Nhân ngày Trung Quốc xâm lược một nửa quần đảo Hoàng Sa - Vạch trần bộ mặt bọn đầu sỏ bá quyền nước lớn Bắc Kinh - Dân Làm Báo

Nhân ngày Trung Quốc xâm lược một nửa quần đảo Hoàng Sa - Vạch trần bộ mặt bọn đầu sỏ bá quyền nước lớn Bắc Kinh

Bút Chẳng TàTrong mấy ngày 17/1/1971-19/1/1974, Hải quân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, với lực lượng mạnh hơn gấp nhiều lần đã bất ngờ tấn công lực lượng Cộng hòa Việt Nam đang đóng giữ hợp pháp phần lãnh thổ của quần đảo Hoàng Sa Việt Nam. Mặc dù thua kém về quân số và vũ khí, các sĩ quan và chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa đã anh dũng chiến đấu và gây cho kẻ địch nhiều thiệt hại nặng nề về người và phương tiện, nhưng cuối cùng “quả bất địch chúng” chúng ta đã mất nốt phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa.

imageTrong sự kiện này, Cộng hòa Việt Nam bị bất ngờ, nhưng Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng chưa kịp nghĩ là Ban lãnh đạo Bắc Kinh lại “giở trò” sớm như vậy. Những người đương thời đều biết nội bộ Trung Quốc lúc đó đang diễn ra những cuộc đấu tranh quyền lực rất dữ dội. Sau khi Lâm Bưu “người thừa kế tay lái vĩ đại đã được ghi vào điều lệ đảng” âm mưu đảo chính không thành, bỏ trốn, phơi xác trên cao nguyên Ngoại Mông, phong trào “phê Lâm, phê Khổng” được cả hai phái “lũ bốn ngưòi” và phái “cán bộ cũ” do Chu Ân Lai và nhất là Đặng Tiểu Bình vừa được phục hồi làm đại diện đã “mày sống tao chết” đấu nhau, căn bệnh ung thư của Chu Ân Lai đã bước vào giai đoạn di căn, Mao Trạch Đông cũng đã tới lúc gần đất xa trời, sản xuất đình trệ, đời sống nhân dân khó khăn… Trong bối cảnh đó, ít ngưòi nghĩ là Ban lãnh đạo Bắc Kinh lại dám làm một việc “tày trời”: mang quân xâm lược, chiếm đóng lãnh thổ của một nước có chủ quyền. Thế nhưng họ đã làm và đã tạm thời thu được thắng lợi.

Bây giờ đã có đủ chứng cớ để nói cho những ngưòi còn có chút mơ hồ biết rằng:

- Một trong những quyết sách cuối đời của Mao Trạch Đông là phê chuẩn kế hoạch đánh chiếm nốt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do chính tay Chu Ân Lai và Diệp Kiếm Anh chỉ đạo soạn thảo.

- Một việc làm quan trọng đầu tiên của Đặng Tiểu Bình sau khi được phục hồi công tác là sang ngồi lỳ tại Văn phòng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Trung Quốc để đôn đốc theo dõi trận đánh này. Ông ta đã “dụi tắt mẩu thuốc và nói chúng ta đi ăn cơm thôi” sau khi được tin trận đánh kết thúc.

Ngoài Mao Trạch Đông ra, 3 nhân vật trên, nói chung khi đó đều ít nhiều có được chút cảm tình của một số ngưòi Việt vì bộ mặt bề ngoài và tài che giấu ý đồ thâm hiểm của họ. Chính vì thế mà sau khi sự kiện xảy ra, chúng ta đã có một cuộc phản tỉnh sâu sắc nữa về ngưòi láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” này. Tuy vậy trong tình trạng “đất nước còn chưa hoàn toàn thống nhất”, chúng ta vẫn cần tranh thủ sự “ủng hộ” cần thiết, chí ít là không để họ tìm cách phá rối sự nghiệp vĩ đại của chúng ta… Cho nên, chúng ta đành phải im lặng. Nhưng quyết tâm và kế hoạch thu hồi các đảo trên quần đảo Trưòng Sa đã được hoàn thành tốt đẹp vào năm sau.

Có một việc mà nhân dịp này cũng thấy cần nói ra. Sau khi ký Hiệp định Paris về Việt Nam, quân đội viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi Việt Nam. Ngưòi Mỹ vô cùng xấu hổ, tức tối vì đã thua mất mặt trước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Để thỏa nỗi oán thù, căm hận đó…, người Mỹ đã ngầm tín hiệu cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: đồng ý không can thiệp quân sự khi họ tấn công Hoàng Sa của Nam Việt Nam. Chính sự đồng tình, làm ngơ này của Mỹ đã khiến Bắc Kinh thêm mạnh tay (Ngoài hành động này ra, chính quyền Mỹ lúc đó còn nợ nhân dân Việt Nam một món nợ lớn nữa: đó là Tổng thống Mỹ Carter đã không dám phản đối Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam tháng 2 năm 1979 mà Đặng Tiểu Bình đã thông báo cho ông ta trong chuyến thăm Mỹ tháng 1/1979. Không những thế ông ta còn cung cấp cho Trung Quốc một số động thái về tình hình quân đội Liên Xô tại biên giới Trung Xô và Đông Âu, giúp Trung Quốc hạ quyết tâm đánh nhanh, rút nhanh tại Việt Nam, trước khi Liên Xô kịp đưa quân ở Đông Âu về).

Thế là bằng việc xâm lược nửa còn lại của quần đảo Hoàng Sa tháng 1 năm 1974, từ chỗ không hề có chỗ đứng chân trên Biển Đông, sau 25 năm dài đeo đuổi, tính toán, Bắc Kinh đã tạm thời có được cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và tới tháng 4 năm 1988, bằng một trận thủy chiến với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, họ lại có thêm được 7 bãi đá ngầm nữa tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Nhìn lại những diễn biến lớn của Biển Đông trong thời gian qua, mong rằng mỗi ngưòi Việt Nam, dù ở trong hay ngoài nước, dù chính kiến còn có chỗ khác nhau, dù oán thù cá nhân còn chưa đuợc cởi bỏ hết v.v. hãy ghi nhớ nằm lòng điều sau đây: chính Ban lãnh đạo Bắc Kinh mới là kẻ thù xâm lược biển đảo của chúng ta, chính chúng đã gây nên cái chết của bao nhiêu chiến sĩ và đồng bào ở cả hai miền trên đất nuớc ta trước đây cũng như ngày nay. Trước nghĩa lớn của dân tộc, chúng ta hãy đồng thuận trong đối xử với kẻ thù chung, đừng bao giờ có chút ảo tưỏng về chúng, quyết chặn đứng phá tan mọi âm mưu bành trướng bá quyền mới của bọn chúng đối với Biển Đông nói riêng và với cả đất nước ta nói chung.

Nhân dịp nay xin kính cẩn nghiêng mình kính viếng và vinh danh những liệt sĩ, đồng bào đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.

BCT

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

boxitvn.wordpress.com

*

clip_image001[12] 

Tuyên cáo của Chính phủ và Bộ Ngoại giao Việt Nam cộng hòa năm 1974 về hành vi trắng trợn của Bắc Kinh xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam


 

TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA
(NGÀY 19.1.1974)

Nguyên văn: Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng – Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng.

Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn. Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam. Sáng ngày nay, 19.1.1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa.

Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới. Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công.

Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.

Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.

(Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại giao, Sài Gòn, Số 015/BNG/ TTBC/ TT)

*

TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN VIỆT NAM CỘNG HÒA

Nguyên văn:

Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng: Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy. Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình. Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.

Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974.. Tập san Sử Địa, tập 29

Nguồn: Nguyenxuandien Blog

 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo