Đó là lời của Nhà báo Hữu Thọ chứ không phải của mình. Còn Giáo sư Hoàng Tụy, một người nổi tiếng vì tài năng và cốt cách thì nói thẳng băng: “Sự giả dối đang là mối nhục lớn”
Cách đây mấy năm, mình hỏi Nhà báo Hữu Thọ, bác đánh giá như thế nào về “mối nhục lớn” này? Ông Thọ bảo rằng thời nào cũng có người nói dối và sự dối trá có mặt trên mọi ngõ ngách thế gian. Chỉ có điều, nó xuất hiện với tần số và dung lượng như thế nào thôi. Mình hỏi về “tần số và dung lượng” hiện nay, ông Thọ bảo theo cảm nhận của ông thì “ở mức trầm trọng…”.
Ông cha ta thường khuyên bảo con cháu phải thật thà. Dân tộc ta luôn yêu mến, quý trọng những người trung thực, ngay thẳng. Tại sao giờ đây, sự dối trá lại trở thành “quốc nạn”, “trầm trọng” nhỉ?
Mình băn khoăn và nỗi băn khoăn này đã được Nhà báo Hữu Thọ giải đáp trong một lần trả lời phỏng vấn mình. Ông Hữu Thọ bảo rằng người nói dối đương nhiên là xấu nhưng vấn đề là “có một nhu cầu muốn nghe nói dối từ phía người nghe”. Vả lại, muốn nghe một sự thật cũng không dễ vì sự thật nó không tự đến mà anh phải tìm đến nó. Rồi anh phải đủ niềm tin ở người ta thì người ta mới nói sự thật với anh. Anh cũng phải có đủ bản lĩnh để sàng lọc, tìm ra những thông tin chính xác.
Hôm ấy, ông Thọ còn kể cho mình nghe hai câu chuyện. Chuyện thứ nhất là từ một vở kịch nước ngoài mà ông Thọ được xem từ lâu lắm rồi. Đại để là một vị quan hỏi một kẻ thuộc cấp vì sao nói dối, không nói thật những khiếm khuyết của xã hội, của các mệnh lệnh. Gã thuộc cấp này thưa rằng bởi tôi đã ba lần nói thật thì cả ba lần đều bị quở mắng, trừng phạt cho nên chẳng dại gì mà tôi nói thật nữa.
Câu chuyện thứ hai, ông Thọ nhớ hình như trong một truyện ngắn của nhà văn Vũ Bằng kể về một họa sĩ tài năng nhưng lại có vai vế trong xã hội. Khi triển lãm tranh của mình, ông họa sĩ phải cải trang và nấp kín để được nghe lời bình phẩm thật về những bức tranh của mình vì khi anh đã có một địa vị nào đó mà xuất hiện, rất khó được nghe những lời nói thật. Không ít kẻ nịnh bợ, tâng bốc anh nhưng cũng có người chỉ vì nể nang mà không nỡ nói ra sự thật.
“Muốn nghe được lời nói thật là phải công phu lắm, phải thành tâm lắm. Hãy rửa tai để nghe lời nói thật vì không có lời nói thật nào mà không có vị chua chát. Để bệnh nói dối tràn lan chủ yếu là tại người nghe”. Ông Thọ kết luận. Rồi như để tâm sự, giọng ông chợt trầm xuống: “Tâm lý con người rất phức tạp. Khi anh còn là cấp dưới thì anh muốn “cãi” cấp trên, nhưng khi có quyền lực thì anh lại không muốn người ta cãi lại mình. Phức tạp thế đấy”.
Mình xin mượn câu thơ của Nhà thơ Trần Đăng Khoa “Trăng ơi… từ đâu đến?” làm tựa đề cho bài viết này: “Giả dối.. từ đâu đến?”.
Theo các bạn, giả dối từ đâu đến?
Làm thế nào để không còn là “mối nhục lớn” và “trầm trọng” nữa?
Bùi
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Cách đây mấy năm, mình hỏi Nhà báo Hữu Thọ, bác đánh giá như thế nào về “mối nhục lớn” này? Ông Thọ bảo rằng thời nào cũng có người nói dối và sự dối trá có mặt trên mọi ngõ ngách thế gian. Chỉ có điều, nó xuất hiện với tần số và dung lượng như thế nào thôi. Mình hỏi về “tần số và dung lượng” hiện nay, ông Thọ bảo theo cảm nhận của ông thì “ở mức trầm trọng…”.
Ông cha ta thường khuyên bảo con cháu phải thật thà. Dân tộc ta luôn yêu mến, quý trọng những người trung thực, ngay thẳng. Tại sao giờ đây, sự dối trá lại trở thành “quốc nạn”, “trầm trọng” nhỉ?
Mình băn khoăn và nỗi băn khoăn này đã được Nhà báo Hữu Thọ giải đáp trong một lần trả lời phỏng vấn mình. Ông Hữu Thọ bảo rằng người nói dối đương nhiên là xấu nhưng vấn đề là “có một nhu cầu muốn nghe nói dối từ phía người nghe”. Vả lại, muốn nghe một sự thật cũng không dễ vì sự thật nó không tự đến mà anh phải tìm đến nó. Rồi anh phải đủ niềm tin ở người ta thì người ta mới nói sự thật với anh. Anh cũng phải có đủ bản lĩnh để sàng lọc, tìm ra những thông tin chính xác.
Hôm ấy, ông Thọ còn kể cho mình nghe hai câu chuyện. Chuyện thứ nhất là từ một vở kịch nước ngoài mà ông Thọ được xem từ lâu lắm rồi. Đại để là một vị quan hỏi một kẻ thuộc cấp vì sao nói dối, không nói thật những khiếm khuyết của xã hội, của các mệnh lệnh. Gã thuộc cấp này thưa rằng bởi tôi đã ba lần nói thật thì cả ba lần đều bị quở mắng, trừng phạt cho nên chẳng dại gì mà tôi nói thật nữa.
Câu chuyện thứ hai, ông Thọ nhớ hình như trong một truyện ngắn của nhà văn Vũ Bằng kể về một họa sĩ tài năng nhưng lại có vai vế trong xã hội. Khi triển lãm tranh của mình, ông họa sĩ phải cải trang và nấp kín để được nghe lời bình phẩm thật về những bức tranh của mình vì khi anh đã có một địa vị nào đó mà xuất hiện, rất khó được nghe những lời nói thật. Không ít kẻ nịnh bợ, tâng bốc anh nhưng cũng có người chỉ vì nể nang mà không nỡ nói ra sự thật.
“Muốn nghe được lời nói thật là phải công phu lắm, phải thành tâm lắm. Hãy rửa tai để nghe lời nói thật vì không có lời nói thật nào mà không có vị chua chát. Để bệnh nói dối tràn lan chủ yếu là tại người nghe”. Ông Thọ kết luận. Rồi như để tâm sự, giọng ông chợt trầm xuống: “Tâm lý con người rất phức tạp. Khi anh còn là cấp dưới thì anh muốn “cãi” cấp trên, nhưng khi có quyền lực thì anh lại không muốn người ta cãi lại mình. Phức tạp thế đấy”.
Mình xin mượn câu thơ của Nhà thơ Trần Đăng Khoa “Trăng ơi… từ đâu đến?” làm tựa đề cho bài viết này: “Giả dối.. từ đâu đến?”.
Theo các bạn, giả dối từ đâu đến?
Làm thế nào để không còn là “mối nhục lớn” và “trầm trọng” nữa?
Bùi