Vài suy nghĩ từ bài “Mất dân là mất Đảng, mất chế độ” - Dân Làm Báo

Vài suy nghĩ từ bài “Mất dân là mất Đảng, mất chế độ”

 

Blog Nguyễn Hữu Quý : " Đọc các tham luận đăng trên báo trong những ngày diễn ra Đại hội; tôi thấy như là, các đại biểu, các vị đang mâu thuẫn với chính mình; các vị như đang bị giằng xé giữa một bên là Đảng và một bên là lương tâm, đất nước."

Báo vietnamnet.vn ngày 14/01/2011 đăng bài “Mất dân là mất Đảng, mất chế độ”, đây là bài Tham gia thảo luận tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam; bài báo nhấn mạnh: "Nhìn thẳng vào sự thật để thấy thực tế đau lòng là tình trạng xa dân, vô cảm với dân… đang dần trở thành phổ biến. Thực trạng này giảm lòng tin vào Đảng. Đây là điều không được phép xem thường vì mất lòng tin của dân là mất dân; mất dân là mất Đảng, mất chế độ" - ông Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam tha thiết”.

Đáng chú ý là, trong bài có 2 nội dung, để người đọc phải suy nghĩ, đó là:

- Đảng cầm quyền phải theo Hiến pháp và pháp luật, và:

- Tuy nhiên, ông Nam khẳng định, để cầm quyền và lãnh đạo lâu dài, "Đảng phải vì dân và dựa vào dân".

Chỉ tóm lược nội dung trên đây, ta thấy rằng, phát biểu của ông Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho ta thấy, Đảng đang đứng trên pháp luật và đã không vì dân và không dựa vào dân.

Có thể nói, đó là một sự thật đau lòng mà toàn dân ta đã biết; đau lòng cho cả Đảng đã một thời tiên phong vì dân, vì nước; với hàng vạn đảng viên trung kiên hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chỗng Mỹ; và đau lòng hơn là cho cả dân tộc Việt Nam.

Theo dõi báo chí và truyền hình mấy ngày đang diễn ra Đại hội, chúng ta rất dễ nhận ra rằng; mỗi một đại biểu về dự Đại hội đương nhiên phải là những đảng viên ưu tú của Đảng; đọc tất cả các bài phát biểu của các vị, chúng ta đều thấy trăn trở với Đảng, nhưng trên hết là với đất nước, nhân dân. Nhưng tại sao, điều chúng ta muốn thay đổi mà chúng ta không thay đổi được (?!).

Không phải đến bây giờ mới nhận ra; bằng một hệ thống tuyên truyền đã mấy chục năm nay, ĐCSVN đã tạo ra rất nhiều thế hệ chỉ biết van xin Đảng; sau đây là tựa đề các bài báo, đăng kèm theo bài báo này:

'Mong Đại hội bầu ra Ban chấp hành đoàn kết'

"Tạo điều kiện triển khai chất vấn trong Đảng"

Mong chờ ở Đại hội

Cả hội trường, ai cũng là đảng viên ưu tú của Đảng; lần giở lại Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam, thì ngay sau phần giới thiệu, bản Điều lệ viết:

“Ðảng Cng sn Vit Nam là đội tiên phong ca giai cp công nhân, đồng thi là đội tiên phong ca nhân dân lao động và ca dân tc Vit Nam; đại biu trung thành li ích ca giai cp công nhân, ca nhân dân lao động và ca dân tc”.

Một khi đã là: “… đại biu trung thành li ích ca giai cp công nhân, ca nhân dân lao động và ca dân tc”, thì việc gì ta phải… đi xin (?!). Xin ai?

Đảng là một thực thể, hiện có 1.377 là đảng viên ưu tú đang ngồi bên nhau tại Hội trường, trong Đại hội này, vậy ta xin ai? Không có lẽ đi xin lẫn nhau?

Người viết bài này lại nhớ đến Boris Yelsin, nếu tôi không nhầm, thì tại Đại hội Đảng cuối cùng của ĐCS Liên xô; Boris Yelsin khi đó là thị trưởng Matxcơva thì phải; Ông trả thẻ Đảng ngay tại Đại hội và xin phép ra về. Bởi vì theo ông, Đảng CS Liên Xô khi đó đã không đồng hành cùng dân tộc Liên Xô nữa, nó đã không phải là Đảng mà một thời ông phấn đấu, cống hiến…

Đọc các tham luận đăng trên báo trong những ngày diễn ra Đại hội; tôi thấy như là, các đại biểu, các vị đang mâu thuẫn với chính mình; các vị như đang bị giằng xé giữa một bên là Đảng và một bên là lương tâm, đất nước.

Tôi nói như vậy, bởi vì tôi đã có hơn 19 năm là đảng viên của Đảng, trước khi làm đơn xin ra khỏi đảng cách đây mấy năm.

15.01.2011

--------------

Nguyễn Hữu Quý



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo