Phan Thế Hải - Cứ năm năm một lần, Tiệc ta lại diễn lại trò cũ: Đại hội đại hiếc, thảo luận thảo liếc, góp ý góp iếc kéo dài cả năm trời, nghe qua thấy dân chủ chẳng kém gì Hợp chủng quốc ở bên kia bán cầu. Ty nhiên, những trò đó chỉ diễn ra trên sân khấu còn thực chất là sự dàn xếp, chia chác ở sau hậu trường. Trò này được kết thúc bằng sự hợp thức hóa ở QH theo thể thức, giới thiệu 1, bầu 1, trúng y chang chỉ đạo của Tiệc, không trật một nhân nào.
Thời Mạc-Lê, nhà nước Đại Việt đã có sự tồn tại song song của nhiều nhóm quyền lực. Thực quyền nằm trong tay phủ chúa. Chúa Trịnh (1545 – 1787) kiểm soát quyền lực nhà nước từ thời Lê Trung hưng của nhà Hậu Lê. Nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi báu do có công lập quốc. Bộ máy triều đình lúc này hoạt động theo thể chế song trùng.
Chúa Nguyễn (Tấn) thời ta nắm Phủ từ năm 2 lẻ sáu. Trên cương vị là người đứng đầu Phủ, chúa Nguyễn chọn ngay để tử thân cận từ thời ở Kiên Giang nắm ngành CA. Đây là ngành quản lý hồ sơ cán bộ cao cấp của tiệc. Ông nào ra răng, tiền sự thế nào, đơn thư khiếu kiện ra sao, bi nhiêu bồ bịch, tài sản đứng tên ai đều đầy đủ chi tiết như luận văn tiến sỹ.
Bộ này cũng là cơ quan chi phối cả lực lượng quân đội, vốn trở thành lò luyện tham nhũng từ khi đất nước mở cửa. Là lực lượng quản lý nhiều đất đai, đều toàn là vị trí đắc địa, việc chia chác các lợi ích, phân bổ chức sắc, thăng quân hàm quân hiếc thường theo các nhóm quyền lực, sờ đến đâu có mùi vị tham nhũng ở đó, xử lý thế nào là tùy ở ý chúa. Đứa nào trung thành, cho tại vị, thậm chí leo lên cao hơn, đứa nào rục rịch khác ý, rút phép thông công.
Chúa lộng hành cả nhiệm kỳ, thành tích bết bát, tham nhũng tràn lan, đời sống người ăn lương sa sút, công chức không có bổng lộc kêu như vạc đêm hè. Một vài vị quan chức ở cung vua thấy chối tỷ, tính chuyện lật chúa, thống kê tội trạng, nâng tầm tư tưởng, tính cho chúa out, dưng, vì chúa quá mạnh, nên kẻ khởi xướng bị bật bãi, phủ chúa vẫn bình an.
Lại nói chuyện Đại tiệc thành công, mọi chuyện đấu đá hậu trường được giải quyết ổn. Vấn đề còn lại là đưa ra QH để hợp thức hóa. Theo đó TW đưa danh sách giới thiệu người làm CT nước, Thủ tướng, CT QH…để Hội quốc thông qua.
Trong diễn văn khai mạc kỳ họp, Tổng tiệc đồng thời là CT Quốc hội khóa trước nhấn mạnh, đây là công việc rất quan trọng, có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy Nhà nước trong suốt cả nhiệm kỳ. Ông cũng đề nghị các ĐB nâng cao tinh thần trách nhiệm, dân chủ thảo luận, sáng suốt lựa chọn nhân sự cho các chức danh lãnh đạo chủ chốt... Nghe mà cảm động đến rớt nước mắt.
Như sự sắp đặt của Tiệc, (công cụ của Phủ chúa), Hùng Nguyễn đã trúng chức Chủ tịch Hội. Ông này tuyên bố: sẽ tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt trên các vùng biển đảo. Tuy không chỉ đích danh Tầu cộng, nhưng ông Hùng cũng nhắc lại chủ trương giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và thông qua tiếp xúc song phương, đa phương.
Ông này cũng khẳng định là sẽ bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản, các hoạt động kinh tế, thương mại, khai thác, thăm dò dầu khí, tài nguyên khoáng sản trên vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia. Dưới sức ép của dân chúng, QH đã buộc phải bàn về vấn đề Biển Đông. Đây cũng là cái được của xã hội truyền thông.
Thật ngẫu nhiên, khi ở nghị trường, các nhân vật do Tiệc chọn đã được hợp thức hóa cũng là lúc mà Tòa Hà Nội xử phúc thẩm Vũ (Cù Huy). Ông này can tội cầm đèn chạy trước ôtô. Khi phong trào dân chủ còn non nớt đã dám to mồm chỉ trích phủ chúa. Dẫu ông không được giảm án như kỳ vọng của dân chúng, dưng, sự cởi mở hơn trong việc đưa tin, cho báo chí nước ngoài thò mặt vào, dẫu chỉ xem qua màn hình cũng là tín hiệu vui.
Hơn thế, nhà Sản còn cho phép người dân tổ chức một số cuộc biểu tình hiếm hoi ở thủ đô trong hai tháng qua cũng là tia sáng le lói ở cuối đường hầm. Phủ chúa nắm thực quyền, cải cách hệ thống chính trị sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ của chúa Nguyễn, dẫu nền kinh tế vẫn trì trệ và tối thui.