Và sư này được CAND chuyên-trị-dùi-cui-phang-đầu-dân lăng xê mới... sao kỳ vậy ta! Tại thì là mà: từ khi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động, nhà chùa cùng quý phật tử đã tích cực hưởng ứng làm theo gương Bác. Người đi đầu và có nhiều việc làm thiết thực nhất là Đại đức Thích Huệ Nghiêm – trụ trì chùa Phật Học.
*
Đại đức Thích Huệ Nghiêm luôn nhớ lời dạy của Bác
Đại đức Thích Huệ Nghiêm bộc bạch: Ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Mình vì mọi người” và lời dạy của đức Phật: “Phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”, cho nên, tôi cùng bổn tự đã xây dựng cơ sở Tuệ Tĩnh Đường nhằm cứu giúp bệnh nhân để “hoằng pháp lợi sinh” và cũng góp phần thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hóa y tế.
Ngày nay, bà con phật tử trong tỉnh Sóc Trăng hay từ phương xa đến với chùa Phật Học (phường 2, TP Sóc Trăng) thường thấy cảnh nhà chùa ngày nào cũng chật ních người. Nhiều người trong số họ không phải là phật tử mà là những người dân nghèo từ khắp nơi tìm đến để điều trị bệnh. Có người khi khỏi bệnh đã tình nguyện ở lại chùa để làm phúc, tích đức cho con cháu. Hơn thế nữa, chùa còn là mái ấm của những mảnh đời bất hạnh.
Từ khi cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được phát động, nhà chùa cùng quý phật tử đã tích cực hưởng ứng làm theo gương Bác. Người đi đầu và có nhiều việc làm thiết thực nhất là Đại đức Thích Huệ Nghiêm – trụ trì chùa Phật Học.
Đại đức Thích Huệ Nghiêm chia sẻ: Bác Hồ của chúng ta là vị lãnh tụ kiệt xuất, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đã để lại một di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao cả, có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta.
Chính vì thế, sau khi được Ban đại diện Phật giáo TP Sóc Trăng triển khai mục đích, ý nghĩa, nội dung và các chuyên đề cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, bản thân tôi nhận thức được rằng đây là cuộc vận động lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - đó là những vấn đề rất gần gũi, bình dị, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Trong đó, quan niệm của Bác về con người rất toàn diện. Bác xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất và đã dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột. Vì vậy, việc học tập và làm theo Bác là hết sức cần thiết và ý nghĩa, nó không chỉ giúp chúng ta giữ gìn những giá trị đạo đức truyền thống, phát huy những chuẩn mực đạo đức mới mà còn góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách mỗi con người, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Đại đức Thích Huệ Nghiêm bộc bạch: Bản thân tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Mình vì mọi người” và lời dạy của đức Phật: “Phục vụ chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”. Cho nên, tôi cùng bổn tự đã xây dựng cơ sở Tuệ Tĩnh Đường nhằm cứu giúp bệnh nhân để “hoằng pháp lợi sinh” và cũng góp phần thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xã hội hóa y tế.
Năm 2003, Tuệ Tĩnh Đường chùa Phật Học được ngành Y tế cấp phép hoạt động. Khi đó, chùa chỉ có một phòng thuốc với vài lương y khám và trị bệnh nội ngoại trú cho bệnh nhân bằng phương pháp Đông y cổ truyền. Hằng ngày, Tuệ Tĩnh Đường khám, bắt mạch, châm cứu, bốc thuốc nam, bấm huyệt cho trên 200 lượt bệnh nhân. Những phương pháp điều trị trên đã giúp nhiều bệnh nhân giảm bệnh rất hiệu quả.
Tiếng lành đồn xa, đến nay Tuệ Tĩnh Đường được trang bị trên 40 giường bệnh và 23 lương y tự nguyện phục vụ, tận tình với bệnh nhân, phục vụ như bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, đắp thuốc nam. Ngoài 2 dãy nhà lưu bệnh, Tuệ Tĩnh Đường còn có một tầng lầu dành cho những lúc có nhiều bệnh nhân và thân nhân ở xa đến lưu trú để nuôi người bệnh và nơi đây đã điều trị hiệu quả cho hàng ngàn lượt bệnh nhân trong và ngoài tỉnh… Bên cạnh đó, hằng năm nhân ngày Phật Đản, Vu Lan, Tết Nguyên đán, Đại đức Thích Huệ Nghiêm cùng nhà chùa đã cấp phát hàng trăm tấn gạo cho người nghèo, xây dựng nhà tình thương cho phật tử nghèo trong tỉnh…
Hiện tại, chùa Phật Học đang che chở, chăm sóc 11 trẻ mồ côi, trẻ lớn nhất 11 tuổi, nhỏ nhất là 2 tháng tuổi. Khi làm những công việc này, bản thân Đại đức Thích Huệ Nghiêm không chỉ chia sẻ sự thiếu thốn với người nghèo, mà lớn hơn là muốn tạo cho họ niềm tin vào cuộc sống, vào tấm lòng yêu thương của con người với con người
http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2011/3/145963.cand
*
Đó! Xương và Tô và nhiều đồng chí bậy bạ chưa bị lộ có nghe chăng? Bài học dễ ợt như Sư ta nhuần nhuyễn mà học không xong: "Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - đó là những vấn đề rất gần gũi, bình dị, thể hiện tính nhân văn sâu sắc". Không học thì thôi còn bày đặt rị rọ đánh vần... tính nhân văn sâu sắc... xấu!.