Chuyện ngày 30-4 - Dân Làm Báo

Chuyện ngày 30-4

“Đoàn quân Tàu ô đi, chung lòng kíu quốc…” 

Bảo Giang (Danlambao) - Bài hát này quen qúa phải không bạn? Đã thế, khi còn ở bắc nhiều người đã bị nổi da gà khi nó nhắc đến câu đầy man rợ “cờ in máu chiến thắng vang hồn nước…”. Phần cá nhân, mãi đến sau này khi lớn lên, tôi mới biết đó là bài quốc ca của nhà nước Việt cộng do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Và biết thêm, chính nó là một trong những nguyên nhân làm cho đồng bào ta ở miền bắc phải bỏ lại cửa nhà, tài sản ruộng đất mà kéo nhau vào nam năm 1954. Lý do, bài hát tung hê như thế, nhưng không ai thấy hồn nước Nam ở nơi đâu. Trái lại, chỉ thấy có hồn Tàu lơ lửng thôi! Bạn đừng vội trách tôi chế biến nhá, nhưng hãy cùng tôi bước đi theo từng bước để xem cái “cờ máu in hình nước” ấy ở đâu, ra sao? Nó mang hồn Tầu hay hồn Việt cộng đây?

I. Những chuyện trên đất Bắc

Dĩ nhiên là có rất nhiều chuyện cần nhắc đến. Nhưng nơi đây, tôi chỉ ghi lại vài ba điều nhỏ mà ai cũng đã biết tỏ tường mà thôi.

1. Với những người hoạt động vì đất nước

Mãi mãi dòng lịch sử Việt Nam còn nhắc đến công cuộc kháng chiến chống bọn xâm lược Pháp của toàn dân Việt Nam. Và muôn đời nơi đây còn nhắc đến tên tuổi những vị anh hùng, tài danh của dân tộc như Phan Bội Châu đã bị Hồ Chí Minh trong vai Lý Thụy và Lâm Đức Thụ lừa bán cho Pháp để lấy 100,000 fr. (Thành ngữ - điển tích - Danh nhân tự điển - NXB Văn Học).  Kế đến, những nhà hoạt động cho đất nước này trong giới tôn giáo cũng như văn nghệ, chính trị như Đức Hùynh Phú Sổ, cha Chính Vinh (nhà thờ Hà Nội) hay nhà văn Khái Hưng… cũng đều bị quân Tàu ô Hồ Chí Minh ám sát, thủ tiêu hay giết hại trong các nhà tù ở ngoài bắc hay trong nam. Và dĩ nhiên, còn rất nhiều những chiến sỹ của Việt Nam đã bị chung số phận. Tuy nhiên, trong trang giấy nhỏ hẹp này không có đủ số trang để viết về từng tội ác của chúng.

2. Với người dân Việt Nam

Trong chiến tranh, ai cũng biết ngưòi dân Việt Nam đã bị căng ra vì bom rơi, đạn xéo qua nhiều năm. Dĩ nhiên, con số bị chết do chiến tranh có thể lớn hơn, nhưng không bao giờ lại kinh hoàng hơn, khủng khiếp hơn, hoặc kinh dị cho bằng con số những người Việt Nam bị tập đoàn Hồ Chí Minh chém lén, thủ tiêu trong thời chiến hay tặng dao, tặng búa trong mùa đấu tố 1953-1956.

Ai cũng biết, dòng lịch sử của Việt Nam còn ghi lại cuộc tàn sát, giết dân lành vô cùng độc ác, tàn bạo của Hồ Chí Minh đã mở ra ngay từ khi cuộc chiến tranh Pháp Việt chưa kết thúc. Chỉ riêng trong cao điểm 1953-1956, tập đoàn cộng phỉ Hồ Chí Minh đã sát hại trên số 172,000 ngàn người Việt Nam. Và chuyện kinh tởm hơn là, sau khi giết người, cướp của, chúng reo hò rồi treo vào cổ người vừa bị giết một bản án là phú nông hay địa hào. Từ đây, những người liên hệ còn sống trong gia đình của người bị kết án trở thành những kẻ vô gia cư, tự kiếm ăn từ cái chuồng trâu này đến cái chuồng bò khác (vợ của nhà thơ Hữu Loan là một thí dụ).

Nhìn và thực tế là trong ngành nông nghiệp Việt Nam thời đó, đa phần những phú nông, trung nông này chỉ có vài, ba mẫu ruộng, vài dàn trâu cày. Đời họ là một đời bán lưng cho trời, bán mặt cho đất để có bát cơm, manh áo cho gia đình. Tuy thế, những thành phần lao động này đã phải nhận lấy án tử. Họ phải chết vì những lý do sau: Thứ nhất, Hồ chí Minh muốn tước đoạt lấy phần tài sản của họ. Thứ hai, sau chiến tranh mã tấu có thừa, y không ngần ngại tặng cho thành phần này mỗi người một nhát. Sau cùng, y biết rõ là có chém, có giết là chém giết người Việt Nam thôi, những ngưòi này chẳng có một ai có liên hệ đến dòng Hồ Quang bên Tàu của y. Nên chẳng cần phải suy tính!

Tuy nhiên, phần lịch sử Việt Nam sẽ ngàn đời không khi nào quên ghi lại những nỗi kinh hoàng này. Đã thế, còn nổi lên trên nỗi kinh hoàng ấy là hình ảnh của bà Nguyễn Thị Năm, một phú hộ đã bỏ ra hàng ngàn lượng vàng để ủng hộ cho kháng chiến chống pháp. Hơn thế, nơi ở của bà đã là một trạm trú ẩn, nơi dừng chân, rồi bao che và liên lạc an toàn với cơm ngon rượu qúy ngày ngày hai buổi đem lên cho những tên cán cộng đáng gọi là bất lương như những Đặng Xuân Khu, Phạm Văn Đồng, Hoàng Tùng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Lương Bằng, Lê Đức Thọ… Và có khi có mặt cả chính bản thân Hồ Chí Minh cùng chung hưởng. 

Kết quả, chính bà đã nhận được cái mã tấu cũng như bản cáo trạng “địa chủ ác ghê” của Hồ Chí Minh viết như kỷ niệm để đời được đọc trong ngày sử án. Hơn thế, đích thân Hồ Chí Minh và Đặng Xuân Khu “kẻ đeo kính râm, kẻ bịt râu che mặt đến dự một buổi” (Đèn Cù, Trần Đĩnh). Ngày nay bất cứ ai đọc lại bài viết này thì cũng đểu phải nôn mửa vì cái phản phúc, bất nghĩa, vô nhân nếu như không muốn nói là vô loài và độc ác của chính kẻ viết ra nó. Nhiều người cho rằng. Nếu bà biết được cái lòng lang dạ sói của chúng, bà báo cho mật thám Pháp một câu thì… ô hô Việt cộng! Tiếc, thật tiếc!

3. Cuộc di cư

Với những bản tin trên và sự thật về Việt Minh đã được phơi bày ở khắp nơi, nên ngay sau ngày đình chiến 20-7-1954 đã có gần một triệu ngưòi dân miền bắc, từ thành thị cho đến nông thôn, kể cả miền thượng du đã để lại toàn bộ nhà cửa, của cải và liều chết di cư vào nam. Có đoạn đường di cư nào ngắn và tốt đẹp đâu! Nhưng nếu không vươn ra khỏi nỗi lo âu, sợ hãi hoặc không chạy thoát, người ta tin chắc chắn rằng con số những người bị chúng thảm sát trong mùa đấu tố không phải là 172,000 người, nhưng phải là một số lượng nhiều hơn thế nhiều. Và lẽ dĩ nhiên, ở làng tôi biết đâu lại có những kẻ học theo gương của Hồ Chí Minh hay chỉ tay vào mặt bố mẹ theo “ ông đội, bà đội” mà hỏi “Thằng này, con này, mày có biết ông là ai không”? (Chứng từ của GM Lê Đắc Trọng, Hà Nội) Hoặc gỉa “Tao với mi không mẹ không con mà chỉ là kẻ thù giai cấp của nhau. Tao có phận sự tiêu diệt mi mà mi thì sẽ nhất định chống lại”. Bà mẹ cắn lưỡi không chết, ít lâu sau nhảy giếng tự tử. Nhờ thành tích giết mẹ đó, Chu Văn Biên được đảng trao chức Thứ trưởng Bộ nông nghiệp (Đèn Cù, Trần Đĩnh)

II. Những di truyền tội ác do Việt cộng thực hiện tại miền nam Việt Nam

1. Tết Mậu Thân

Chuyện Việt cộng đắp mô trên đường ở miền nam không phải chờ đến năm 1968 mới có, nhưng là trưóc đó, từ cuối năm 1962, chuyện đêm đêm Việt cộng đắp mô, mò vào làng thôn cướp của giết người đã xảy ra tại nhiều nơi. Nhưng khi quôc sách Ấp Chiến Lược ra đời, việc Việt cộng đêm đêm muốn đi cướp của giết người, kiếm ăn tự nhiên ra khó, và càng lúc càng co cụm vào trong cõi chết. Tuy nhiên, cuộc đảo chánh ờ miền nam vào ngày 01-11-1975 do một bọn tướng, tá phản phúc thực hiện đã đưa miền nam vào cõi chết. Trước mắt, chúng giết chết mộng ước xây dựng Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ và Công lý ở miền nam, sau còn là sự mở đường cho tập đoàn cộng phỉ từ bắc tràn vào nam.

Thật vậy, câu chuyện ở miền nam từ đây như chuyện nhà không chủ với cảnh:

“Nơi biên cương từng ngày bão nổi.
Chốn lầu son con rối hát hò.
Cơ may đục nước béo cò,
Hang sâu chuột chũi bày trò lửa binh"

Ai cũng biết, từ đây miền nam như nhà không chủ. Ấp Chiến Lược bị chúng hủy hoại, mở đường cho Việt cộng xuôi nam và lẩn tránh vào làng thôn ngày một nhiều hơn. Cuối cùng, cuộc chiến bùng nổ trên hầu hết các tỉnh thành ở miền nam vào tết Mậu Thân 1968. Kết qủa, tuy mọi tỉnh thành đến đồn vắng nơi rừng cao đều trở lại yên bình với ngọn cờ Vàng bay cao. Nhưng giá máu của quãng thời gian này không phải là nhỏ.

Riêng Huế, một thành phố nơi tuyến đầu, sau một tháng trời được đoàn quân Tàu ô đến giải phóng, và nhờ tài chỉ điểm hạ quyết tâm giết chết nguồn vui trong cuộc sống của đồng bào ta qua những tên tay sai Nguyễn Đóa, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Thị Kiều Trinh, Lê Văn Hảo… hoặc gỉa, không thiếu tên tuổi của Thích Đôn Hậu, Thích Trí Quang… đã có hơn 6000 người dân Huế, bao gồm từ trẻ thơ đến ông già bà cả đã được Hồ Chí Minh cột chung lại với nhau bằng giây lòi tói và đẩy vào những mồ tập thể. Chính nhà văn quân đội của Việt cộng, đại tá Xuân Thiều trình bày: “Tôi thấy Tết Mậu Thân 68 ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không còn người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...” Mới nghe có thế, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đứng bật dậy, đỏ mặt quát: “Ngu! Ngu! Đại Tá mà ngu!...” rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn”!

Ai cũng biết, biến cố Mậu Thân xảy ra chưa đầy một tháng, theo báo chí Cộng Sản tiết lộ vào năm 1998 (kỷ niệm 30 năm Mậu Thân 1968 - 1998) thì đã có trên 100.000 lính Việt Cộng chết hoặc mất tích. Trong khi đó, theo thống kê của VNCH có 4.954 binh sĩ tử trận, 15.097 bị thương. Về phía Hoa Kỳ có 147 chết và 857 bị thương. Cộng Sản đã làm cho 627.000 dân vô tội phải cảnh màn trời chiếu đất, phải bỏ vùng quê chạy về thành phố, có 14.300 dân bị chết và 24.000 người bị thương.

Xem ra, chiến công ấy của tập đoàn CS Hồ Chí Minh là đời đời vinh quang với ngọn cờ đỏ Phúc Kiến. Phần người dân Việt là đời đời còn ghi lại nét đau thương.

2. Chuyện mùa hè đỏ lửa 1972

“Thành Quảng Trị máu tươi hồng
Thân người như rạ chất chồng lên cao…"

Đây là câu chuyện về một “Mùa Hè Đỏ Lửa” (tựa đề một cuốn sách của Phan Nhật Nam). Hoặc giả “chẳng thấy phố chẳng thấy nhà, chỉ thấy mưa xa trên màu cờ đỏ”! (Trần Dần). Kết quả, sau hơn mấy tháng trời tạm chiếm cổ Thành Quảng Trị, cộng sản Hồ Chí Minh đã bị đánh bật ra khỏi nơi đây. Tuy nhiên, sau cơn bão lửa với 51 ngày đêm (không tính thời gian VC chiếm cổ thành trước đó), nắm xương gởi vào lòng đất được kiểm nghiệm về phía Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch này là hơn 3400 Tử Sỹ của Thủy quân Lục Chiến, Nhảy Dù… Tất cả được an táng theo nghi lễ trong các nghĩa trang quân đội. Vê phía Việt cộng được ghi nhận là các sư đoàn 308, 305, 325 và các trung đoàn chiến xa 203 và 302 đã bị tổn thất nặng nề. Riêng trung đoàn 48 phòng thủ trong cổ thành coi như đã hoàn toàn được giải phóng, xóa sổ. Tất cả có trên 5542 quân bị chết để xác tại trận, số chết ở bên ngoài rồi được mang đi và bị thương không thể kiểm đếm được là bao nhiêu. Phận những người đã nằm xuống tại trận địa thì sau đó được chôn trong những ngôi mồ tập thể không tên không tuổi.

Qủa thật là cảnh “chẳng thấy phố cũng chẳng thấy nhà, chỉ thấy mưa xa trên màu cờ đỏ”!

3. Đại lộ kinh hoàng

Sau Huế là Đại Lộ Kinh Hoàng rồi đến Quảng Trị. Sau này là đưòng số 7, số 9, số 10 từ cao nguyên Trung Phần xuôi nam vào những ngày đầu tháng 3-1975. Đó là những đoạn đường kinh hoàng, đẫm lệ, thẫm máu, có lẽ không bao giờ mờ phai đi trong tâm trí của những người Việt Nam cùng thời. Và có sẽ cũng chẳng bao giờ không làm cho những người đến sau hết bàng hoàng, đớn đau khi nghe nhắc lại chuyện xưa. Tuy thế, đó chưa phải là đoạn kết. Tất cả đều thu gọn lại vào ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn. Nơi đó, tuy không có những cuộc giao tranh đẫm máu. Nơi đó chưa có những cuộc thảm sát tưới máu của đồng bào Việt Nam do Việt cộng thực hiện. Nhưng nơi đó sẽ là nơi dòng nước mắt của người Việt Nam không bao giờ cạn. Bởi lẽ, từ đây người Việt Nam đã mất tất cả. Mất từ cuộc sống về tinh thần là Tự Do, Độc Lập và Công Lý. Rồi mất hơi thở từ ngọn cờ Vàng yêu thương, tình nghĩa của quê hương. Sau cùng, tất cả đều bị trấn lột toàn bộ phần thể chất, từ nhà cửa cho đến ruộng vườn, áo cơm. Xem ra, chuyện mất mát này còn tàn bạo thê lương hơn cả sự chết.

- Tại sao thế?

Tất cả được trả lời bằng một tiếng kêu thất thanh:

- Ta đã mất nước. Giặc đã vào nhà!

Cùng với tiếng kêu gào thất thanh ấy là tiếng kèn loa của quân bắc cộng: “Nhà của chúng ta ở, vợ của chúng ta sài, con của chúng ta bắt làm nô lệ, phần chúng ta đưa đi cải tạo...” (Nguyễn Hộ). Sau này là Đỗ Mười cũng lập lại tương tự: “Giải phóng miền Nam, chúng ta có quyền tịch thu tài sản, trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó. Xe chúng nó ta đi, vợ chúng nó ta lấy, con chúng nó ta bắt làm nô lệ. Còn chúng nó thì ta đày đi lao động khổ sai vùng kinh tế mới vào nơi rừng sâu nước độc. Chúng nó sẽ chết lần mòn…"(Đỗ Mười). Hỏi xem, người miền nam còn lại gì sau những mệnh lệnh chỉ huy man rợ ấy? 

(Còn Tiếp)
Mùa Quốc Hận thứ 43








Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo