Kinh nghiệm OTPOR: Sự Sợ Hãi & Vượt Qua Hiệu Ứng Của Sợ Hãi - Dân Làm Báo

Kinh nghiệm OTPOR: Sự Sợ Hãi & Vượt Qua Hiệu Ứng Của Sợ Hãi

Lề Trái (Dân Luận) - Cách duy nhất để phản đối chính quyền của Milosevic có hiệu quả là hành động thường xuyên và toàn cõi Serbia. Cách hoạt động đó đã làm cả nước biết đến Otpor, và cả nhãn hiệu “kẻ thù số 1 của công chúng” (public enemy number 1) qua cách nhìn của chế độ.

Không lâu sau lần hành động tập thể đầu tiên của các nhà hoạt động Otpor, chế độ phản ứng tàn bạo, mở đầu một chiến dịch bắt bớ thanh niên vì tham gia vào các hoạt động của Otpor, ủng hộ phong trào, hoặc ngay cả đeo huy hiệu của Otpor – nắm tay trên phù hiệu hoặc in trên áo thung. Chỉ từ tháng Giêng - tháng Chín 2000, hơn 2400 các nhà hoạt động Otpor bị bắt, một số bị đánh đập nặng nề.

Otpor phát triển một kế hoạch dự đoán, nhận thức và chế ngự nỗi sợ gây ra từ phía chính quyền, và một chương trình huấn luyện cho các nhà hoạt động có khả năng bị bắt. Với phương pháp này, OTPOR đã thành công không chỉ trong việc kết nạp thành viên mới qua sự đồng cảm với những thanh niên bị bắt, mà còn lật ngược sự áp bức của chế độ - làm những nhà hoạt động tự hào vì bị bắt.

Bí quyết của thành công: Đối mặt với cường quyền và thắng nó.

Về chế ngự nỗi sợ: đại tá Robert Helvey

Câu hỏi về sự sợ hãi được nêu lên. Và, tất nhiên, những người trong OTPOR, như phần lớn những thanh niên, họ rất can đảm. Nhưng làm thế nào để vượt qua những hiệu ứng của sợ hãi? Vâng, đầu tiên ta không nên nói những người sợ là hèn. Vì một khi ta đã định vị họ là hèn, sẽ xảy ra một hiệu ứng trên não. Đúng, tôi là thằng hèn. Vì vậy, anh nói với mọi người: sợ là bình thường và mọi người đều trải qua sự sợ hãi. Và nếu anh nói với tôi rằng anh chưa hề biết sợ, đầu tiên anh nói dối hoặc đầu óc anh có vấn đề, không bình thường.

Vậy, sợ hãi là những gì xảy ra cho bạn một cách bản năng. Vì là bản năng, bạn không thể bắt nó nghe theo mình, nó xảy ra. Chân bạn lạnh và tại sao? Vì máu chảy ngược lại từ ngoài vào phần giữa cơ thể. Cơ thể đang nói cho anh rằng nó đang chuẩn bị để đối đầu. Dù anh có muốn hay không, cơ thể của anh đang chuẩn bị cho một sự đối đầu.

Não của bạn bắt đầu đưa adrenaline khắp cơ thể để có sức hơn. Bạn bắt đầu thở gấp và mạnh hơn để lấy thêm oxygen vào cơ thể để cơ bắp có thể phát ra nhiều (lực) hơn. Không ai mạnh hơn một bà mẹ đang bảo vệ con mình. Bà ta lấy năng lượng và sức khỏe ở đâu? Cơ thể đã phục vụ bà ta. Bà không tự tạo ra những việc này.

Những điều cơ bản này rất, rất có lợi. Nhưng đôi khi, bản năng nói ta làm những điều có thể không có lợi cho cái tốt chung. Cơ thể của ta, bản năng của ta, nói ta làm một số điều khi đối mặt với đe dọa. Chạy hoặc đứng như trời trồng. Thế này, ta không thể nói mọi người tới cuộc biểu tình và lần đầu tiên họ nghe tiếng dùi cui là họ chạy. Bạn không thể làm thế. Vì vậy ta phải nghĩ cách để giúp mọi người vượt qua hậu quả tai hại của sợ hãi.

Một trong những cách là đừng đứng một mình. Nếu bạn muốn một cuộc biểu tình, nếu bạn muốn hành động, tập hợp mọi người lại, thật ra, để họ sát lại với nhau. Đôi khi, âm thanh của phía bên kia – tiếng dùi cui, tiếng gậy gộc - có thể gây nỗi sợ. Vì vậy bạn có thể khởi động mọi người hô khẩu hiệu và gây nhiều tiếng động để có thể đánh bạt được những tiếng động vang tới. Một việc nữa là vị trí các biểu ngữ. Nếu bạn có bao giờ ở phía tầm ngắm của súng ống, sẽ thấy rất khó chịu. Vì vậy tại sao không để những biểu ngữ đàng trước đám động để những người đứng sau không thấy được. Điều này làm phân giải sự quan ngại của họ.

Và bạn phải tìm ra những việc làm để tránh sự chú ý vào bản năng sợ hãi. Nếu bạn có rất nhiều điều phải làm, nếu sự thành công của cuộc biểu tình phụ thuộc vào những gì bạn làm, thì bạn nên làm thật nhiều để bảo đảm cuộc biểu tình này sẽ thành công. Và bạn sẽ phân công việc cho mọi người, biết đấy .“Anh kia, anh phụ trách hàng này đi cho thẳng. Và đây là công việc thường trực của anh, luôn để ý, đưa mọi người vào hàng”. Và anh ta sẽ bận chú ý vào việc đó. Bạn có những người canh chừng, biết đấy, ở phía sườn, để xem cảnh sát có tới và báo động.

Bạn cần có người mang nước vì có thể sẽ ở đó cả ngày. Và bạn phải bảo đảm, phải lâu lâu phát nước cho mọi người. Đừng chờ người ta xin nước vì mọi người sẽ bị khô nước do phấn chấn. Nếu chuyện đó xảy ra, cuộc biểu tình sẽ thất bại. Vì vậy việc của bạn là làm như thế.

Bạn cũng phải có người lo cấp cứu. Bạn phải huấn luyện, bạn phải đem những thứ này và lâu lâu phải kiểm tra. Đặc biệt nếu trời nóng, sẽ có những người bất tỉnh, bạn sẽ phải làm sao, biết không. Bạn cũng phải có người phụ trách bảng khẩu hiệu – bảo đảm chúng ở một mức cao nhất định. Không cao quá, không thấp quá, nhưng phải đúng tầm. Và bạn sẽ nghĩ ra một tá việc rất quan trọng.

Và điều kế là bạn tập dợt mọi người để họ không ngạc nhiên khi cảnh sát tới. Để họ không ngạc nhiên khi thấy máu. Để họ không ngạc nhiên vì bất cứ chuyện gì. Như Martin Luther King làm ngày xưa, biết không, ông đưa mọi người tới nhà thờ và huấn luyện. Anh té xuống và bảo vệ lấy đầu mình khi cảnh sát bắt đầu đánh anh như thế nào? Vì nếu bạn không ngạc nhiên, khả năng mất phương hướng ít xảy ra. Và đó là những gì xảy ra khi bạn huấn luyện lính tráng. Huấn luyện tình huống thật nghĩa là họ sẽ không bỏ hàng và chạy bỏ bạn và họ biết chính xác phải làm gì khi ra trận. Biểu tình có thể xảy ra như vậy. Vì thế chúng ta tiếp cận [vấn đề] như vậy.

Về sự đàn áp phong trào Otpor: Stanko Lazendic

Phương hướng của chúng tôi về đấu tranh không bạo lực là tổ chức hoạt động và biểu diễn trên đường phố, nghĩa là chọc cười và biếm nhạo chính quyền. Chúng tôi cũng phân phát tài liệu cổ động, tờ rơi; dán khẩu hiệu trên tường với nội dung rõ ràng chỉ trích chính quyền. Cảnh sát cố tô vẽ chúng tôi như tổ chức khủng bố, tội ác, bạo loạn – như không đáng để ý. Nhưng, cảnh sát càng đàn áp chúng tôi, bắt bớ chúng tôi vì mặc áo thun Otpor, hoặc đeo huy hiệu Otpor, càng vô khả thi trong việc họ tô vẽ chúng tôi như những kẻ xấu.

Lấy ví dụ, tôi bị bắt ở Backa Palanka vào tháng hai năm nay vì dán khẩu hiệu của Otpor lên tường, với dòng chữ “Otpor – vì tôi yêu Serbia”. Ông thanh tra phụ trách phòng hình sự hỏi cung tôi. Tôi hỏi ông rằng tôi đã làm những hành động tội ác nào. Ông ta chỉ cúi xuống. Vì vậy, họ không thể đối xử với tôi như với tên tội phạm. Tôi không để cho họ mắng mỏ, vi phạm hoặc đánh đập tôi ở sở cảnh sát. Tôi nhận thức rõ tội lỗi của tôi chỉ là dán khẩu hiệu lên tường, và tại những chỗ luật lệ cho phép. Chính lúc đó cảnh sát hiểu ra chúng tôi sẽ không dùng biện pháp bạo lực, và chúng tôi chỉ đơn thuần đưa ra những chính kiến của mình.

Về bị bắt lần đầu tiên: Srdjan Milivojevic

Lần đầu tiên tôi bị bắt là ngày 18/1, vào ban đêm, khi đang dán khẩu hiệu trong thành phố. Lúc đó rất lạnh, nhiệt độ khoảng âm 22 độ Celsius. Chúng tôi muốn dán những khẩu hiệu nói rằng “Đấu tranh Năm Mới” khắp mọi nơi. Hai cảnh sát tới gần tôi khoảng 4 giờ sáng. Họ thấy tôi dán khẩu hiệu với 4 thanh niên khác. Đầu tiên họ giả bộ không thấy chúng tôi và tôi có nói về họ rất dễ chịu và không bắt chúng tôi vì những gì chúng tôi đang làm.

Tuy nhiên, khoảng 3 phút sau 1 xe cảnh sát đến. 5 cảnh sát nhảy ra khỏi xe và người đầu tiên tới gần tôi và nói, Srdjan “ông ta biết rõ tôi” anh làm gì vậy? Tôi không ngừng những gì tôi đang làm và nói, tôi đang dán lên các biểu ngữ, anh muốn làm với tôi không? Anh sẽ thấy phấn chấn sau khi dán biểu ngữ của Otpor, anh sẽ không thấy sợ nữa. Anh ta nói, anh sẽ phải đi theo tôi. Các thanh nhiên khác sợ và sửa soạn đi theo anh ta. Tôi nói, “Xin lỗi, nhưng tôi không thể đi với anh vì tôi còn rất nhiều biểu ngữ phải dán trong đêm nay, và thật ra không có thì giờ đi theo anh”. Và tôi tiếp tục công việc của mình. Họ cùng tiến về tôi, nắm lấy tay, nói đi theo chúng tôi, và họ ráng đẩy tôi vào trong xe cảnh sát. Tôi nói tôi có thể đi bộ tới sở cảnh sát. Và khi họ không cho phép, tôi hỏi có phải tôi bị bắt không. Họ nói tôi không bị bắt, nhưng tôi phải đi với họ.

Sau đó tôi hỏi tại sao họ bắt tôi. Anh ta nói chúng tôi dán những biểu ngữ với những từ ngữ không phù hợp, và ở những chỗ không phù hợp, rằng chúng tôi phá rối sự an bình và trật tự và chúng tôi làm mất lòng quần chúng. Sau đó tôi hỏi tại sao anh ta cảm thấy phiền toái vì dòng chữ “Otpor, tôi yêu Serbia”, - và điều đó có nghĩa anh không yêu Serbia. Anh cảnh sát nói nếu tôi trải qua một khoảng thời gian như anh ta đã ở Kosovo chiến đấu với những tên khủng bố Albany, tôi sẽ yêu đất nước này 10 lần hơn. “Đúng”, tôi nói, “nhưng tôi sẽ nghĩ Milosevic sẽ phải chịu trách nhiệm 20 lần hơn cho những luật lệ ngu xuẩn của mình và vì vậy nhiều bạn bè của tôi phải chết, và chúng ta cũng phải mất Kosovo.”

Sau đó anh nói tôi phá rối an ninh và trật tự công cộng. Tôi nói tôi không nghĩ những hoạt động của chúng tôi đánh thức dân chúng Krusevac đêm đó. Anh nói tôi làm dân chúng phiền. Sau đó anh rất lúng túng và đẩy tôi vào xe. Tôi chui vào xe và cầm lấy hộp sơn và các tài liệu từ các đồng sự nghĩ rằng vì là thành viên Otpor lớn tuổi nhất ở đây, tôi phải chịu hậu quả cho những gì chúng tôi làm. Chúng tôi tới đồn cảnh sát và ở đó tôi làm bối rối và chế diễu tay cảnh sát trực ở đó. Hắn bối rối vì không thể hiểu một số điều. Khi chúng tôi bắt đầu nói hắn hỏi Otpor là gì. Và khi tôi nói “Trong trạng thái của những quan hệ chính trị ngày nay”, và hắn hỏi trạng thái là gì. Tôi nói cho hắn biết. Và sau đó hắn đóng sổ sau khi ghi chép và nói “Này nhãi, tao được đào tạo để bắt tội phạm ăn trộm máy hát và cạy cửa ban đêm, không phải những kẻ biểu lộ tự do các chính kiến”. Rõ với tôi là chế độ bắt đầu tan rã và chúng tôi đi đúng hướng để bồi cú cuối cùng.

Về việc bị bắt ở Kraljevo: Srjdan Milivojevic

Không lâu sau khi tôi bị bắt ở Kraljevo, họ đưa tôi vào 1 căn phòng để thẩm vấn. Một công an chìm đi vào và hỏi tôi, “Anh là Srdjan Milijovevic?” Tôi trả lời “Đúng, tôi là Srdjan Milivojevic”. Anh ta đứng dậy, chìa tay ra và nói, “Rất hân hạnh được biết 1 người như anh”. Tôi hỏi anh ta, “Để làm gì? Tôi chỉ là người bình thường”. Và anh ta nói với tôi, “Mẹ tôi thuộc nằm lòng bài diễn văn của anh ở Kraljevo, vợ và con tôi nhớ những phát biểu của anh trên TV, và lúc nào cũng nhắc tới, và chính tôi rất mừng khi gặp anh. Tôi không muốn hỏi cung anh vì tôi cảm thấy anh là người trung thực và đấu tranh cho tự do và dân chủ. Tôi sẽ sung sướng nếu anh có thể về bây giờ”.

Về việc bị cáo buộc giết Bosko Perosevic, đồng chí của Milosevic: Stanko Lazendic

Cảnh sát và truyền hình quốc gia phát lệnh bắt Milos (một thành viên Otpor) và tôi cáo buộc chúng tôi tổ chức và là đồng sự trong việc giết ông Perosevic. Chúng tôi không thể tưởng tượng họ sẽ đi xa đến thế mà không thu thập chứng cứ cáo buộc chúng tôi. Chúng tôi trở về từ Cộng hòa Srpska (Phần thuộc Serbia của Bosnia) vào ngày 15 tháng Chín ngay trước bầu cử. Chúng tôi trở lại để chứng minh với mọi người rằng ngay cả họ có thể bắt và xử tội chúng tôi dựa trên lệnh bắt, và ngay cả đánh đập và tra tấn chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng trở lại để chứng minh chúng tôi vô tội.

Khi được hỏi vụ xử tử có dính dáng gì tới Otpor, tôi trả lời rằng người đó không quan hệ với Otpor. Anh ta chưa bao giờ trong Otpor, và anh ta cũng không phải là thành viên Otpor. Cảnh sát nói, “Vâng, nhưng chúng tôi tìm thấy các truyền đơn của Otpor trong căn hộ của anh ta”. Hầu như nhà nào cũng có truyền đơn của Otpor, vì chúng tôi phát tán tài liệu cho khách qua đường hoặc bỏ vào các thùng thư. Tôi hỏi họ nếu tờ rơi có trong nhà anh ta chứng minh rằng anh ta hoạt động cho Otpor? Đây là cách họ điều tra đấy hả? Nếu là như vậy, “Thế thì”, tôi nói với họ, “Các anh làm việc rất tốt đấy”.

Một lần nữa, họ nhìn xuống. Đặc biệt là, khi họ thả tôi từ đồn cảnh sát trong ngày hôm đó, sau khi đã giữ tôi 18 tiếng, họ hỏi tôi: “Liệu chúng tôi có thể giữ công việc hiện giờ nếu các anh lên nắm chính quyền không?”

Về cảnh sát: Stanko Lazendic

Bạn có thể thấy họ cũng không thỏa mãn. Dù vậy họ không thể nói ra, vì họ sợ mất việc. Nhân viên cảnh sát tới bắt tôi hỏi họ tới bắt tôi vì chuyện gì. Tôi nói rằng họ, trong tất cả mọi người, phải biết đang bắt tôi vì chuyện gì. Họ trả lời rằng không biết. Sau đó tôi nói vì dán biểu ngữ lên tường. Họ nói không thể tin nổi đây là lý do họ phải bắt tôi. Rồi một người nói nhỏ vào tai tôi: “Tôi cũng không ưa gì Milosevic, nhưng tôi phải làm thế này để giữ công việc”. Tôi nói anh thực thi nhiệm vụ của mình là tốt, nhưng nếu anh lấy gậy đánh đập tôi chỉ vì tôi suy nghĩ khác, thì điều đó không đúng và không thể bỏ qua.

Về sự sợ hãi và ảnh hưởng của những hoạt động từ Otpor lên phụ huynh của các thành viên: Stanko Lazendic

Sự sợ hãi ảnh hưởng rất lớn tới nhiều người. Phải mất nhiều thời gian để một người thoát khỏi sợ hãi, từ chính bản thân, để quyết tâm, để nói “Đủ rồi … Tôi không chịu nổi nữa … Tôi phải phát biểu ý kiến của mình … Tôi phải nói lớn rằng mình không bằng lòng điều gì đó”. Phần lớn mọi người sẽ nói “Im nào – mày có công ăn việc làm”, hoặc chỉ hỏi mọi người tại sao họ không phàn nàn, tại sao họ không nói gì ta sẽ gặp những câu trả lời như “Tôi có việc làm, có con nhỏ, có này có kia”. Có nhiều lời biện hộ khác nhau, và tất cả chỉ vì sợ. Tin tôi đi, hàng xóm thấy cảnh sát tới và phá cửa nhà lúc 3 giờ sáng không phải là một cảnh tượng đẹp.

Không dễ dàng cho phụ huynh phải đối phó những chuyện này. Con cái bị cho là “khủng bố”, bị buộc tội những gì họ không làm, và cảnh sát tới nhà hàng ngày chỉ vì con cái họ biểu thị chính kiến theo kiểu khác. Những phụ huynh phải đi làm và tiếp xúc với đồng nghiệp.

Mỗi chúng ta đều sống qua thời trẻ một cách tiêu cực. Có một tuổi trẻ tiêu cực và tương lai mù mịt, chúng tôi không có gì để mất. Chúng tôi có thể phản ứng và tham gia tạo dựng tương lai riêng, thoát ra khỏi tình trạng này, hoặc đơn giản “im lặng” đầu hàng, và giả bộ như chuyện này không liên quan tới mình.

Về những rủi ro trong việc là thành viên Otpor: Stanko Lajendic

Tôi biết những gì có thể xảy ra từ đầu, và những hậu quả cho việc tôi nói lên ý kiến mình. Tôi ý thức rằng tôi thuộc một tổ chức gọi-là “phi pháp” vì chúng tôi không đăng ký. Tôi biết những gì tôi làm chinh quyền sẽ bực mình. Vì vậy tôi biết mình có thể bị bắt, bị nhốt, xử tội và đánh đập. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi thứ. Tôi tin những gì tôi làm, và tôi đang làm đúng. Tôi biết mình không dùng những cách “dơ bẩn” mà chính quyền đang dùng. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ tới chuyện dùng vũ khí và biểu lộ những phàn nàn của mình vào chính phủ kiểu đó.

Khi mọi người bắt đầu gia nhập Otpor, thanh niên và lớn tuổi hơn, tôi luôn nói với những người mà tôi có dịp: “Các anh ở đây là chọn lựa cá nhân”. Chúng tôi không muốn ép buộc ai tới đây gia nhập, rồi sau này khi bị cảnh sát bắt, các anh sẽ nói “Tôi không biết gì cả … Họ buộc tôi làm thế”. Chúng tôi không muốn điều đó xảy ra. Ai gia nhập Otpor phải nhận thức về những rủi ro và hậu quả có thể . Tôi nói thế, và họ đi theo. Họ biết có thể họ sẽ mất việc sau này, và thân quyến họ cũng có thể mất việc . Cùng lúc, họ biết nếu chúng ta chọn cách đúng đắn diễn đạt niềm tin của mình, nếu chúng tôi cố làm nhiệm vụ của mình, mà thuyết phục mọi người đi bầu, thì cái chính thể này có thể bị lật đổ. Vào ngày 24 tháng Chín, chúng tôi chứng mình điều đó có thể xảy ra.

Về các thành viên Otpor và bị chính quyền reo tiếng xấu: Srdjan Milivojevic

Họ phần lớn đều trẻ, trung bình khoảng 20. Họ đều có học thức, họ yêu nước. Anh không thể cáo buộc phản bội đối với những người đã chiến đấu 4 năm trong các cuộc chiến vô nghĩa của Slobodan Milosevic. Anh không thể nói người ta là phản bội khi họ bảo vệ đất nước khi NATO đưa quân vào, và biết sẽ thua trước khi xảy ra chiến sự - vì họ yêu nước của họ. Anh không thể cáo buộc phản bội đối với những thiếu nữ, 22 hay 23, muốn sống như những thiếu nữ cùng độ tuổi ở các quốc gia khác, được đi du lịch với passport Nam Tư mà không thấy xấu hổ vì mình từ Serbia. Họ là những người biết rõ những gì họ muốn và sẽ phải làm cách nào.

Cái đáng sợ nhất cho chính quyền là chúng tôi đã dùng biện pháp phi bạo lực trong cuộc đấu tranh của mình. Và các phương pháp rất đa dạng làm họ kinh ngạc. Những ý kiến mới luôn tuôn ra và thanh niên là nguồn lực không bao giờ cạn. Lúc nào cũng có ý kiến mới, mới và mới.

Về tác động với cảnh sát: Srdjan Milivojevic

Tôi tin rằng cảnh sát muốn biết có bao nhiêu người hoạt động trong Otpor. Tôi để ý thấy mình bị theo dõi và điện thoại bị nghe lén.

Một đôi lúc qua điện thoại, chúng tôi tuyên cáo sẽ làm những thứ này vào 4 giờ sáng khi trời lạnh kinh khủng và tất nhiên chúng tôi sẽ không tới. Tôi và bạn mình sẽ tới chỗ đó để xem cảnh sát chặn đường, chúng tôi sẽ tới chỗ khác và vẽ lên tường, nói rằng, “Các người chết cóng vô ích. Chúng tôi ở đây tối qua”.

Thế, khoảng một tá thanh niên tụ tập thật nhanh. Chúng tôi chọn lựa hoạt động. Chúng tôi không muốn một tổ chức có người đứng đầu. Tất cả các quyết định đều do thống nhất. Chúng tôi lập kế hoạch cho tất cả các hoạt động của mình. Chúng tôi làm theo kiểu mẫu của Otpor ở Belgrade, của Otpor ở Novi Sad. Và tới tháng 11, chúng tôi quyết định tái tổ chức phong trào Otpor toàn quốc để làm thành một tổ chức nghiêm túc hơn, không có thang bậc, không có người đứng đầu. Sẽ dễ dàng để mua chuộc, bắt hoặc thủ tiêu người đứng đầu. Chúng tôi phải lập ra hàng trăm người đứng đầu loại thấp.

Điều quan trọng nhất đối với dân chúng là chúng tôi không tranh giành quyền lực, nhưng tranh đấu cho tự do của người Serbian. Đây là điểm chính – không chỉ cho người Serbian, mà cho mọi công dân của Serbia.

Về đường lối nghiêm ngặt với cảnh sát và với đám đông dân chúng về vấn đề cảnh sát (Nhu thuật chính trị): Srdja Popovic

Vâng, chúng tôi có một đường lối nghiêm ngặt đối với cảnh sát và đám đông về vấn đề cảnh sát. Tới bây giờ - như trong sách của Gene Sharp và những cuốn khác, có 3 cách để làm cho đám đông tham gia chuyện của mình. Đầu tiên là chuyển hóa (conversion), thứ nhì là thích hợp hóa (accommodation), thứ 3 là bắt buộc (coercion). Như Milosevic bị bắt buộc trong giai đoạn cuối.

Nhưng thường thì sự thương hại của dân chúng sẽ là động lực mạnh mẽ để họ chuyển đổi. Có nguyên một chương trong cuốn sách với tựa đề này, và nếu tôi nhớ không lầm, việc “Trở thành nạn nhân” là một cách để chuyển hóa một người. Và đó là những gì chúng tôi làm. Chúng tôi tạo sự thương hại trong đám đông.

Chuyện bình thường khi một tay cảnh sát to lớn và xấu xa bắt những thiếu nữ tuổi 17. Cũng bình thường sẽ tạo ra [thương hại] trong những người là phụ huynh vì họ nhìn thấy con cái mình trong những người hoạt động Otpor. Nhưng đối với cảnh sát, chúng tôi cố tiếp cận họ 3 lần và lần thứ 3 thì có hiệu quả. Lần đầu tiên, chúng tôi tạo ra một thông điệp. Chúng tôi có qua huấn luyện trong việc tạo ra thông điệp. Thông điệp của chúng tôi là “Không có giao tranh giữa cảnh sát và chúng tôi”. Người khác đã dùng lầm cảnh sát để chống lại sinh viên. Điều này không bình thường. Không có lý do gì cảnh sát lại đi chiến đấu chống lại tương lai của đất nước này – và chúng tôi lập lại và lập lại điều này trong các hoạt động công cộng của mình.

Một ví dụ quan trọng là mùng 4 tháng Tư, khi chúng tôi tổ chức một sự kiện ở Quảng Trường Sinh Viên (Students’ Square). Ngày 4/4 ở đây là “Ngày Sinh Viên” vì trong những năm 1930, có một cuộc đụng chạm giữa sinh viên và cảnh sát làm 2 sinh viên bị giết. Và ngày đó trở thành lễ cho sinh viên ở đây. Vì vậy chúng tôi chọn ngày đó và nói: “lịch sử sẽ không tái diễn” – đó là một trong những lời kêu gọi của chúng tôi. “Chúng tôi không đánh nhau với cảnh sát”. Và những gì chúng tôi làm, chúng tôi chọn 10 thanh niên, cột tay và bịt mắt họ, và họ đóng vai sinh viên. Họ quay mặt vào tường và một thiếu nữ với thùng sơn đỏ biểu tượng của máu – và trước mặt khán giả cũng như nhà báo. Ở cái tường khác, một nhóm các người hoạt động của chúng tôi trải những tờ giấy trắng, dính lên tường bằng kim và viết những cái tên lên đó. Và những cái tên trên giấy là tên của những cảnh sát đã chết một cách vô ích trong cuộc chiến của Milosevic ở Croatia, Bosnia, Kosovo.

Và thông điệp chúng tôi muốn truyền tải là chúng tôi, cùng với nhau, là nạn nhân của chế độ. Và không có lý do nào để gây ra đối kháng giữa các nạn nhân với nhau. Một loại nạn nhân trong đồng phục xanh, nạn nhân loại kia mặc quần jeans xanh, nhưng không có lý do đổ máu giữa 2 khối . Vì vậy chúng tôi được 4 hay 5 mục chính (headlines) trong thông tin với thông điệp đó, và chúng tôi biết rằng đã tạo kết quả trong giới cảnh sát.

Sau đó chúng tôi tổ chức diễu hành với phái nữ phía trước, đem hoa trong ngày Cảnh sát Quốc gia. Chúng tôi tới trạm cảnh sát. Họ dừng chúng tôi. Một tình huống vô cùng ngu ngốc. Họ đứng đó, lực lượng đặc biệt, trong trang phục ngụy trang, trông rất ngầu. Sau họ, cảnh sát trong đồn ngó ra từ những cửa sổ và các cô gái thẩy hoa về phía họ - và lần khác nữa.

Nhưng nói chung, thành quả lớn nhất là phương phát chúng tôi dùng để làm dịu cảnh sát vì ngày 1 tháng 11, vào thứ Hai và chúng tôi bắt đầu diễu hành qua Belgrade vì đã thỏa thuận với DOS là để các thủ lĩnh của họ rời Belgrade và tới vùng Kolubara đang có đình công của thợ mỏ. Đó là điểm chính của toàn bộ câu chuyện. Và chúng tôi nhận vai trò cổ động và thúc giục ở Belgrade. Thế là chúng tôi tổ chức những cuộc diễu hành lớn trong 3 ngày bắt đầu khoảng vài ngàn sinh viên càng ngày càng tăng kéo dài nhiều cây số cho tới 40 000 người. Đấy là những gì chúng tôi làm. Mọi người tham gia, và mọi người đều bày tỏ, và, ngày đầu là 23, ngày cuối cùng dài tới 29 cây số. Cuộc diễu hành kéo dài bảy tiếng rưỡi. Chúng tôi được gì ngoại trừ làm kiệt sức những người dẫn đầu khối người đó? Thành công là khối người đó phải đi qua mọi nơi và mọi người phải nhìn thấy được từ cửa sổ. Thí dụ, nếu bạn có 40 000 người cùng đồng lòng, trong 7 tiếng rưỡi – có nghĩa hơn 100 000 người chứng kiến trong 5 phút, 10 phút, nửa tiếng – và cảm thấy hứng khởi.

Một ví dụ khác, vào ngày có đối kháng tại mỏ Kolubara, cảnh sát được lệnh phải can thiệp, nhưng họ từ chối. Vì vậy chúng ta phải đưa ra sự ủng hộ của sinh viên – hàng ngàn người của chúng tôi bây giờ ủng hộ những người dũng cảm đó đang làm nhiệm vụ của họ là bảo vệ nhân dân – vì đó là nhiệm vụ của cảnh sát. Và chúng tôi dùng một lời hô từ những trận đá banh – đội tuyển quốc gia Nam Tư mặc đồng phục xanh, và họ rất nổi tiếng ở đây . Và có lệ các cổ động viên bóng đá sẽ đồng thanh “Các bạn áo xanh! Các bạn áo xanh! Các bạn áo xanh!” từ hàng ngàn cổ họng. Việc đó làm giảm căng thẳng và đưa thông điệp vào tư duy của họ thúc dục những người của chính chúng tôi và đưa ra thông điệp, “Nào, nào, hãy gia nhập với chúng tôi”.

Ngược lại là những cuộc biểu tình khi trước ở Serbia mà không có hướng dẫn thích hợp, mọi người sẵn sàng đối diện với cảnh sát, khiêu khích họ với những tiếng hú (như chó) vì tiếng lóng của Serbia chỉ cảnh sát là chó. Và chuyện này làm tăng độ căng thẳng, cũng đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng chúng ta là kẻ thù, và xung đột là cần thiết. Vậy những gì chúng tôi làm bây giờ là cố vượt qua bộ đồng phục và lay động họ ở đáy lòng, để nói rằng nào các anh, chúng ta cùng nhau. Đây là đất nước của chúng ta. Các anh là bộ phận cần thiết của đất nước này. Chả có lý do gì để cứu vãn một tay độc tài thất bại – Chuyện đó ngu xuẩn.

(Trích trong cuộc phỏng vấn với Steve York: Belgrade, 30 tháng Mười một, 2000.)


Người dịch : Lề Trái 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo