Bút Gà - Tớ, Bút Gà, chấp bút cho (thủ) anh Đinh Thế Huynh của bộ hầu đồng (BCT) bình vôi đảng CSVN, đang ngồi chầu thì bà thét to bảo phải dập tắt ngay tiếng chuông vang vang đang làm váng óc bà. Bà phán là đã có tiếng “chuông gọi hồn ai”. Các cậu biết tiếng chuông (tuyên cáo) đó ở đâu ra hay lại vờ vịt để các anh phải chỉ ra. Đây là giờ thứ hai mươi nhăm, giờ quyết liệt. Nuôi quân ba năm, dụng quân một giờ. Các anh đã nuôi dưỡng hơn 700 tờ báo, cả chục đài truyền hình các cậu bao năm nay thì giờ này các cậu phải thi hành “nhiệm vụ chính trị được giao” xuất quân báo (ơn) đảng.
Các anh đã gởi thủ nhang Hồ Xuân Sơn thứ trưởng Bộ Ngoại giao (gian) đến dâng hương khấn lời hữu hảo “thực hiện nghiêm túc thỏa thuận”. Trước đó thì bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh đã “hội đàm hữu hảo song phương” lặp lại lời 4 tốt “anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt” v.v… thế mà đồng chí anh em môi (ta sơ) hở răng (anh) cạp (thêm cái lưỡi bò liếm tuốt luốt biển đảo) cũng chẳng tin tưởng. Đồng chí anh em nay lại vời các cậu về chầu thiên triều[1] nghe huấn thị đi theo lề báo Đảng CSTQ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi ranh đe các cậu phải quản lý, đăng lại các bản tin TQ không được biên tập, sửa đổi đấy à.
Tuần trước tớ đã tất bật chấp bút sổ toẹt vài dòng cho các tay nhân sĩ, trí thức gởi kiến nghị[2] nhằm bịt miệng chúng. Thế đấy, chúng lại biết tỏng là các anh mày chỉ vất kiến nghị vào sọt rác chả bao giờ phúc đáp nên đã ra trò, giở quẻ. Các anh mày đang điên tiết lên vì chúng. Các anh đã biết chắc có ai đứng sau lưng, ai trả tiền cho chúng. Chúng to gan không thậm thụt cửa sau với bộ ngoại giao (gian) và quyết liệt từ chối giao tiếp theo cơ chế xin-cho.[3] Chúng đã thực thi tinh thần dân chủ và thực hiện quyền công dân có tự do ngôn luận để ra “Tuyên cáo đặc biệt”[4]. Đó là tiếng reo vang dũng cảm của các cây thông, cây tùng, cây cổ thụ và ngàn vạn cờ lau cũng sẽ đáp tiếng réo hò.
Bịt miệng chúng không xong mà kéo chúng vào đồng lõa, tòng phạm cũng chưa được thì chỉ có cách dùng tuyệt chiêu cuối cùng – chước người-ngoài-cuộc[5]. Các cậu phải cô lập những cây cổ thụ trong giới trí thức và nhân sĩ để ngàn vạn cờ lau thanh niên, sinh viên, trí thức trẻ không trỗi dậy thành rừng. Chúng ta không thể để bọn cờ lau dương ngọn cờ Đinh Bộ Lĩnh.
Lúc trước các cậu đã giao cho cái phèng la (Đông La) đồng thau dùng bút tà vẩy mực bôi đen các tay “phản động”. Bà đồng không quên phát lộc cho chúng. Giờ thì các cậu phải tiến cử các ngòi bút (tà) vạch lá tìm sâu để đánh đổ các cây đa, cây đề này. Đó là chiến thuật “kẻ sĩ/sỉ nhục kẻ sĩ”[6]. Nhắc cho các cậu nhớ là ta phải dùng các ngòi (bồi) bút khác chứ đừng dùng cái phèng la rỉ sét cũ nữa.
Thế nhưng việc tối quan trọng hơn cả việc cô lập các cây cổ thụ là các cậu phải vô hiệu hóa đám cờ lau này thành những người-ngoài-cuộc – những kẻ “thức thời” thời thượng chỉ nhướng mắt xem.
Các cậu biết rồi đấy, rất dễ thôi nhưng chớ khinh suất. Phải làm cho chúng thấy sự an toàn[7] cá nhân và gia đình là cơ bản còn tất cả thứ khác đều tuốt tuột. Phải dùng oản lộc để lôi cuốn chúng về làm thủ nhang, đồng đèn, thủ anh, lính chị cho bình vôi–bái vật–bà đồng[8].
Trên các phương tiện truyền thông, các trang mạng đưa tin những chuyện lộ hàng, gú gái kích thích cho gú-gồ hàng nóng. Các đài truyền hình phải mở ra nhiều trò chơi mua vui cá nhân cạnh tranh, kè cựa lẫn nhau kiểu “ái-đồn” (idol) “mó-đồn” (model), siêu sao điểm hẹn, ái ngã đề cao bản thân (narcissitic). Mở các chương trình đấu giá từ thiện khuyến khích giới trung lưu tham gia phong trào làm công quả, làm từ thiện mua tín chỉ đạo đức cùng lúc tránh né vấn đề “nhạy cảm” về nước, về dân.
Một mặt các cậu tung tin rối loạn mọi thứ để tạo tâm trạng bấn an, để tạo nỗi sợ hãi mơ hồ bao trùm trong cuộc sống.
Các cậu phải liên tục tăng cường đăng tải tin vật giá leo thang, cổ phiếu trồi sụt, vàng bạc kỷ lục, điện cúp, thiếu xăng, hố tử thần, tai nạn giao thông, nhà trẻ bạo hành, ly dị ly hôn, đốt nhà đốt trường, cướp đường cướp chợ.
Các cậu gài khung cho ngôn từ “trật tự”, “ổn định” với nhà nước chuyên chính độc tài và gài khung “khích động”, “hỗn loạn” cho các phong trào đấu tranh dân chủ tự do. Người dân với tâm trạng bất an thường xuyên về kinh tế, đời sống chỉ muốn “trật tự” và “ổn định” để làm ăn và như thế tự họ sẽ đứng bên lề với các “nhạy cảm” tự do dân chủ.
Các cậu phải biết đa số nhân dân rất chán ghét chế độ ta nhưng không biết phản kháng lại. Họ là số đông thầm lặng, những con dân chân lấm tay bùn, mặt cúi đất lưng đội trời, lo ngày hai bữa (thời bão giá nên 3 rút lại còn 2) đầu tắt mặt tối, chỉ thầm than thân trách phận. Họ oán, họ hận nhưng bao thời gian đã dành để kiếm cơm đổ vào cái bao tử, dạ dày thì còn hơi sức đâu để mà phản kháng. Họ bị gạt ra ngoài lề của xã hội và làm người-ngoài-cuộc của thời cuộc nhiễu nhương. Đấy là ý nguyện sâu xa của đảng ta từ ngày cướp chính quyền. Các chú mày quên rồi nhẩy.
Mặt khác các cậu đưa tin về thành công, thành đạt cá nhân, hào quang siêu sao, thần tượng để tạo một ước mơ, một đối tượng cho thanh thiếu niên khát khao tìm kiếm với ý nghĩ rằng ta cũng có thể vươn lên. Từ “kinh tế thị trường” bung ra cũng được khối việc. Chúng sẽ dồn hết tâm tư sức lực để vuơn lên với ảo tưởng mình cầm trong tay chiếc vé số độc đắc. Chúng không biết rằng những vé số độc đắc đó các anh mày đã phân phát cho thiếu chủ CCCC (con cháu cáu cụ) bộ sậu. Và muôn đời chúng sẽ là những người đứng bên lề.
Khi đa số chúng đã hành xử như người-ngoài-cuộc thì những cây cổ thụ kia chỉ đơn độc “làm cây thông đứng giữa trời mà reo” hò hét khản cổ, hết hơi cho đến thân tàn. Đó chẳng phải là độc chiêu chứ là gì!
Này, bà phán là đã có tiếng “chuông gọi hồn ai” thì các cậu phải biết ai ấy là các cậu đấy. Các cậu liệu hồn. Muốn giữ chân/thân thì phải khẩn trương vô-hiệu-hoá bọn cờ lau thành những người-ngoài-cuộc.
gửi Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com
[5] Hiệu ứng người-ngoài-cuộc (Wikipedia: Bystander effect) hoặc hội chứng Genovese là một hiện tượng tâm lý xã hội đề cập đến trường hợp cá nhân không tham gia giúp đỡ trong một tình huống khẩn cấp cho nạn nhân khi đã có những người khác chung quanh. Xác suất giúp đỡ tỷ lệ nghịch với số lượng người xung quanh, nói một cách khác, số lượng của những người xung quanh càng lớn hơn thì ít có khả năng là bất kỳ một trong số họ sẽ giúp. Chỉ cần sự hiện diện của những người xung quanh khác làm đã làm giảm sự can thiệp. Điều này xảy ra bởi vì khi số người xung quanh gia tăng, bất kỳ người ngoài cuộc ít nhận thấy được sự cố, ít có khả năng xem sự kiện là một vấn đề, và ít có khả năng nhận trách nhiệm để hành động.
[5] Hiệu ứng người-ngoài-cuộc (Wikipedia: Bystander effect) hoặc hội chứng Genovese là một hiện tượng tâm lý xã hội đề cập đến trường hợp cá nhân không tham gia giúp đỡ trong một tình huống khẩn cấp cho nạn nhân khi đã có những người khác chung quanh. Xác suất giúp đỡ tỷ lệ nghịch với số lượng người xung quanh, nói một cách khác, số lượng của những người xung quanh càng lớn hơn thì ít có khả năng là bất kỳ một trong số họ sẽ giúp. Chỉ cần sự hiện diện của những người xung quanh khác làm đã làm giảm sự can thiệp. Điều này xảy ra bởi vì khi số người xung quanh gia tăng, bất kỳ người ngoài cuộc ít nhận thấy được sự cố, ít có khả năng xem sự kiện là một vấn đề, và ít có khả năng nhận trách nhiệm để hành động.