Phạm Trần - Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam đã giết chết mọi hy vọng lột xác Việt Nam bằng một Hiến pháp mới khi đưa ra những lời tuyên bố cực kỳ bảo thủ, ù lì và tụt hậu trong bài diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 2 của Ban Chấp hành Trung ương đảng XI ngày 10-7 (2011).
Nguyễn Phú Trọng nói: “Về triển khai nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992: Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và thống nhất cao về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các định hướng lớn và phương châm, phương pháp tiến hành; đồng thời nhấn mạnh một số điểm sau:
- Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số văn bản luật có liên quan; căn cứ vào nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội lần thứ XI của Đảng; kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những nội dung cần thiết, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
- Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước ta đã được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992. Đó là, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam- đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa; tăng cường kỷ luật, kỷ cương; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng. Có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm đúng định hướng, không để các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc.”
Thứ nhất, việc thi hành Hiến pháp năm 1992 không có gì để tổng kết vì tất cả những quyền cơ bản và quan trọng nhất của dân ghi trong Điều 1 của Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã bị đảng trắng trợn chà đạp lên từ khi có những sửa đổi qua ba thời kỳ năm 1959, 1980 và 1992.
Điều thứ 1 ấy viết rằng: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
Thứ nhất, việc thi hành Hiến pháp năm 1992 không có gì để tổng kết vì tất cả những quyền cơ bản và quan trọng nhất của dân ghi trong Điều 1 của Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đã bị đảng trắng trợn chà đạp lên từ khi có những sửa đổi qua ba thời kỳ năm 1959, 1980 và 1992.
Điều thứ 1 ấy viết rằng: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”
Quyền bính trong nước bây giờ đang nằm trong tay đảng hay tay dân thì đảng biết rồi. Người dân không được dự phần vào việc nước như Hiến pháp đã quy định, và những quyền hiến định của dân cũng không được nhà nước tôn trọng và thi hành thì tổng kết làm gì cho mất thời giờ ?
Ngay cả việc sửa đổi Hiến pháp, đảng cũng cướp mất của dân để giao cho Quốc hội toàn người của đảng quyết định, từ lần sửa Hiến pháp đầu tiên năm 1959.
Trước năm 1959 thì dân là người được Điều 70 của Hiến pháp 1946 cho quyền quyết định sau cùng việc sửa đổi Hiến pháp, sau khi Quốc hội bỏ phiếu chấp thuận.
Ngay cả việc sửa đổi Hiến pháp, đảng cũng cướp mất của dân để giao cho Quốc hội toàn người của đảng quyết định, từ lần sửa Hiến pháp đầu tiên năm 1959.
Trước năm 1959 thì dân là người được Điều 70 của Hiến pháp 1946 cho quyền quyết định sau cùng việc sửa đổi Hiến pháp, sau khi Quốc hội bỏ phiếu chấp thuận.
Điều này viết nguyên văn: “Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.”
Nhưng bắt đầu từ lần tu chính năm 1959 và tiếp theo 2 lần sau năm 1980 và 1992 thì đảng đã cướp mất quyền “phúc quyết” của dân.
Đảng bảo Quốc hội, do “đảng chọn dân bầu”, tự động ghi vào Ðiều 112 (Hiến pháp 1959): “Chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Đến lần sửa năm 1980, quyền sửa Hiến pháp tiếp tục được ghi trong Điều 147: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Và Điều này một lần nữa được Hiến pháp 1992 chép lại: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Đến tháng 7 năm nay (2011), Ban Chấp hành Trung ương đảng tiếm luôn quyền của Quốc hội để sửa Hiến pháp. Nguyễn Phú Trọng nói việc này đến 2 lần trong ngày khai mạc (4-7-011) và bế mạc Hội nghị Trung ương 2 (10-07-011) rằng: “Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng.”
Trong khi khoản 1, Điều 84 Hiến pháp 1992 đã quy định: “Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Và Điều này một lần nữa được Hiến pháp 1992 chép lại: “Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.”
Đến tháng 7 năm nay (2011), Ban Chấp hành Trung ương đảng tiếm luôn quyền của Quốc hội để sửa Hiến pháp. Nguyễn Phú Trọng nói việc này đến 2 lần trong ngày khai mạc (4-7-011) và bế mạc Hội nghị Trung ương 2 (10-07-011) rằng: “Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng cần được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng.”
Trong khi khoản 1, Điều 84 Hiến pháp 1992 đã quy định: “Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.”
Như vậy rõ ràng là đảng đã cướp quyền Quốc hội và ngồi lên Hiến pháp.
Thứ hai, khi Trọng bảo Hiến pháp sửa đổi còn phải “căn cứ vào nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội lần thứ XI của Đảng…”, thì mọi người muốn biết Cương lĩnh này có gì hay hơn Hiến pháp mà phải “ăn theo” ?
Cương lĩnh bổ sung năm 2011, thông qua tại Đại hội đảng XI (tháng 01/2011), cơ bản vẫn là Cương lĩnh năm 1991 (Đại hội đảng VII) có cả những ý tưởng lạc hậu, mơ hồ và ảo tưởng như cho rằng: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”
Do đó, Cương lĩnh viết: “Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.” ?
SỐNG VỚI NƯỚC BỌT
Trước kỳ Đại hội đảng XI, lý luận này đã được đem ra thảo luận, lầy ý kiến nhân dân và nhiều Nhà Trí thức, Học giả đã phê bình gay gắt yêu cầu xóa bỏ những lý luận ngớ ngẩn như thế. Họ cho rằng lập luận này không phù hợp với xu hướng thời đại, và yêu cầu bỏ chủ trương tiế tục lấy Chủ nghĩa Cộng sản làm nền tảng xây dựng đất nước.
Họ cũng lên án Cương lĩnh tiếp tục dành quyền chủ đạo kinh tế cho Nhà nước vì như thế là độc quyền kinh tế, không phù hợp với xu hướng hội nhập và hạn chế đầu tư của nước ngòai đề phát triển đất nước.
Như vậy rõ ràng là đảng đã cướp quyền Quốc hội và ngồi lên Hiến pháp.
Thứ hai, khi Trọng bảo Hiến pháp sửa đổi còn phải “căn cứ vào nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội lần thứ XI của Đảng…”, thì mọi người muốn biết Cương lĩnh này có gì hay hơn Hiến pháp mà phải “ăn theo” ?
Cương lĩnh bổ sung năm 2011, thông qua tại Đại hội đảng XI (tháng 01/2011), cơ bản vẫn là Cương lĩnh năm 1991 (Đại hội đảng VII) có cả những ý tưởng lạc hậu, mơ hồ và ảo tưởng như cho rằng: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”
Do đó, Cương lĩnh viết: “Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.” ?
SỐNG VỚI NƯỚC BỌT
Trước kỳ Đại hội đảng XI, lý luận này đã được đem ra thảo luận, lầy ý kiến nhân dân và nhiều Nhà Trí thức, Học giả đã phê bình gay gắt yêu cầu xóa bỏ những lý luận ngớ ngẩn như thế. Họ cho rằng lập luận này không phù hợp với xu hướng thời đại, và yêu cầu bỏ chủ trương tiế tục lấy Chủ nghĩa Cộng sản làm nền tảng xây dựng đất nước.
Họ cũng lên án Cương lĩnh tiếp tục dành quyền chủ đạo kinh tế cho Nhà nước vì như thế là độc quyền kinh tế, không phù hợp với xu hướng hội nhập và hạn chế đầu tư của nước ngòai đề phát triển đất nước.
Nhiều Trí thức còn đề nghị viết hẳn một Cương lĩnh mới nhưng ý kiến này đã bị những “cái đầu đá ong” bảo thủ, lạc hậu và chậm tiến trong đảng bác bỏ. Phe cứng đầu khăng khăng cho mình có lẽ phải nên mới cả gan viết rằng: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử.”
Nhưng Đảng đã hỏi ý dân về một thể chế chính trị bao giờ đâu mà bảo “khát vọng của nhân dân” là “đi lên chủ nghĩa xã hội “?
Nhưng Đảng đã hỏi ý dân về một thể chế chính trị bao giờ đâu mà bảo “khát vọng của nhân dân” là “đi lên chủ nghĩa xã hội “?
Nhưng cứu cánh của “chủ nghĩa xã hội” là gì thì mọi người hãy đọc một đoạn trong Điều lệ Đảng, thông qua tại Đại hội đảng XI (tháng 01/2011) để thấy rõ hơn mặt trái của chiếc bánh vẽ: “Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.”
À thì ra mục tiêu “quá độ” lên chủ nghĩa xã hội mà đảng CSVN vẫn tuyên truyền từ ngày có chủ trương Đổi mới năm 1986 chẳng qua cũng chỉ để tiến đến mục tiêu cuối cùng là “Chủ nghĩa Cộng sản”.
À thì ra mục tiêu “quá độ” lên chủ nghĩa xã hội mà đảng CSVN vẫn tuyên truyền từ ngày có chủ trương Đổi mới năm 1986 chẳng qua cũng chỉ để tiến đến mục tiêu cuối cùng là “Chủ nghĩa Cộng sản”.
Những điều còn lại trong diễn văn ngày 10-7 (2011) của Nguyễn Phú Trọng như sửa đổi Hiến pháp phải phản ảnh chủ trương “Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo”, hay “. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” v.v... chẳng qua cũng chỉ là phần còn lại của chiếc bánh vẽ khổng lồ đã có trong tất cả 4 bản Hiến pháp và các văn kiện, Cương lĩnh, Điều lệ đảng và hàng hà sa số Luật, Pháp lệnh, Nghị định khác chưa hề bao giờ được thi hành trong thực tế đời sống của dân.
- Hãy lấy tỷ dụ như quyền bầu cử và ứng của của dân chưa bao giờ được dân chủ thi hành như Hiến pháp nói. Các chức vụ của Hội đồng nhân dân và Đại biểu Quốc hội đều do đảng chọn để dân bầu, qua Tổ chức Mặt trận Tổ quốc của đảng quyết định.
- Hãy lấy tỷ dụ như quyền bầu cử và ứng của của dân chưa bao giờ được dân chủ thi hành như Hiến pháp nói. Các chức vụ của Hội đồng nhân dân và Đại biểu Quốc hội đều do đảng chọn để dân bầu, qua Tổ chức Mặt trận Tổ quốc của đảng quyết định.
- Quốc hội chưa bao giờ chứng minh là một cơ quan Lập pháp độc lập với đảng vì hầu hết các Đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CSVN. Như vậy đảng vừa tự cho mình độc quyền lãnh đạo Nhà nước và tòan xã hội qua Điều 4 Hiến pháp lại cầm đầu luôn cà Quốc hội.
Do đó quyền giám sát của Quốc hội chưa bao giờ được thi hành đầy đủ, quyền làm luật của Quốc hội cũng do đảng và nhà nước làm thay để cho các Đại biểu bỏ phiếu thông qua cho hợp pháp thì Đại biều Quốc hội là “con rối” à ?
Do đó quyền giám sát của Quốc hội chưa bao giờ được thi hành đầy đủ, quyền làm luật của Quốc hội cũng do đảng và nhà nước làm thay để cho các Đại biểu bỏ phiếu thông qua cho hợp pháp thì Đại biều Quốc hội là “con rối” à ?
Vì vậy Quốc hội mới có các tên gọi không tao nhã như: “bù nhìn”, “cơ quan đóng dấu”, và các Đại biều Quốc hội được dân tặng cho danh hiệu “Nghị gật”, tuy đôi khi có phát biếu rất hăng nhưng đến khi bỏ phiếu thì lại xếp hạng làm theo “phong trào”, theo lệnh của “Đòan đại biểu tỉnh nhà” cho khỏi mất lòng nhau !
Hãy lấy việc Quốc hội “nhắm mắt” bỏ phiếu chấp thuận “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” năm 1999 là một bằng chứng cho việc đảng bảo thì phải làm, không cần biết Hiệp ước này đã cắt Thác Bản Giốc và bao nhiêu ngọn đồi chiến lược nằm sâu trong nội địa Việt Nam cho Bắc Kinh.
Quốc hội cũng không dám to chuyện về việc Đảng để cho Tầu vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, hay điều tra các vụ ngư dân Việt Nam bị quân Tầu bắn giết, đàn áp dã man, cấm đánh bắt ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam quanh hai quần đào Hòang Sa và Trường Sa trong nhiều năm qua.
Hãy lấy việc Quốc hội “nhắm mắt” bỏ phiếu chấp thuận “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” năm 1999 là một bằng chứng cho việc đảng bảo thì phải làm, không cần biết Hiệp ước này đã cắt Thác Bản Giốc và bao nhiêu ngọn đồi chiến lược nằm sâu trong nội địa Việt Nam cho Bắc Kinh.
Quốc hội cũng không dám to chuyện về việc Đảng để cho Tầu vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, hay điều tra các vụ ngư dân Việt Nam bị quân Tầu bắn giết, đàn áp dã man, cấm đánh bắt ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam quanh hai quần đào Hòang Sa và Trường Sa trong nhiều năm qua.
- Cơ quan Tư pháp thì chưa bao giờ được xứng đáng coi là một cơ chế độc lập với nhà nước và với đảng vì cán bộ Tư pháp cũng là đảng viên nên các phiên tòa, phần nhiều được xử theo ý đảng, thay vì lòng dân và luật pháp.
- Các quyền tự do hiến định của người dân, kể cả quyến biểu tình chống ngọai xâm, khiếu kiện đòi công bằng bất bạo động cũng bị đàn áp, bắt tù, vu oan, cáo vạ thì những lời của đảng nói như: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” có ý nghĩa gì không, hay đó chỉ là những câu chữ lãng nhách trên đâu môi, chót lưỡi ?
Như vậy nếu Nguyễn Phú Trọng giỏi hơn các Tổng Bí thư trước thì cứ việc sửa đổi Hiến pháp cho dân được nhờ. Làm sao mà những điều ghi trong Hiến pháp mới có được sự sống và hơi thở của những người đã nằm xuống cho Trọng được sống, chứ không phải là những bóng ma dật dờ và sự chết của những con người hẩm hiu chẳng may vì nghe theo đảng mà đi lầm đường.
Những thế hệ con cháu của những bóng ma ấy đang chờ được ăn “chiếc bánh thật” chứ nếu họ lại phải ăn thêm “bánh vẽ “như cha ông họ thì thà đừng làm còn hơn để bị nguyền rủa là vong ơn, bạc nghĩa. -/-
Phạm Trần
(07/011)
Như vậy nếu Nguyễn Phú Trọng giỏi hơn các Tổng Bí thư trước thì cứ việc sửa đổi Hiến pháp cho dân được nhờ. Làm sao mà những điều ghi trong Hiến pháp mới có được sự sống và hơi thở của những người đã nằm xuống cho Trọng được sống, chứ không phải là những bóng ma dật dờ và sự chết của những con người hẩm hiu chẳng may vì nghe theo đảng mà đi lầm đường.
Những thế hệ con cháu của những bóng ma ấy đang chờ được ăn “chiếc bánh thật” chứ nếu họ lại phải ăn thêm “bánh vẽ “như cha ông họ thì thà đừng làm còn hơn để bị nguyền rủa là vong ơn, bạc nghĩa. -/-
Phạm Trần
(07/011)
gửi Danlambao