Cuộc thi nói dối - Dân Làm Báo

Cuộc thi nói dối

Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) - Hai tên VC Lê Thanh Hải và Nguyễn Thiện Nhân, cụu và đương kim Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh, kẻ trước người sau, liên tiếp gây tội ác tày trời với dân, phá tan nát sự yên ấm của hàng chục ngàn gia đình, mang đau khổ, khốn cùng đến hàng vạn dân lành, tạo ra hàng vạn dân oan rồi hai bí thư đảng bộ liền cùng nhau tổ chức màn khoe thành tích, trưng bày lập trường kiên định cộng sản, bày tỏ lòng trung thành với đảng trung ương bằng tổ chức cuộc hội thảo 50 năm thực hiện di chúc Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng của các ông ấy.

Chủ trì cuộc hội thảo, ông bí thư đương nhiệm vừa đập phá tan hoang những ngôi nhà yên ấm của người dân Lộc Hưng, liền trịnh trọng giới thiệu ông bí thư cướp đất của dân Thủ Thiêm lên đọc tham luận đầu tiên, một cách dành cho đồng chí danh dự lớn. 

Trùm băng cướp ngày Lê Thanh Hải lên diễn đàn véo von dạy bảo đảng viên trong đảng bộ VC của ông ta: “Các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên phải bám sát thực tiễn, trọng dân, tin dân, lắng nghe ý kiến của dân và kịp thời giải quyết thỏa đáng các vấn đề bức xúc của nhân dân, quan tâm nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, không ngừng nỗ lực chăm lo tốt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân. Càng khó khăn, trắc trở càng phải lắng nghe dân, dựa vào dân, xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. 

Nghe mà tởm lợm! Như vậy mà là cuộc hội thảo chính trị, hội thảo khoa học! Không, đây không phải là cuộc hội thảo. Đây là cuộc thi nói dối và ông Lê Thanh Hải không những giành giải nhất trong cuộc thi nói dối bỉ ổi này mà ông còn giành giải vô địch mọi thời đại về sự vô liêm sỉ (Trích Phạm Đình Trọng, Cuộc thi nói dối, 2/7/2019, DLB và ĐCV online). 

Nói dối, nói dóc, xạo, điêu 

Theo sách “Vạch mặt thiên tài nói dối” (Thái Uyên - 10/12/2018), “Nói dối” không phải là một chủ đề mới. Đã có rất nhiều sách viết về cách nhận biết những lời nói dối, làm sao để không bị lừa dối, nhưng có vẻ chưa giúp người đọc chạm đúng bản chất của vấn đề. 

Nói dối đang được hiểu theo một cách rất đơn thuần: Một người đang nói dối nghĩa là nói không đúng sự thật. Nhưng đó mới chỉ là một mẩu dối trá và một mẩu sự thật. Còn có những sự thật khác ẩn đằng sau tâm lý của mỗi người. 

Cuốn sách Vạch mặt thiên tài nói dối chỉ ra các mẫu hình nói dối và những cách thức giúp bạn có thể phân biệt và nhìn thấu những trạng thái nói dối, hoặc ít nhất là nhìn thấu động lực của những lời nói dối người ta thường gặp nhất. 

Vạch mặt “Thiên tài nói dối”, theo Cỏ May tôi, chỉ có thể áp dụng với người bình thường, tức còn phản ứng sinh học. VC, trái lại, hoàn toàn không có phản ứng. Thời chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam, để tránh tra tấn khi khai thác tù binh VC, Mỹ cho áp dụng máy điện tử ghi phản ứng tâm lý để xác nhận lời khai của VC là đúng sự thật. Mỹ tin theo máy một cách máy móc nhưng sau đó, thấy trên thực tế lại khác hẳn, bèn chuyển giao hồ sơ qua An ninh Việt Nam khai thác lại. An ninh Việt Nam chỉ cho Mỹ thấy VC nói dối hoàn toàn. Mỹ kinh ngạc. Việt Nam giải thích “VC nói dối hoàn toàn không có phản ứng tâm lý nên máy đo không được bởi họ nói dối từ trong bụng mẹ và qua nhiều thế hệ. Từ thời Hồ Chí Minh”. 

Vì vậy 2 tên Lê Thanh Hải và Nguyễn Thiện Nhân đều là hàng VC TW đảng, dĩ nhiên phải nói dối siêu hạng. Nhưng đó là nói dối hay nói đúng qui trình VC? 

Nói điêu là nói dối ác ý hại người. Tiếng Miền Bắc. 

Nói dóc, theo Từ điển tiếng Việt, là nói khoác lác và bịa đặt câu chuyện cốt để cho vui hay để ra vẻ ta đây. Thường nói dóc là vô hại vì không có ác ý hay mưu lợi riêng. Ngày nay, “Chém gió” có thể là từ tương đương. Và nói dóc vào hạng lớn, hạng vĩ đại, người ta gọi đó là “bố láo”. 

Xạo, theo Từ điển, là phương ngữ, là tiếng lưu hành phổ thông ở Miền Nam có nghĩa như nói dối, nói điều không có thiệt. Nhưng xạo còn có nghĩa khác, có lẽ đúng hơn, là “can thiệp vô, xía vô chuyện không phải của mình, cốt ý khoe khoang, tỏ ra thái độ “ta đây”. 

Xạo chắc chắn là tiếng của Nam kỳ vì trong dân gian có câu ca dao: 

Có bún nào ngon hơn bún Chợ Gạo 
Có đứa nào xạo bằng thằng Út Gò Công. 

Cuộc thi nói dối 

Hôm 2/7/2019, tại Sài Gòn, 2 tên VC Thanh Hải và Thiện Nhân đăng đàn dạy cán bộ VC hãy làm việc đúng theo chính sách của đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, thật ra không phải là một cuộc thi nói dối như ông Phạm Đình Trọng viết. Một cuộc thi phải có tổ chức của cuộc thi như phải có Trường qui, Ban Giám khảo, tuyên bố kết quả cuộc thi. 

Ở Thành phố Moncrabeau thuộc Tỉnh Lot-et-Garonne, Miền Tây-Nam nước Pháp, hằng năm, vào Chủ nhật đầu tháng 8, có tổ chức cuộc thi nói dối. Do Hàn Lâm Viện Nói dối (Académie des Menteuurs) có từ thế kỷ XVII, đứng ra tổ chức với đầy đủ qui củ của trường thi tầm cở quốc tế. Thí sinh tham dự cũng đến từ nhiều nước văn minh tiên tiến trên thế giới. Họ là những người có hiểu biết uyên bác và đạo đức sáng ngời. Rất tiếc cho tới nay vẫn chưa có thí sinh tới từ nước cộng sản. 

Thí sinh trúng tuyển được tấn phong với nghi lễ vô cùng hoành tráng và trang nghiêm. Cuộc thi khai mạc 9 giờ sáng ở Thánh đường Saint Marie-Madeleine tại Công trường thành phố. 

Hàn Lâm Viện những người nói dối do những người pháp thượng lưu ăn không ngồi rồi thành lập năm 1748, do sự khuyến khích của một vị giáo sĩ thích diễu cợt đã tự ý rời bỏ giáo xứ của mình để đến Thành phố Moncrabeau kể chuyện khôi hài, như chuyện tiếu lâm Việt Nam. Cơ sở văn hóa này đến năm 1872 được trùng tu lại. 

Viện sĩ đàn ông mặc áo dài đỏ, áo choàng bên ngoài trắng, mủ đỏ. Đàn bà mặc áo đỏ tay rộng màu trắng, nón trắng. 

Chức sắc có 5 nghặch trật như Công tước, Hầu tước, Bá tước... 

Tuyên thệ: Khi được thâu nhận làm Hội viên, ứng viên phải tuyên thệ theo một nghi lễ trọng thể và đọc lớn lời tuyên thệ như sau “Tôi thề phải biến đổi sự thật, toàn sự thật, chỉ có sự thật mà thôi”

Trong số những Viện sĩ có rất nhiều khuôn mặt nổi tiếng trong xã hội pháp như Christian Morin, ký giả TV, nhạc sĩ, Marcos Valasquez, nhà văn, Cécile Marie, diển viên điện ảnh và nhà văn, Paul-Louis Jehanne, nhà văn... 

Kết quả cuộc thi năm nay 2019 

Năm nay, cuộc thi nới dối quốc tế nhằm ngày Chủ nhật 4 tháng 8. Kết quả, ông Dominique Liégeois, người Bỉ ở thành phố Namur, vẫn giữ chiếc ngai vàng Vua nói dối của 11 thí sinh bị loại. 

Tới 17 giờ, cuộc thi kết thúc để Ban Giám khảo họp lại bình chọn và bỏ phiếu là những muổng cà phê muối đầy trút vào cái bao. Xong, những cái bao của thí sinh đem đưa cho một kỹ sư về đo lường cân bằng loại cân cực nhạy và cực chính xác. Thí sinh Dominique Líegeois, Vua năm rồi, nhận được 1 525 grs muối, được long trọng tuyên vương. Người thứ hai có 1430 grs muối là ông Pierre Gallio. Và người thứ ba là ông Jean Garcia được 1 130 grs. 

Theo báo địa phương, ông Dominique Líegeois, trong lễ tấn phong, đầy xúc động. 

Vua nói dối 2019 Dominique Líégeois 

Theo qui định, mỗi thí sinh trình bày đề tài dự thi của mình không quá 6 phút. Nội dung phải là kẻ thù của sự thật nhưng không hàm ý xấu. 

Xin giới thiệu 1 đề tài trúng tuyển: 

“Kính thưa Quí vị Viện sĩ cao quí, vô vàng kính yêu, 

Ít người biết dến ông Fujiyo Lapuce (1748-1792) nhưng ảnh hưởng của ông ngày nay vẫn còn sâu đậm trong nền khoa học điện tử và công nghệ cao của pháp. Những thực hiện về trí thông mình nhân tạo của ông đang đưọc các xí nghiệp đa quốc sử dụng. 

Ông Fujiyo là một đúa bé bị bỏ rơi trước Bưu điện Thành phố Moncrabeau. Cha mẹ, tên gì, không ai biết. Trên tấm tả, chỉ thấy ghi một chữ Hy Lạp “Fujiyo”. Dân chúng thấy tên đứa bé viết bằng chữ Hy Lạp thì nghĩ chắc cha mẹ của đứa bé phải là người giỏi chữ nghĩa vì chữ Hy Lạp vốn là chữ thánh hiền. 

Ông Giám đốc Bưu điện nhận nuôi và cho cậu bé mang Họ Lapuce. Từ đây cậu bé mồ côi trở thành cậu bé Fujiyo Lapuce. 

Fujiyo được cho vào học trường nhà dòng tên. Cậu học giỏi. Sau đó Công tước Pomarède đưa cậu bé về điện Versailles và tiến cử vào Triều đình năm 1769. 

Vua Louis giao cho ông làm một ống khóa điện tử với mã số mà chỉ có Fujiyo biết mà thôi. Vua dạy Fujiyo đem ống khóa điện tử khóa cửa phòng của Hoàng hậu. Để ban ân huệ cho Fujiyo, nhà vua, ngày 14 tháng 7 năm 1774, ra chiếu chỉ “Fujiyo là chuyên viên điện toán của nhà vua”. 

Trước Công trường Thành phố có tấm bảng kỷ niệm “Nới đây sanh ra nhà tin học lớn Fujiyo Lapuce của Vua Louis”. 

Phải chi Hồ Chí Minh... 

Thật ra Vua nói dối của Hàn Lâm Viện Moncrabeau không đáng so sánh với người cộng sản lãnh đạo nói dối. Hay Vua cộng sản. Về trình độ, về tác phong, về nội dung và mục đích. 

Nói dối của cộng sản là nhằm giết người, biến cả xã hội lương thiện, đạo đức, trở thành xã hội cộng sản toàn đểu. 

Xin đơn cử trường hợp Hồ Chí Minh để thấy ông vô cùng xứng đáng là Vua của Vua nói dối, xuyên suốt thời gian và không gian. 

Chỉ lấy câu kinh nhựt tụng nhan nhản ở Việt Nam ngày nay “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã quá đủ chứng minh sự nới dối gốc rể của Hồ Chí Minh. Xa hơn là lời mở đầu Hiến pháp năm 1946 “Mọi người sinh ra đều được bình đẳng,... hưởng đầy đủ những quyền tự do căn bản...” làm hiển lộ thêm sự tối trá, lường gạt của Hồ. Nhưng sự dối trá của Hồ Chí Minh khi ra lệnh xử tử Bà Nguyễn Thị Năm xong, viết bài “Địa chủ ác ghê” ký tên CB đăng trên báo Nhân Dân, ngày 21/07/1953, thì phải nói trên thế gian này, trước và sau hàng vạn năm, chắc chắn cũng không có người nào nói dối hơn Hồ được nữa. 

Hồ Chí Minh viết hài tội của bà "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân... Nguyễn Thị Năm đã "thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến... Nguyễn Thị Năm không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác". 

Trần Huy Liệu, lúc đó là uỷ viên Thường trực Quốc hội, thanh tra Cải cách Ruộng đất tại Thái Nguyên, thì cuộc đấu tố bà Năm được tổ chức ngày 22 tháng 5 năm 1953, có cả vạn (?) người tham dự (Trần Huy Liệu, Hồi ký). 

Thật sự thì Bà Nguyễn thị Năm là người thế nào? Trong kháng chiến chống Pháp, được nhà văn Nguyễn Đình Thi thuyết phục, bà Nguyễn Thị Năm đã đóng góp nhiều tiền bạc, vải vóc, nhà cửa cho Việt Minh. 

Sau năm 1945, bà Năm tản cư theo cách mạng lên chiến khu, và mua lại hai đồn điền lớn của "một ông Tây què" tại Thái Nguyên. Hai con trai bà đều đi theo kháng chiến. Trước "Cách mạng tháng Tám", gia đình bà từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng lúc bấy giờ) và sau đó, giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa. Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức "Tuần lễ vàng", bà đóng góp hơn 100 lượng vàng. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó có 3 năm làm Chủ tịch hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên. Khi thực hiện lệnh "tiêu thổ kháng chiến", bà đã cho san bằng khu biệt thự Đồng Bẩm tại Thái Nguyên. 

Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những chức vụ quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị... 

Bà Nguyễn thị Năm bị Hồ Chí Minh xử tử, ngày 9/7/2019 vừa qua là được 66 năm. 

Theo Trần Đĩnh trong Đèn Cù, ngày hành quyết Bà Năm, Hồ Chí Minh bịt râu, Trường Chinh đội nón, mang kiếng đen, lẻn tới dự khán. Dĩ nhiên 2 người đó phải chứng kiến cảnh bà Năm được du kích đặt bà nằm trên miệng cỗ áo quan, rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: "Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?". Vì áo quan quá nhỏ!

Thế gian chắc chắn trong thiên niên kỷ nữa cũng sẽ không thể có ai nói dối gian ác hơn Hồ Chí Minh! 

09.08.2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo