Nền kinh tế Việt Nam rạng rỡ bề ngoài nhưng che giấu những chia rẽ sâu đậm bên trong - Dân Làm Báo

Nền kinh tế Việt Nam rạng rỡ bề ngoài nhưng che giấu những chia rẽ sâu đậm bên trong


Chia rẽ vẫn còn - Tại Việt Nam, chia rẽ vẫn còn giữa những người trung thành với miền Bắc và miền Nam. Hệ thống độc đảng phát sinh từ thời chiến tranh tiếp tục duy trì kiểm soát phần lớn nền kinh tế, tham nhũng tràn lan và hình thức thân chủ nghĩa tư bản nhưng hạn chế cơ hội cho mọi người, ngoại trừ những người có móc nối tốt. Tự do ngôn luận cực kỳ hạn chế, Việt Nam đứng ở vị trí thấp trong danh sách nhân quyền.

Nhiều người thế hệ trước nói rằng giữa hai bên của cuộc chiến tranh chưa thật sự cố gắng hòa giải.

- Nguyễn Hữu Thái, 78 tuổi, một kiến ​​trúc sư và tác giả, bí mật hoạt động cho MTGPMN, được gọi là Việt Cộng trong chiến tranh nói: "Không thống nhất trong tinh thần."

- Nguyễn Đăng, 26 tuổi, phụ tá giáo sư truyền thông tại Viện Kỹ thuật Hoàng Gia Melbourne tại Sài Gòn cho biết: "Trong số những người trẻ tuổi Việt Nam, không có cảm giác mạnh mẽ về cuộc chiến trước đây, họ chỉ được dạy theo ấn bản tuyên truyền của lịch sử, điều này để lại một khoảng trống. 

"Những người trẻ dường như không biết, hay biết rất ít bối cảnh lịch sử gần đây", cô nói. "Không phải mọi người phải nghĩ về lịch sử của đất nước để biết mình là ai, nhưng tôi cũng tự hỏi - ngay chính tôi, khi tôi nghĩ tôi là người Việt Nam - Tôi đã trải qua cái gì? Tôi cũng không chắc nữa"

Một số cố gắng thu hẹp khoảng cách với quá khứ. Nhà nghiên cứu Phan Khắc Huy, 33 tuổi, đưa ra một chuyến thăm viếng lịch sử ở thành phố HCM tên là "Sài Gòn Trước đây và Bây giờ". Dấu vết phát triển của thành phố từ thời Pháp thuộc qua chiến tranh và cho đến ngày nay, ông nói nhiều người Việt Nam tham dự chuyến viếng thăm, không biết gì về lịch sử của thành phố họ sinh sống.

"Một số thuộc thế hệ trẻ, không biết chắc họ từ đâu đến," ông nói.

Huy bắt đầu tổ chức chuyến viếng thăm hy vọng rằng hiểu biết lịch sử sẽ giúp những người Việt Nam trẻ đối phó giỏi hơn những nỗi đau đớn của đất nước ngày càng nhiều trong khi tiếp tục phát triển.

Ông nói: "Hậu quả của những gì chúng ta đang đối diện hiện nay bắt nguồn từ lịch sử. "Chúng tôi muốn giúp mọi người hiểu những gì xảy ra trong quá khứ để cải thiện đất nước đúng đắn. Chúng tôi muốn họ hiểu nguồn gốc các vấn đề, và ở lại đây cùng nhau giải quyết."

Tuy nhiên, đối với nhiều người Việt, cám dỗ hướng về những đồng cỏ xanh hơn ở hải ngoại lại mạnh hơn.

Hoàng Mai Anh, 30 tuổi, vừa chuyển đến Vancouver (Canada) để học cao học quản trị kinh doanh, nói: "Việt Nam đang phát triển, thiên đường cho những người mới lập nghiệp, nhưng đó chỉ là bề mặt". "Chúng tôi thế hệ ngàn năm, đề cập về điều này rất nhiều. Về lý thuyết, một nước đang phát triển cần nhiều thị trường thích hợp, và mọi người cần có cơ hội. Nhưng những cơ hội đó chỉ dành cho những người có liên hệ. Ban đầu có vẻ dễ dàng và công bằng, nhưng làm thử đi, sẽ thấy rất nhiều rắc rối."

Hàng chục ngàn người Việt Nam du học mỗi năm. Hơn 30.000 người ở Hoa Kỳ, một quốc gia với lợi tức trung bình chỉ hơn 2.000 đô la/năm, lại là nguồn sinh viên quốc tế lớn thứ năm của Hoa Kỳ. Mối lo ngại ở quê nhà - nhiều người sẽ không hồi hương, tạo ra sự "xuất não" sẽ mất đi những người trẻ tài năng nhất.

Chính phủ dường như nhận ra vấn đề đó, nên bắt đầu một cuộc càn quét tham nhũng, nói là nhằm vào giới cao cấp trong và ngoài chính phủ. Các phe nhóm chỉ trích việc làm có tính cách chính trị, chiến dịch nầy được biết rộng rãi trong dân chúng.

Mọi người được kết nối - Đồng thời, sự gia tăng của internet và sự bành trướng các phương tiện truyền thông xã hội dẫn đến sự xuất hiện thành phần trong dân chúng năng động chính trị và được biết thông tin, điều chưa bao hề có ở Việt Nam. Đặc biệt Facebook, diễn đàn vui để đối thoại, tranh luận, châm biếm và mang lại thông tin không bao giờ được truyền thông cổ điển của nhà nước tường trình.

Nhà báo và blogger Huy Đức, tác giả sách Bên thắng cuộc năm 2013, là một trong số ít sách tiếng Việt giải thích và có nhận xét phê bình về sự kết thúc chiến tranh và những hậu quả, cho biết ông thấy có sự thay đổi ở Việt Nam. Sách ông bị cấm, nhưng vẫn có thể truy cập trực tuyến. Ông nói, ông gặp gỡ độc giả khi đi mọi nơi trong nước. "Bất kể chính phủ cởi mở thế nào, người dân Việt vẫn có nhiều cách để tiếp xúc sự thật. Tôi nghĩ rằng chính phủ đủ thông mình để biết điều đó."

Tuy nhiên, gần đây chính phủ bắt đầu tấn công lại, kêu gọi kiểm soát internet chặt chẽ hơn. Chủ tịch Trần Đại Quang trong bài báo gần đây trên trang web chính phủ nói rằng Việt Nam cần tìm cách đối phó với các "lực lượng thù địch" đã và đang sử dụng trang web và blog đăng nội dung tác hại, và tổ chức các chiến dịch bôi nhọ danh tiếng các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước."

Mai Khôi, ca sĩ nhạc pop ở Hà Nội, một trong những người chỉ trích chính phủ bộc trực nhất, nói: "Không có tự do diễn đạt ở đây, không có nghĩa gì cả. "Không thể hát và chơi guitar trên đường phố hoặc tổ chức show riêng tại nhà riêng mà không cần xin phép trước."

Ban nhạc của cô, "Mai Khôi và Những người phản kháng", bị cấm biểu diễn trước công chúng. Trong tháng Bảy (2017), một chương trình riêng ở Hà Nội bị cảnh sát xét hỏi bắt bớ và bị dẹp bỏ.

Tuy nhiên, tại một địa điểm như Cộng Cà phê, thật khó không đánh giá cao những tiến bộ Việt Nam đạt được. Từ quá khứ bị chiến tranh tàn phá, tầng lớp trung lưu vững chắc đang xuất hiện, đất nước này vẫn là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Á châu. Nhưng câu hỏi lớn hơn là nhanh đến mức nào và Việt Nam đi xa đến đâu, cũng như sau cùng sẽ trở thành loại xã hội nào. Đối với nhiều người, một phần của câu trả lời ít ra phải bắt đầu với một cái nhìn trung thực về quá khứ.

Huy Đức cho biết: "Chúng tôi không thể tìm ra đường tới tương lai mà không hiểu gì về quá khứ".


Trích dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo