Chọn địa điểm xuống đường yêu nước - Dân Làm Báo

Chọn địa điểm xuống đường yêu nước

Qua những kinh nghiệm từ những lần tuần hành, biểu tình trước và từ những thảo luận trên các diễn đàn mạng, nhóm Ngày Chủ Nhật xin được góp ý kiến như sau:


Nếu chúng ta muốn một vài nhân viên TQ mở cửa sổ nhìn chúng ta biểu tình chống bắc triều xâm lược thì địa điểm phải là ĐSQ TQ. Nếu chúng ta muốn càng nhiều đồng bào có cơ hội chứng kiến, tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra, ủng hộ hay tham gia đoàn thì địa điểm là những nơi đông người. Đó cũng là nơi mà nếu chúng ta muốn nhiều người thấy cảnh công dân bị cấm yêu nước thay vì chỉ có chúng ta. Đối tượng nhắm tới là một trong những yếu tố quyết định địa điểm.

Một đoàn biểu tình cả ngàn người trong một khu vực quá rộng lớn sẽ trở thành nhỏ bé, âm thanh lạc lõng. Một nhóm biểu tình vài trăm người trong một khu vực nhỏ sẽ thành đông đảo, âm thanh vang dội, tràn đầy khí thế. Ấn tượng, cảm giác muốn có cũng là yếu tố quyết định.

Công sở là nơi dễ dàng bị ngăn thành vùng cấm. Nhưng không dễ cấm đoán nếu đó là một phố chợ đông người. Đứng trước một khuôn viên vắng lặng chỉ có áo xanh áo vàng, mỗi người sẽ dễ có tâm lý sợ hãi. Hòa nhập vào đám đông đang sinh hoạt hàng ngày sẽ cho chúng ta một cảm giác an toàn hơn và lý cớ giải thích sự có mặt khi cần. Rào cản và tâm lý là một yếu tố làm cho việc xuống đường yêu nước thành công nhiều hay ít.

Tụ tập tại một điểm xuất phát tuy thuận tiện nhưng cũng dễ bị ngăn chận. 500 người, 20 nhóm bạn tuần hành nhiều ngả khác nhau rồi mới tụ về một nơi có sẵn 1000 người đang dạo phố, ăn uống... sẽ làm việc ngăn chận khó khăn hơn. Liên lạc, thông báo với nhau trong khi đang đi tuần hành ở những chỗ khác nhau để kéo về một nơi là một việc làm không khó khăn lắm với phương tiện sms và cập nhật thông tin trên các trang blog, facebook.

Ở Thái Lan, phe áo đỏ biểu tình ở trung tâm thương mại lớn và biến chuyện của họ thành chuyện của cả thủ đô.

Tại Georgia, những người biểu tình hẹn nhau tại những nhà thờ lớn vào đúng giờ tan lễ.

Ở Zimbabwe người dân biểu tình bằng cách lái xe chậm lại trên phố.

Có nơi người ta tổ chức biểu tình ở gần trường đại học chỉ vì mục đích chính là muốn các bạn sinh viên quan tâm, tìm hiểu và tham gia.

Tại Ấn Độ, vào năm 1930 Mahatma Gandhi phát động chiến dịch chống lại chính sách độc quyền sản xuất muối của thực dân Anh. Địa điểm ông chọn là bãi biển Dandi, nơi mà ông sẽ cùng với người dân Ấn nhặt một nhúm muối như là 1 hành động biểu tượng chống lại luật của thực dân Anh. Cùng với 78 công dân yêu nước Ấn Độ, ông đã đi bộ 23 ngày cho 1 đoạn đường dài 400km, khởi hành từ thành phố Sabarmiti để đến Dandi. 100 người nhập đoàn. 1000 người nhập đoàn. Hàng ngàn người nhập đoàn. Không! ông Gandhi đã không biểu tình ở Dandi. Ông đã làm một cuộc biểu tình bằng chân mà sau mỗi bước chân, ông có thêm 1 người đồng hành. Cảnh sát Anh khi thấy đoàn người đến Dandi thì cuộc đấu tranh xem như đã chấm dứt với thắng lợi đã thuộc về Mahatma Gandhi. Không phải chỉ đến lúc tụ tập cuộc biểu tình mới chính thức diễn ra!. Biểu tình & tuần hành, có khi, tuy 2 mà 1 tuy 1 mà 2.

Nhóm Ngày Chủ Nhật


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo