Cánh tay nối dài của TBT Nguyễn Phú Trọng phá hàng nghìn tỷ nhưng thoát tội trong đại án vỡ đường ống dẫn nước sông Đà - Dân Làm Báo

Cánh tay nối dài của TBT Nguyễn Phú Trọng phá hàng nghìn tỷ nhưng thoát tội trong đại án vỡ đường ống dẫn nước sông Đà

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Phí Thái Bình 


Luật gia Đàm Hoàng Anh - Ngày 13/3/2018 vừa qua, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án vỡ đường ống dẫn nước sông Đà kết thúc trong sự bất ngờ đến ngỡ ngàng của giới luật sư, luật gia và dư luận trong nước. Đây là vụ án vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự.

Theo bản án, từ ngày 4/2/2012 đến 2/10/2016, đường ống dẫn nước sông Đà đã 18 lần bị vỡ, làm cho 177.000 hộ dân mất nước sinh hoạt trong 386 giờ, gây thiệt hại 16,5 tỷ đồng do khắc phục, sửa chữa. Tuy nhiên, ai cũng biết hậu quả của vụ án còn rất nghiêm trọng, không như những gì Viện kiểm sát truy tố, tòa án kết án:

- Do liên tục bị vỡ đường ống, nên Nhà nước đã buộc bỏ ra một lượng tiền lớn ngân sách 5000 tỷ đồng khẩn trương xây dựng đường ống dẫn nước số 2 để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân.

- Đường ống dẫn nước số 1 không chỉ vỡ 18 lần với lưu lượng nước bị ngừng trệ lên tới hơn 1,7 triệu m3 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của một bộ phận lớn người dân Hà Nội và các vùng lân cận, mà sẽ còn tiếp tục vỡ, đến nay đã vỡ 21 lần và sẽ tiếp tục vỡ nếu vẫn sử dụng (chưa kể vô số lần bị rò rỉ). Đến nay chỉ vỡ thêm 3 lần là do đã hoàn thành đường ống dẫn nước thứ 2, việc dẫn nước chủ yếu do đường ống số 2 đảm nhiệm, còn đường ống số 1 dẫn nước rất ít, nếu hoạt động đúng công suất thiết kế thì sẽ tiếp tục vỡ. Vì vậy, cơ bản đường ống số 1 coi như bỏ đi, đầu tư lãng phí hàng nghìn tỷ.

Rõ ràng thiệt hại không chỉ 16,5 tỷ đồng để sửa chữa đường ống như tòa án tuyên bố, mà nghiêm trọng hơn rất nhiều lần lên đến hàng nghìn tỷ.

Hệ thống đường ống cấp nước này đã được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng. Trong quá trình vận hành, khai thác hệ thống cấp nước Sông Đà, nhiều tuyến ống liên tục xảy ra sự cố nứt, vỡ. Nguyên nhân là do chất lượng ống cốt sợi thủy tinh không đảm bảo yêu cầu thiết kế và độ bền. Các bị cáo đã ký 73 biên bản nghiệm thu, giai đoạn cung cấp ống và xác nhận hơn 5.000 sản phẩm ống, phụ kiện ống composite dùng trong dự án không đạt chất lượng.

​Đường ống số 1 bị vá víu sẽ tiếp tục vỡ vì không đảm bảo chất lượng

Dự án nước sạch Sông Đà — Hà Nội, do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư và được triển khai xây dựng từ năm 2004 đến 2009, ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch Vinaconex thời kỳ đó, là người trực tiếp chỉ đạo đầu tư, xây dựng đường ống số 1 lại thoát tội, không bị truy tố. Đây là việc bao che, bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng, đối tượng chính thoát tội, còn người tham mưu, thực hiện thì bị xử phạt tù.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tối ông Phí Thái Bình bị can về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng Viện Kiểm sát không phê chuẩn, sau đó cả Bộ Công an, Viện Kiểm sát Tối cao, Tòa án Tối cao đều im lặng, không dám động đến ông Phí Thái Bình. Vụ án gây thiệt hại lớn và gây bức xúc dư luận như vậy, nhưng tòa án lại tuyên không phải bồi hoàn, chỉ vì lý do Vinaconex không yêu cầu bồi hoàn. Nên nhớ, khi xây dựng đường ống số 1, Vinaconex lúc đó là doanh nghiệp Nhà nước, tiền đầu tư là của dân. Hiện nay, Nhà nước vẫn chiếm gần 40% cổ phần ở Vinaconex. Không bồi hoàn có nghĩa Nhà nước thiệt hại toàn bộ hàng nghìn tỷ (chứ không phải chỉ có 16,5 tỷ như tòa tuyên án), tiền của dân không khắc phục được hậu quả, còn ông Phí Thái Bình không bị mất gì. Sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

​Những người cấp dưới thực hiện thì bị đưa ra tòa xét xử, còn Phí Thái Bình là đối tượng chính của vụ đại án lại thoát tội.

Vậy ông Phí Thái Bình là ai mà cả 03 cơ quan Tư pháp Trung ương đều nể sợ?

Ông Phí Thái Bình khi là Phó Chủ tịch thường trực TP Hà Nội thì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư thành ủy Hà Nội. Ông Nguyễn Phú Trọng là người giới thiệu ông Phí Thái Bình, Chủ tịch Vinaconex về làm Phó Chủ tịch thường trực TP Hà Nội. Một Chủ tịch doanh nghiệp lên thẳng chức Phó Chỉ tịch thường trực TP Hà Nội (?!) Ông Phí Thái Bình là cánh tay nối dài của Bí thư Nguyễn Phú Trọng để nắm, chỉ đạo, thao túng hoạt động của UBND thành phố Hà Nội khi đó.

Nhà nước pháp quyền thì luật pháp, công lý phải được tôn trọng. Ông Phí Thái Bình không bị truy tố, xử phạt tù có nghĩa pháp luật, công lý đã bị cho vào sọt rác. Khi luật pháp, công lý không còn của nhân dân, mà thuộc về riêng cá nhân ai đó thì chẳng lẽ chúng ta quay lại về chế độ phong kiến như thời Nguyễn Ánh - Gia Long, quyền lực của vua Nguyễn là tối thượng.

Khi đó, đất nước ta, dân tộc ta, nhân dân ta quay về cuộc sống làm than, nô lê!

26/3/2017



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo