Dụng tâm Hán hóa sớm hơn dự định của Hội nghị Thành Đô - Dân Làm Báo

Dụng tâm Hán hóa sớm hơn dự định của Hội nghị Thành Đô

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Gần đây, xôn xao về Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Hiền (PGS.TS Bùi), PGS.TS Bùi nguyên là Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp dạy học phổ thông, vừa giới thiệu cuốn sách Ngôn ngữ Việt Nam dày 2.200 trang, do nhà xuất bản Dân Trí phát hành. PGS.TS Bùi đề nghị: “giáo dục” sẽ viết là “záo zụk”, “ngôn ngữ” sẽ viết là “qôn qữ”, “nhà nước” sẽ viết là “n’à nướk”... vì chữ D, GI, R thay bằng Z; CH, TR= C; C,Q,K= K; Kh= X; Th= W; NH= N; PH= F; NG, NGH= Q... Như chữ: Nguyễn Phú Trọng = Quyễn Fú Cọq.

Tôi không biết PGS.TS Bùi tại sao “záo zụk” của ông lại bị biến chứng như thế? Ngại thay, nếu thay đổi theo lối chữ của PGS.TS Bùi sẽ gây trên 90 triệu người Việt tự nhiên bị mù chữ. Hàng triệu triệu văn tự, sách báo bị hủy bỏ... gây ra rất trở ngại, rất tốn kém mà sự thay đổi này chỉ có lợi cho “Kẻ thù truyền kiếp” là Tàu cộng mà thôi, đây là dụng tâm hủy bỏ hoàn toàn sử sách chống Tàu?!.

Từ đấy, tôi muốn biết việc này có liên quan đến “Hội nghị Thành Đô” ở nước Tàu không?. Được biết tại Hội nghị Thành Đô: “Ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990, là bước ngoặt của Việt/Tàu. Tại đây, phía Cộng sản Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư ĐCSVN; Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN. Phía Trung cộng có Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Theo chỉ thị của lãnh tụ Đảng Cộng sản Tàu là Đặng Tiểu Bình, cuộc hội họp bí mật này không được công bố?!” 

Phải chăng, do đấy mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) và các đảng viên nòng cốt CSVN đã kín đáo thi hành nghị quyết tuyệt mật của “Hội nghị Thành Đô?” Chúng ta là người Việt làm sao dửng dưng hay làm ngơ tin tức hệ trọng với quê hương, nên tôi tìm xem các báo, radio trong và ngoài nước để biết hiện tình nước Việt thế nào? Tôi thấy quá nhiều sự kiện tác hại đến nước Việt thật khủng khiếp lẫn xót xa, đấy là:

(1)- Vào năm 2014, RFA có đoạn nói về Hội nghị Thành Đô: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.

Hội nghị Thành đô 1990

(2)- VnExpress (báo trong nước) ngày 15-11-2015 ghi: “Hàng trăm giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia nghiên cứu Sử học đã phản ứng trước Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể không còn môn học Lịch sử là môn học bắt buộc."

(3)- Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng CSVN (năm 1976 là tổng bí thư), đã nói khi chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”.

(4)- Ngày 16-6-2016, Đài Đáp Lời Sông Núi phổ biến, có đoạn: “Trong lần đưa tin Nguyễn Phú Trọng sang chầu Bắc Kinh ngày 11/10/2011, truyền hình VTV trong bản tin thời sự buổi tối ngày 14/10 đã chính thức treo cờ Trung Cộng với sáu ngôi sao, như ngầm ám chỉ Nguyễn Phú Trọng đã đồng ý sáp nhập Việt Nam vào thành một tỉnh của Tàu như các sắc dân Mãn, Mông Hồi, Tạng bên Trung Hoa. Sự việc cờ Trung cộng với 6 ngôi sao lại tiếp tục được lập lại khi Tập Cận Bình lúc đó là Phó chủ tịch nhà nước Trung cộng, sang thăm Hà Nội ngày 21/12/2011”. Ngôi sao thứ 6 là tiêu biểu VN nhập Trung.

(5)- Báo Tiếng Dội số 462, đăng ngày thứ Sáu 24-8-1951 về Thông cáo của Việt Minh: 

ỦY BAN HÀNH CHÁNH KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA NĂM THỨ VII TỔNG THƯ KÝ ĐẢNG LAO ĐỘNG VN SỐ: 284/ LĐ, ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC 

Hỡi đồng bào thân mến! 

Tại sao lại nhận vào trong nước Việt Nam yêu mến của chúng ta, là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho Trung quốc, cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng Tư Bản đem vào! Tại sao ta lại truyền bá trong dân chúng từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau, cách viết chữ dị kỳ của tên thực dân Alexandre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế? Không, đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy - một cách viết rõ ràng có mau thật đấy - và ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc. Vả chăng, người Trung Hoa, bạn của ta - mà có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế - có phải là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? 

Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ: Chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo! Có thế thôi! Hỡi đồng bào yêu mến! Chúng ta hãy gạt bỏ cách chữa bệnh của bọn Đế quốc phương Tây đem qua xứ ta! Ta hãy bỏ nhà bảo sinh của chúng, bỏ bệnh viện của chúng, ta hãy dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Ta hãy trở về phương pháp này, trước nữa để ủng hộ các bạn Trung Hoa, sau nữa để loại ra khỏi nước Việt Nam yêu mến của ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh v.v.... 

Ta hãy quét sạch lũ "trí thức" đã xuất thân ở các trường Âu Mỹ, đế quốc và thực dân! Chúc "Tổng phản công" và "Thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân". 

Trường Chinh: Tổng thư ký đảng Lao Động.

Xem đến đây, tôi giật mình, không giật mình sao được trước sự biến chứng về “záo zụk” của PGS.TS Bùi có giống y chang như ông Trường Chinh đã kêu gọi: “đồng bào của ta nên loại hẳn cách viết theo lối âu tây ấy... ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước, là thứ chữ nho của Trung Quốc”. Vậy PGS.TS Bùi có phải là cánh tay nối dài từ: Thông cáo của Việt Minh và Hội nghị Thành Đô không?! Nhưng Hội nghị Thành Đô “cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”, nay mới năm 2017 cớ sao PGS.TS Bùi lại “Dụng tâm Hán hóa sớm hơn dự định của Hội nghị Thành Đô”, xin hỏi ông PGS.TS Bùi?! Phải chăng, ông vội vã đáp ứng theo “Trang mạng Hoàn Cầu Thời Báo” mà Dương Khiết Trì đã khuyên nhủ CSVN trong cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 18-6-2014, rằng: “Chính quyền CSVN tự kiềm chế trước khi quá muộn” và nhắn nhủ đảng CSVN với lời lẽ trịch thượng: “Thúc giục đứa con hoang đàng trở về nhà”. 

Dù sao, PGS.TS Bùi đã nôn nóng và năng nổ trong việc Hán hóa, với bằng Tiến sĩ của ông Bùi quả có thâm độc hơn tiền bối của mình là ông Trường Chinh.

Nhân đây, tôi cũng xin nói khái quát về hình thành chữ “Quốc ngữ”: Chữ Quốc ngữ (National Language) là danh từ chung, chỉ chữ riêng biệt của một quốc gia. Chữ Quốc ngữ của nước Việt hay Việt ngữ là chữ của người Việt Nam. Chữ Khoa đẩu, chữ Nôm là chữ Quốc ngữ của người Việt đã dùng thời xưa. Tuy vậy, ngày nay từ được gọi chữ Quốc ngữ là chữ mà chúng ta đang dùng là “Chữ Việt dùng mẫu tự La Tinh”. Chữ Quốc ngữ bắt đầu hình thành vào Thế kỷ 16-17, khi các giáo sĩ Âu Châu vào Việt Nam truyền đạo. Năm 1631, giáo sĩ Borri đã dùng mẫu tự La Tinh để viết sách bằng chữ Ý (Italian) ghi âm Việt, mong việc giảng đạo cho người Việt được dễ dàng và người Việt sẽ hiểu thấu đáo hơn. Linh mục Alexandre de Rhodes, SJ (1591-1660), ông sinh tại Avignon, France (nước Pháp). Ông ở Việt Nam 6 năm (1624-1630), tên tiếng Việt của ông là: A Lịch Sơn Đắc Lộ. Năm 1651, ông biên soạn ra cuốn tự điển An Nam-Bồ Đào Nha (Portuguese) bằng mẫu tự La Tinh. Từ đấy, nhiều người cho rằng ông là người có công rất lớn trong việc tạo ra chữ Quốc ngữ. Năm 1838, ông Jean Louis Tabert biên soạn cuốn từ điển An Nam.

Mặc dù, các nhà truyền giáo Tây phương đã cố gắng biên soạn chữ Việt nhưng chữ viết lúc ấy chưa được chuẩn giống như PGS.TS Bùi đã bị biến chứng về “záo zụk” ngày nay, ví dụ như:

Chữ phiêm âm của Giáo sĩ / Nghĩa tiếng Việt 

Annam /An Nam

Quignin (hoặc) Qui nhi / Qui Nhơn

Nuoec man (hoặc) nuocman / Nước mặn

Onsaij (hoặc) Uai / Ông sãi...

Sau đấy, nhiều tác giả và học giả người Việt, như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Lâm Tấn Phát... đã nghĩ ngợi, miệt mài, liên tục cải sửa, cải tiến chữ Quốc ngữ đến chuẩn mực. Nhờ vậy, chữ Quốc ngữ mới đọc, viết được thông dụng như ngày nay. Từ đó, chữ Hán và chữ Nôm ít dùng hay chấm dứt. 

Luận ngữ đã viết “Một lời nói có thể thịnh nước, một lời nói có thể mất nước” (Nhất ngôn nhi khả dĩ hưng bang, nhất ngôn nhi khả dĩ táng bang), huống hồ thay đổi chữ viết của một quốc gia mà sự thay đổi ấy có ý đồ thâm độc, làm lợi cho “Kẻ thù truyền kiếp”!. 

Thế nên: Còn CSVN thì nước Việt mất, không còn CSVN thì nước Việt còn”.

Ngày 1-12-2017


______________________________________

Nguồn tham khảo:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo