Không chỉ suy sụp hệ thống ngân hàng - Dân Làm Báo

Không chỉ suy sụp hệ thống ngân hàng


Vàng Anh & Châu Xuân Nguyễn (TTXVA) - Khi đọc bài báo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tập trung tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thì có thể dự đoán rằng tình hình kinh tế Việt Nam lại đi vào quỹ đạo rối loạn do những chính sách tài chính PHI KINH TẾ HỌC, tạo cái vòng lẩn quẩn chỉ để cứu vãn 1 nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phá sản.
Bắt đầu từ chính sách chống lạm phát được ban hành bởi nghị định 11 bằng cách siết chặt tín dụng, nâng lãi suất ngân hàng.

Tháng 2 năm 2011, qua áp lực của các nước tài trợ (Consultative Groups, World Bank và IMF) và tình hình lạm phát cao, Nguyễn Tấn Dũng đưa ra nghị quyết 11 siết chặt tín dụng. Về lý thuyết thì khi kiên trì thì giải pháp này sẽ trở thành đúng, lạm phát sẽ giảm đi từ 20% xuống còn 11, 12% trong vòng 2 năm, cần 5 năm mới xuống 1 chử số (<10%). Nhưng cái giá phải trả là suy thoái sẽ kèm theo do khả năng thanh toán các khoản Nợ Công của các doanh nghiệp Nhà nước và các Tập đoàn kinh tế Quốc doanh là không tưởng.

Biện pháp siết chặt tín dụng là 1 viên thuốc đắng để chữa trị nền kinh tế lạm phát phi mã. Nhưng sẽ làm cho Doanh nghiệp Quốc doanh không bám trụ nỗi sẽ phá sản hàng loạt. Khi hệ thống Doanh nghiệp Quốc doanh phá sản quá nhiều thì ảnh hưởng chung và hệ trọng đến hệ thống ngân hàng với những dư NỢ VAY cho Bất động sản và Thị trường chứng khoán của các Tập đoàn và Tổng Công ty. Ảnh hưởng đến sự suy sụp nền kinh tế Việt Nam là ngày càng gần.


Với nền kinh tế bao cấp xã hội chủ nghĩa, ĐCSVN tăng các khoản mượn Nợ Công để 19 Tập đoàn Kinh tế Quốc doanh dùng cơ chế quản lý lõng lẽo phát triển tham nhũng. Có những trường hợp phá sản với những khoản NỢ CÔNG KHỔNG LỒ mà không có cá nhân hay tập thể chịu trách nhiệm trước pháp luật như Vinashin, mới đây là Vinalines. Kết cuộc là lạm phát tăng từ 8% rồi 12% và đến cuối năm nay là 25%.

Câu chuyện suy sụp hệ thống ngân hàng là bắt đầu từ sâu xa. 3 năm trước đây, khi xem các Báo cáo tài chính và Giá trị Tổng thu nhập kinh tế quốc dân để dự đoán kinh tế VN phát triển như thế nào? Có thể nghiệm rằng những yếu tố chính gây nên sự suy yếu của nền kinh tế này là NHẬP SIÊU. Thêm vào đó là đầu tư công sinh ra NỢ CÔNG ngày càng lớn, cùng với sự THAM NHŨNG hoang phí của Tập đoàn và Tổng công ty NHÀ NƯỚC. Từ 3 điều yếu kém kinh tế căn bản này sinh ra khan hiếm usd dự trử rồi phá giá vnd rồi lạm phát phi mã tạo nên bão giá v.v…..

Nhưng thay vì kiên định kiềm chế siết chặt tín dụng để kìm hãm lạm phát, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế quốc dân, hy sinh bữa ăn hàng ngày của 90 triệu dân VN để bảo vệ lợi ích kinh tế của các đại gia TẬP ĐOÀN KINH TẾ QUỐC DOANH chuyên vay nóng để đầu tư chứng khoán và Bất động sản hưởng lợi. Ngay sau khi ra nghị quyết siết chặt tín dụng vào tháng 7/2011, thì vào tháng 8/2011 , lo sợ cho sự phá sản của hệ thống Doanh nghiệp Quốc doanh, Nguyễn Tấn Dũng đã lại nới lõng lãi suất tín dụng, vứt nghị định 11 qua khung cửa sổ.


Cái vòng lẩn quẩn của biện pháp tài chính bảo vệ các nhóm lợi ích chỉ để cứu vãn nền kinh tế xã hội chủ nghĩa THAM NHŨNG VÀ TRÌ TRỆ đã và đang làm cho lạm phát sẽ kéo dài sâu thêm và thời gian sẽ dài thêm. Sự đau khổ của bão giá sẽ tăng theo cấp số nhân và người dân VN sẽ chịu khổ nặng nề hơn và lâu hơn. Trong khi các đại gia thì khỏi bị thất thoát từ những khoản lợi nhuận khổng lồ từ đầu tư Chứng khoán và Bất động sản. Một đất nước nghèo tiếp tục ì ạch kéo lê hệ thống kinh tế quốc doanh với những khoản nợ vay khổng lồ mà thế hệ tiếp nối phải trả cả lãi lẫn vốn.


Kinh tế VN sẽ đi về đâu ? Điều này chắc ai cũng làm nhà “tiên tri” được.

Vì lý do VN không thể vay tiền ở các định chế tài chính nước ngoài nữa vì Moody’s Investors Service đưa ra và được Bloomberg trích dẫn ngày hôm nay đánh giá triển vọng tín dụng VN B1 ở mức tiêu cực. Vậy thì ngân hàng nhà nước chỉ còn 1 nước in tiền VN ráo riết để dùng làm ngân sách chi phí cho bộ máy Nhà Nước Xã hội chủ nghĩa. Chính sách phát hành tiền vô tội vạ đã và đang dẫn tới lạm phát phi mã. Sức mua càng giảm và sẽ dẫn tới phẫn nộ trong quần chúng.

Nếu người dân biết rằng viễn ảnh kinh tế bị khổ sở như thế này hay tệ hơn nữa trong vòng 5 năm nữa thì nền chính trị này còn hay không?

Trong phần trả lời phỏng vấn với đài BBC gần đây, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã nhấn mạnh: Con giun xéo lắm cũng quằn. Liệu sự phẫn nộ của quần chúng có đủ sức ép để làm nên sự thay đổi?
Vàng Anh & Châu Xuân Nguyễn


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo