BH Ta Đó (Danlambao) - Nhân đọc: “Bộ mặt và bản chất gian lừa của chế độ” của tác giả Vũ Đông Hà trên danlambao, tôi rất thích câu mở “Hành vi gian lận của Vũ Trọng Lương - Sở Giáo dục Hà Giang chỉ là một hạt cát trong đại dương bất hảo của toàn bộ chế độ bất lương.” Và câu kết: “...Có như thế vụ Hà Giang mới thể hiện đầy đủ vai trò vạch trần chế độ cộng sản của mình.” Thấy rằng cần bổ xung thêm tý chút để làm rõ hơn “Bộ mặt và bản chất gian lừa của chế độ” tôi xin góp với Diễn đàn một bài nghiên cứu nhỏ về Hà Giang và các dân tộc ít người những năm “Bác Hồ” mới đọc tuyên ngôn.
Chuyện các triều đại phong kiến, khi cướp được chính quyền thì “truy cùng, diệt tận” cả dòng họ triều trước - chúng ta đã biết nhiều. Ở thế kỷ 20 triều đại Hồ Chí Minh thì như thế nào?
Mời các bạn bàn luận.
Kẻ nào ác hơn?
“Có một phương cách cai trị hữu hiệu của chính phủ Bảo hộ Phú Lãng Sa thuở ấy ở Đông Dương là chia để trị. Hào phóng cho cai trị xứ Thái Tây Bắc những Lai Châu, Sơn La mênh mang là Vua Thái Đèo Văn Long. Tương tự bên Hà Giang và đạo Bảo Lạc là Vua Mèo Vương Chính Đức và sau là Vương Chí Sình rồi còn có cả Vua mèo Vương Trung Nhân. Bên mạn Lào Cai Mường Khương có Vua Tày Hoàng A Tưởng...” (Đưa Vua Mèo về núi - CAND, 14/02/2013).
Mời các bạn bàn luận.
I. Ba thế hệ nhà Vua Mèo chết.. kỳ bí
1.Vua Mèo - chết đúng thời điểm... cần chết.
Theo bài “Chuyện Bác Hồ với cha con thủ lĩnh Vương Chí Sình (phần cuối)” cho biết: “Sau ngày Hồ Chủ tịch kêu gọi Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), lúc này cụ Đức lâm bệnh nặng khó bề qua khỏi.
...Mấy tháng sau, vào đầu năm 1947 cụ Vương Chính Đức từ trần ở tuổi 82. Lúc này ông Thành mới chính thức”
Vâng, chết ở tuổi 82 thì là thượng thọ rồi, ai bảo có kẻ diệt khẩu?
Độc mồm!
Có thật tuổi của ông là 82? Số liệu của cs Hồ Chí Minh thì cũng lắm nghi ngờ!
Hơn nữa, tại sao một ông Vua Mèo lại chết ở cái thời điểm cần chết thế nhỉ? - Thời điểm Hồ thu hồi Hà Giang!
Có thể là trùng hợp?
Vâng, có thể là trùng hợp, nếu nó không có sự kiện sau.
2. Chỉ 15 năm sau - người nối nghiệp Vua Mèo lại... chết ở Hà Nội!
Đưa Hổ rời núi.
“Một lòng theo Đảng nên tại khóa Quốc hội đầu tiên của nước ta năm 1946, ông Vương Chí Sình vinh dự được bầu là đại biểu Quốc hội.
Cũng trong năm 1946, ông Vương Chí Sình về Hà Nội mua căn nhà số 55, phố Hàng Đường để ở… Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, hàng đêm, Vương Chí Sình lại cùng người dân đội mũ rơm, chân trần đi học lớp bình dân học vụ… thậm chí đưa con sang tận Côn Minh, Trung Quốc để học....” (Vì sao Vua Mèo - Vương Chí Sình được Bác Hồ kết... - Báo Lao động)
Chết tại Hà Nội.
“Vai trò vua H'Mông yếu dần, vì cùng hòa hợp với cả nước xây dựng một nhà nước thống nhất. Vương Chí Sình mất năm 1962 ở Hà Nội…”
Theo sử cs Việt thì ông này cũng đã ngoại 70 – là tuổi xưa nay hiếm, nếu bảo cs HCM thủ tiêu thì cũng hơi ngoa…
Nhưng kìa, đứa con ông.
3. Cháu đích tôn cũng chết kỳ bí
Chẳng có một báo chính thống nào của cs HCM đăng tin, nhưng: "Vaj Txhiaj Lwm has four wives. The most significant and influential wife is the third one, Trương Mỹ Thuận(Zhang Mei Shun)... She has one son Vương Đình Cường (Koob/Kong), unfortunately, he died before teenage while studying in Kunming(China). His tomb is now behind our "white house" at Phó Bảng town, Hà Giang, Việt Nam." (Vương Chí Sình(Vaj Txhiaj Lwm/Vương Chí Thành)
Tạm dịch: "Vương Chí Sình có bốn bà vợ. Vợ quan trọng nhất và có ảnh hưởng là bà thứ ba, Trương Mỹ Thuận (Zhang Mei Shun)... Cô có một con trai Vương Đình Cường (Koob / Kông), thật không may, ông đã chết trước tuổi teen trong khi học tập tại Côn Minh (Trung Quốc). Ngôi mộ của ông bây giờ là phía sau "ngôi nhà trắng" tại thị trấn Phó Bảng, Hà Giang, Việt Nam."
4. Người được sống chỉ là trẻ em
“Lạ. Cụ bảo ông chú Sình có 3 con trai: Vương Đình Phú, Vương Đình Quang và Vương Đình Thọ. Năm 1990, Thọ nó xin phép Nhà nước được xuất cảnh đi Canada, nó mang theo chiếc áo trấn thủ Bác tặng bố nó. Khi ông chú tao mất (1962) nó mới 2-3 tuổi.” (Chuyện Bác Hồ với cha con thủ lĩnh Vương Chí Sình (phần cuối)).
Kìa, sao Vương Quỳnh Sơn chẳng kể chuyện này? Ông không biết chăng? Có thực ông là họ gần với Vua Mèo?
Cs HCM là thế đó!
Nếu ai còn chưa tỏ, xin xem phần tiếp.
II. Đầu độc và phỉ báng - nhà quan Lang (Vua Mường) - Tỉnh Hòa Bình
"Hai anh em Đinh Công Huy và Đinh Công Niết đều là con nhà lang, lớn lên trong một nhà, đều được Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư khen ngợi....
...Sau này, ông Huy giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Hành chính tỉnh Hoà Bình đến ngày 5.11.1958. Vì bệnh tật làm tê liệt cả đôi chân, ông Huy đã xin tổ chức cho nghỉ." (Tiểu đoàn mang tên "người nhà lang", laodong.com.vn, 22.9.2009)
"Chỉ người ở gần cô mới hiểu, sự kỳ thị “con cái nhà lang” xảy đến với cô Oanh là có thật, nó không lớn đến độ dữ dằn hắt hủi, nhưng nó cũng chẳng bé đến mức người ta ngỡ cô giáo Oanh tự kỷ ám thị tưởng tượng ra sự “thị phi” đó. Nghe nói, ở tỉnh lỵ Hòa Bình, có thời (trước đây) người ta còn trưng bày các “dụng cụ” gong cùm, tội ác liên quan đến nhà lang mang họ Đinh của cô giáo Oanh." (Rồi mọi người sẽ hiểu tấm lòng của “con nhà lang”! | Bảo Tàng... )
Cs HCM là thế đó!
Nếu ai còn chưa tỏ, xin xem phần tiếp.
III. “Mời” cha con cụ Cao Triều Phát ra Hà Nội rồi… giết!
1. Đang khỏe, được Hồ mời ăn tết… Chỉ 9 tháng sau - Bỗng chết.
"...Sau ngày đình chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mời nhân sĩ yêu nước Cao Triều Phát ra bắc...Tết năm 1955, Bác Hồ và các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng mời các nhân sĩ trí thức miền nam đến Phủ Chủ tịch dùng cơm.... Nói xong, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến bắt tay cụ Cao Triều Phát và con trai út của cụ, năm đó mới lên 10 tuổi...
…Ngày 9-9-1956, Cao Triều Phát từ trần vì bạo bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng... đã đến tận giường bệnh thăm viếng chia buồn cùng gia đình." (Bác Hồ với nhân sĩ Cao Triều Phát - Báo Nhân Dân - 27/08/2013 )
2. Bốn năm sau… Người con trai từ trần tại Hà Nội!
"Người con trai từ trần tại Hà Nội năm Canh Tý (1960)" (Lịch sử đạo cao đài miền bắc - Tài liệu, ebook)
Cộng sản Hồ Chí Minh là thế đó!
Cộng sản Hồ Chí Minh có phải “chế độ bất lương”?
Từ đây nhìn lại cái chết của Vua Mèo và con, cháu…?
Cộng sản Hồ Chí Minh có phải “chế độ bất lương”?
Ai còn chưa tỏ?
Mời các bạn bàn luận.
21.07.2018