Bà con ơi, xem bồi nó cầm bút nè ! - Dân Làm Báo

Bà con ơi, xem bồi nó cầm bút nè !

Facebook – Công cụ bí mật của Cục tình báo Trung ương Mỹ

Tạp Chí Cộng Sản – Mạng thông tin xã hội Facebook hiện có khoảng 20 triệu người sử dụng trên toàn thế giới với doanh thu lên tới hàng tỉ USD. Nhưng theo các nguồn tin trên mạng Internet, thì Facebook là công cụ của Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) để thực hiện các cuộc “cách mạng nhung” nhằm lật đổ chính phủ cầm quyền ở những quốc gia nào không đáp ứng lợi ích của Mỹ, thay cho các biện pháp đảo chính bằng quân sự hoặc thủ tiêu và ám sát cá nhân các nhà lãnh đạo mà tổ chức này đã từng làm trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”.

Xuất xứ ban đầu, mạng xã hội Facebook là một phương thức để duy trì mối liên hệ giữa sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ. Tuy nhiên, ngay lập tức mạng xã hội này đã bị CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ lợi dụng để phục vụ các mục đích chính trị và quân sự của họ (1,2).

Trước hết, CIA sử dụng Facebook để tuyển mộ nhân viên phục vụ cho một cơ quan có chức năng rất đặc biệt, có tên là “Cục mật vụ quốc gia”. Để xem thông tin quảng cáo tuyển người vào “làm việc” cho cơ quan này, những người quan tâm cần khai báo một số thông tin về cá nhân và đăng ký mật khẩu vào mạng Facebook. Còn nếu ai không đăng ký hồ sơ cá nhân trên Facebook, hoặc sợ bị các điệp viên của CIA theo dõi, thì có thể xem thông tin quảng cáo về công việc trên trang Web của tổ chức này trên mạng Internet.

Để Facebook có thể hoạt động được thì cần có đầu tư. Giai đoạn đầu, Chủ tịch Hãng Paypal, ông Pi-tơ Thêu (Peter Thiel), đầu tư cho Facebook khoảng 500.000 USD. Pi-tơ Thêu là tác giả của một cuốn sách chống lại chủ nghĩa đa văn hóa mang tựa đề “Huyền thoại về sự đa dạng văn hóa” và là thành viên của cơ quan điều hành một nhóm bảo thủ cực đoan mang tên “VanguardPAC”.

Giai đoạn tiếp theo, Facebook được hãng đầu tư mạo hiểm “Accel Partners” cấp vốn khoảng 12,7 triệu USD. Quản lý Facebook là Giêm Brây-ơ (James Breyer), Chủ tịch Hiệp hội quốc gia đầu tư mạo hiểm và là Chủ tịch hãng “In-Q-Tel”, một hãng đầu tư mạo hiểm do CIA thành lập vào năm 1999. Một trong những lĩnh vực quan trọng của “In-Q-Tel” là công nghệ thu thập thông tin. Giêm Brây-ơ còn tham gia ban điều hành một hãng chuyên về nghiên cứu khoa học có tên là “BBN Technologies”- một trong những tổ chức chịu trách nhiệm về việc xây dựng mạng thông tin toàn cầu Internet trong những bước sơ khai đầu tiên.

Tiến sĩ A-ni-ta Giôn (Anita Jones), một trong những thành viên điều hành “In-Q-Tel” và là Giám đốc phụ trách các công trình nghiên cứu khoa học quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ. A-ni-ta Giôn còn là cố vấn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ và chỉ đạo một tổ chức mang tên “Cục quản lý các công trình nghiên cứu khoa học quốc phòng có triển vọng”, viết tắt là DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency), chuyên chịu trách nhiệm về các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ cao phục vụ các mục đích quân sự có ý nghĩa chiến lược quốc gia. Trong DARPA có một cơ quan đặc biệt, mang tên “Ban sở hữu thông tin”, liên quan mật thiết với Facebook.

Sau khi một nhà báo tiết lộ về hoạt động mờ ám của Ban sở hữu thông tin của DARPA, dư luận xã hội bắt đầu tỏ ra lo ngại về các hoạt động thu thập thông tin của Ban này. Mục đích của Ban sở hữu thông tin là thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về từng con người vào một đầu mối để Chính phủ Mỹ nghiên cứu. Dữ liệu mà Ban sở hữu thông tin thu thập rất đa dạng, từ hoạt động trên mạng Internet, công việc mua sắm hàng ngày thông qua các thẻ tín dụng, các lần mua vé máy bay, thuê xe ô tô, hồ sơ về sức khỏe, kết quả học tập trong các trường đại học, bằng lái xe, các dịch vụ công cộng, mức thuế thu nhập v.v., nghĩa là bất kỳ thông tin nào liên quan đến từng con người.

Chính vì việc thu thập thông tin mờ ám này của Ban sở hữu thông tin mà các thành viên thuộc tổ chức đấu tranh vì quyền dân sự ở Mỹ đã yêu cầu Quốc hội Mỹ điều tra về hoạt động của DARPA. Từ đó, Ban sở hữu thông tin đã không được Quốc hội Mỹ cấp kinh phí. Vì thế, CIA quay sang sử dụng Facebook như một chiếc mặt lạ mới nhằm che đậy mục đích và hoạt động của Ban sở hữu thông tin.

Trong số các công nghệ mà Ban sở hữu thông tin sử dụng là phân tích thông tin từ các mạng xã hội và các cơ chế hình thành mô hình ứng xử. Để làm được việc đó cần phải thu thập một khối lượng thông tin khổng lồ và được xử lý có mục đích. Với mục đích đó, Facebook là mạng xã hội có thể đáp ứng mọi yêu cầu để thực hiện đề án này. Trong hợp đồng sử dụng Facebook có ghi rõ: “Một khi đưa thông tin cá nhân của bất kỳ thành viên nào vào một bộ phận nào của trang web, thành viên đó có quyền sử dụng, sao chép, phổ biến thông tin do Facebook trả phí. Facebook có thể thu thập thông tin về các thành viên tham gia từ các nguồn khác, như các báo, blog, dịch vụ truyền thông tức thời, cũng như từ những thành viên khác sử dụng dịch vụ Facebook, để cung cấp cho các thành viên tham gia những thông tin bổ ích và có thể sử dụng vào mục đích cá nhân. Chấp nhận tham gia Facebook, cũng có nghĩa là các thành viên đã đống ý để các dữ liệu về họ được truyền đi và được xử lý ở Mỹ”.

Về vai trò của mạng xã hội Facebook trong cuộc “cách mạng nhung” vừa qua ở một số nước châu Phi và Trung Đông đã được các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài đưa tin khá đậm nét, đặc biệt là trong các cuộc bạo động chính trị lật đổ Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc. Vai trò của Facebook trong các sự kiện chính trị ở Ai Cập đã phát huy tác dụng to lớn bởi động lực “cách mạng” tại đây là tầng lớp có trình độ văn hoá nhất định trong xã hội, am hiểu công nghệ và biết rất rõ tác dụng của mạng Internet. Theo báo cáo của Ma-ga-rét Xcô-bây (Margaret Scobey) đại sứ Mỹ tại Ai Cập, gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, một số thành viên tích cực trong các lực lượng chống đối Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc đã được cơ quan tình báo Mỹ lựa chọn và mời sang tham dự các cuộc họp kín do Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức. Phía Mỹ đã làm tất cả những gì cần thiết để không để lộ tung tích của các thành viên đó. Về sau, những người này đã bị nhà chức trách Ai Cập bắt giữ trong các vụ bạo động chính trị vừa qua (4).

Trong tổ chức chống đối Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc mang tên “Phong trào ngày 6 tháng Tư” – một tổ chức đóng vai trò chủ yếu trong các cuộc bạo động chính trị ở Ai Cập, có tới 70.000 người đăng ký sử dụng mạng Facebook, trong đó đa số là thanh niên có học. Tính đến ngày 25-1-2011, đã có tới 90.000 cư dân mạng Facebook xuống đường tham gia các cuộc biểu tình với tên gọi “Ngày cách mạng”. Sau khi chính phủ Ai Cập ngăn cấm mạng Facebook, họ chuyển sang sử dụng máy điện thoại di động và các mạng thông tin khác (2,3).

http://www.tapchicongsan.org.vn/print_preview.asp?Object=6&news_ID=25240873

———————————————————-

Tài liệu tham khảo

1. Facebook – công cụ bí mật của Cục tính báo trung ương Mỹ.

http://www.nzherald.co.nz/technology/news/article.cfm?c_id=5&objectid=10456534&

2. “Cuộc cách mạng mang tên mạng xã hội Twitter” ở Ai Cập.

http://lenta.ru/articles/2011/01/27/twrewolt/

3. Mạng xã hội “Twitter” bị cấm hoạt động ở Ai Cập

http://lenta.ru/news/2011/01/26/twi/

4. Mỹ ủng hộ những người đòi lật đổ Tổng thống Hô-xni Mu-ba-rắc

http://www.warandpeace.ru/ru/news/view/54973/

 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo