng Xu, phó chủ tịch UB quân ủy Trung Ương, qua đời vì ung thư bàng quang năm 2015 trước khi bị quản thúc. Tướng Guo, Chủ nhiệm cục Hậu cần, cũng phải bị ngồi tù mục xương vì tham nhũng. Ling, đàn em của Tổng Bí Thư Hồ Cẫm đạo, cũng bị vạ lây trong cuộc thanh trừng, ngồi tù chung thân.

Năm người kể trên thuộc phe kình chống họ Tập, người đã dùng kế "chống tham nhũng" để bỏ tù toàn bộ những ai chống đối.

Chương trình chống tham nhũng của họ Tập đã đẩy hơn một triệu đảng viên phải ngồi tù thì quá rõ đây là một cuộc thanh trừng chính trị hơn là chống tham nhũng.

Người cuối cũng trong bảng danh sách là Sun. Có lúc tưởng như Sun, đương nhiệm bí thư Trùng Khánh, sẽ có chân trong ban Bí thư Thuờng Trực, nay đang bị quản thúc. Sun không thể xuất hiện trước công chúng vào tháng Bảy, và vào tháng Chín, theo Tân Hoa Xã loan báo, Sun bị tước thẻ đảng và bị điều tra.

Việc kết tội Sun một cách bất thường là một dấu hiệu bất ổn. Đặng Tiểu Bình kế nghiệp Mao, duy trì quyền uy của đảng bằng cách giảm bớt tranh chấp nội bộ. Những kẻ bị rớt đài thời Đặng, khác với thời Mao, được sống trong tự do sung túc để đổi lại, giảm bớt căm tức hận thù mà chấp nhận quyết định chung của đảng.

Tập thì ngược lại, đuổi tận giết tuyệt để rồi thù hận gia tăng, và hậu quả đang ngày một rõ dần.

Charles Burton làm việc cho đại học Brock nói với tạp chí The Daily Beast: "Cố bóp nát mọi bè nhóm trong đảng và đặc biệt, việc đẩy hàng triệu đảng viên nghĩ mình sẽ là mục tiêu sắp tới trong cuộc thanh trừng là nguyên nhân khiến hành động phản kháng bất chấp hậu quả để diệt Tập cho bằng được, nhằm đảm bảo tiền tài danh vọng của bè nhóm gia đình mình, sẽ ngày một nhiều hơn."

Cũng theo lời sử gia chuyên nghiên cứu vê lịch sử Trung Quốc thuộc đại học Pennsylvania, Arthur Waldron, "sẽ có nhiều đấu đá tàn khốc hơn trong nội bộ Trung Cộng."

"Tàn khốc" là hiển nhiên. Họ Tập có vẻ như đứng vững trên quyền lực, nhưng do ham muốn quyền lực tuyệt đối, như giáo sư Stein Ringen thuộc đại học Oxford nêu lên, "tạo ra nền quân chủ đảng", Tập sẽ gặp chống đối mãnh liệt.

Robert Blohm, chuyên gia kỳ cựu về các vấn đề Trung Quốc, nói với The Daily Beast rằng, "cuộc chống trả sự thanh trừng đã ngăn cản họ Tập không thể là lãnh tụ tối cao vào phút chót. " Blohm còn nói tiếp, "sự phản kháng cho thấy 'chương trình' đã hổ diệt ruồi" chống tham nhũng, nếu không chấm dứt, thì vây cánh nhà Tập sẽ cùng chung số phận bị kết tội tham nhũng."

Nhiều người cho rằng Tập cũng không phải là Mao được bởi vì khác với Mao, Tập là người của thời bình chứ không phải là người của thời loạn. Đây là điều không thể nào chối cãi được.

Đúng là họ Tập tán Mao lên đến mây xanh với nhiều bích chương quảng cáo. Tập cũng mơ mộng bắt chước phong thái độc tài của Mao, người đã thực hiện nhiều cuộc thanh trừng để nắm lấy quyền lực tuyệt đối- thông qua cách thanh trừng tố cáo Sun Zhengcai.

Bất kể là các cáo buộc chống lại Sun có đúng hay không, và đặc biệt là nếu các cáo buộc chỉ là vu khống - thì cuộc khủng hoảng tranh giành quyền lực tiếp theo sự kiện này có thể là cuộc đấu đá nội bộ cuối cùng đối với Trung Cộng. 

Nội bộ Trung Cộng dường như đang tự mình xé toạc cho rách nát không thể cứu vãn mới thôi.

Các triều đại phong kiến ở Trung Quốc té nhào thường vì các ông vua bạc nhược, nhưng lần này, nền "quân chủ đảng" bị đổ vỡ lại là vì sự ham muốn quyền lực tuyệt đối của kẻ cầm đầu.



Lược dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo