Những câu hỏi của ông Trọng (!) - Dân Làm Báo

Những câu hỏi của ông Trọng (!)

Nguyễn Ngọc Trác (Danlambao) - Hội nghị 7 - đại hội Khóa XII của ĐCSVN diễn ra từ ngày 7/5/2018 đến 12/5/2018. Theo đó, trang VNEconomy đưa ra những câu hỏi của TBT Nguyễn Phú Trọng: "Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp? Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai? Vướng mắc chính là ở chỗ nào? Cơ chế giám sát quyền lực đã đủ chưa?..." 

Mọi người dân Việt Nam đều có quyền đưa ra lời hồi đáp, bởi điều 4 HP đã quy định: "...ĐCSVN gắn bó mật thiết với Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân và chịu trách nhiệm trước Nhân dân về mọi quyết định của mình...". 

Mặc dù không bao giờ tin người CSVN lắng nghe, như hàng triệu sự việc xảy ra trong suốt (ít nhất) 43 năm qua, tôi vẫn đưa ra những suy nghĩ cá nhân, với mục tiêu chỉ ra "tư duy logic" của họ rất... phi logic để độc giả cùng bàn luận.

Ông Trọng đặt ra những câu hỏi như trên, ngay lập tức, ông ta tự phơi bày tư tưởng bảo thủ và phản khoa học, khi mặc nhiên đặt để "chân lý đúng" cho tất cả các loại "nghị quyết" mà ĐCSVN ban hành. Đó không phải là cách làm việc của một người làm khoa học, mặc dù toàn thế giới đều biết ông ta là "giáo sư - tiến sĩ xây dựng đảng".

Thử hỏi, căn cứ vào đâu, ông Trọng bảo đảm rằng: "Nghị quyết rất đúng, rất trúng" "quy trình thì đúng"?

Blogger Nguyễn Ngọc Già viết: "Một khi, không công nhận mối liên hệ không bao giờ tách rời giữa lý thuyết và thực tiễn, tất cả các học thuyết đều thất bại. Bởi suy nghĩ luôn dẫn dắt hành động".

Thật vậy, thông điệp Nguyễn Ngọc Già diễn đạt trong "ngữ cảnh thắc mắc" của ông Trọng có thể hiểu rằng, bất kỳ một học thuyết (hay nghị quyết) nào cũng cần "kiểm chứng". Kiểm chứng từ đâu? Thưa, từ thực tế. Có lẽ vì vậy, LS. Lê Công Định đã viết: "Người ta nói, nhìn quả biết cây. Nếu quả nào sinh ra cũng độc hại cho con người, thì chỉ còn cách đốn bỏ cây đó mà thôi".

Thực tế đã phản bội lại tất cả những "nghị quyết", "quy trình" do ông Trọng và các đồng chí đặt ra. Đó chẳng phải là câu trả lời quá rõ ràng hay sao (?).

Tất cả sự vật, hiện tượng diễn ra dưới vòm trời này cần được quan sát, nghiên cứu theo quy luật với nhãn quan "mọi sự vật và hiện tượng luôn luôn vận động" như Nguyễn Ngọc Già đã chỉ ra sai lầm của Karl Marx khi đưa ra "chủ thuyết cộng sản". Marx khao khát một xã hội loài người tốt đẹp hơn, nhưng vì thiếu "thuộc tính vận động" trong nghiên cứu, nên học thuyết của Marx hoàn toàn là một suy nghĩ viển vông. Nó chỉ có giá trị tham khảo cho đời sau nhằm để tránh đi vào vết xe đổ. Người làm khoa học, bất kể thuộc lãnh vực nào đều hiểu rõ điều đó.

Vì vậy, ông Trọng đặt câu hỏi: 

- "Vướng mắc chính là ở chỗ nào?". Thưa rằng: "Vướng" ở ngay "bộ não thiếu máu" bởi được nuôi dưỡng từ "trái tim xơ vữa động mạch vành" của ông và các đồng chí trong nội bộ ĐCSVN. Khi người ta "thiếu máu não", nhất định đầu óc không còn minh mẫn.

- "Cơ chế giám sát quyền lực đã đủ chưa?" Thưa rằng: Đã gọi là "giám sát quyền lực" nhất định "cơ chế" phải độc lập. Không có cơ chế độc lập theo học thuyết "Tam quyền phân lập", mãi mãi đó là câu hỏi của những người bị "thiếu máu não".

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu với "Những Ánh Sao Đêm" trong có câu: "Xây cho nhà cao, cao, cao mãi", chỉ là một nét nhạc lãng mạn để an ủi những người thợ xây, vào những năm "miền Bắc điêu tàn nên đời nó khổ" - như nhạc phẩm "Nó" của nhạc sĩ Anh Bằng thống thiết kêu lên! 

Ông Nguyễn Phú Trọng chẳng lẽ "xây, xây nữa, xây mãi" cái "đảng thổ tả" của ông sao? "Xây" rồi cũng phải "bảo trì, sửa chữa" chứ? 

Có nên "bảo trì sửa chữa" một ngôi miếu thờ toàn các loại quỷ sứ chuyên môn hại người không?! Đập (mẹ) nó đi! Giải tán (mẹ) nó đi! Mấy cha!

08.05.2018



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo