Trung Quốc - Không còn là mối nguy tiềm ẩn với Việt Nam - Dân Làm Báo

Trung Quốc - Không còn là mối nguy tiềm ẩn với Việt Nam


Lê Nguyên Anh (danlambao) - Bạn nghĩ gì khi đọc tin y: Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mất về tay Trung Quốc ? Việc một doanh nghiệp ở Quảng Đông, Trung Quốc lấy tên “Buôn Ma Thuột” để làm thương hiệu cà phê của mình đã được một số quan chức tỉnh Dăk Lăk biết từ lâu, nhưng tỉnh đã không triển khai những việc cần làm để ngăn chặn họ tiến tới đăng ký bảo hộ độc quyền, gây nhầm lẫn về nguồn gốc địa lý của hàng hóa và còn có thể ngăn chặn việc xuất khẩu cà phê Buôn Ma Thuột vào Trung Quốc.


Ông Đinh Văn Khiết, phó chủ tịch UBND tỉnh Dăk Lăk, cho biết cách đây khoảng hai năm, trong cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư vào Dăk Lăk tại TP.HCM, ông đã ngỡ ngàng khi nhận được danh thiếp của một doanh nhân bằng hai thứ tiếng Hoa - Anh, có in dòng chữ “BUON MA THUOT COFFEE”.


Người giới thiệu doanh nhân nọ với ông giải thích: Công ty mang tên càphê Buôn Ma Thuột đó có trụ sở ở Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Ông về, kể lại và nhắc cán bộ Hiệp hội càphê Buôn Ma Thuột nên cảnh giác trước hiện tượng này với. Sau đó sự việc đi vào quên lãng! 




Vẫn chưa hết.

Lại thêm tin y nữa : Xuất khẩu cao su lại tắc ở mậu biên

Ngày 13.9 tại cửa khẩu Lục Lầm, Quảng Ninh, ông Lê Văn Xướng, trưởng văn phòng đại diện công ty TNHH MTV cao su Bình Long tại Quảng Ninh, cho biết hoạt động mua bán mủ cao su giữa thương nhân Trung Quốc và doanh nghiệp Việt Nam vẫn đóng băng…

Trung Quốc giảm mua để giảm giá

Việc xuất khẩu cao su tại cửa khẩu đã gặp khó khăn từ đầu tháng 7.2011. Trong suốt tháng 7 và kéo dài đến tận cuối tháng 8, cứ cách vài ba ngày thương nhân Trung Quốc lại không mua hàng một ngày, nhưng đến hai tuần gần đây thì họ ngưng hẳn.


Có rất nhiều do được đưa ra để giải thích cho sự chậm trễ và tắc trách trong công c quản lý các thủ tục đăng ký độc quyền, ng như khâu xuất khẩu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, người chịu thiệt thòi nhiều nhất từ những sự cố như trên sẽ là người dân Việt Nam chứ không ai khác.



"Thâm như u" - ai ng biết điều đó, vậy tại sao người dân nh cứ bị lừa hoài vì những chuyện như thế này? y thử điểm qua hết những ngón đòn hiểm ác của thương i Trung Quốc coi: 



Họ thu mua rễ hồi ở các chợ vùng quê Việt Nam, dẫn đến một chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam đã diễn ra.

Khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, chỉ đến khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc, thì chúng ta mới thấy thâm ý của của những hành động này.

Đại dịch chuột kinh hoàng nhất trong lịch sử diễn ra vào những năm 1997 – 1998 tại miền Bắc, khi Trung Quốc ráo riết thu mua mèo với giá cao.

Năm 2003-2004, thương lái Trung Quốc ráo riết về các chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được họ mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân Việt Nam đua nhau giết trâu lấy móng, cho dù thịt trâu có phải bán đổ bán tháo vẫn cứ lời. Và chỉ một thời gian rất ngắn, chính sách này đã triệt phá khá lớn sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam.

Giữa năm 2007, tại các tỉnh biên giới và trung du như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên xôn xao về việc các thương nhân Trung Quốc đi thu gom không chỉ là chè khô mà cả búp chè tươi, chè héo và dụng cụ chế biến thô của Việt Nam mang về chế biến. Tình trạng thu mua này dẫn đến việc giá chè được đẩy lên cao bất thường. Cây chè vì thế mà bị vặt vô tội vạ, còn các nhà máy trong nước thì điêu đứng vì không có nguyên liệu chế biến.

Năm 2009, phong trào ồ ạt đi vớt rong mơ bán cho Trung Quốc với giá 4.500 đồng một kg (khô) đã nở rộ ở một số tỉnh ven biển như Quảng Nam, Quảng Ngãi. Không ai biết Trung Quốc mua hàng này về làm gì và thực sự giá trị thế nào, chỉ biết với giá mua hiện nay, người đi vớt lẫn người đi gom hàng đều sống khỏe. Tuy nhiên với việc thách giá cao, thương lái Trung Quốc khiến bà con ngư dân tự ra tay hủy diệt nguồn hải sản ven bờ bằng ch khai thác vô tội vạ, dẫm đạp lên nhiều rặng san hô. Nhiều người đặt câu hỏi: “Nếu cứ tự hủy diệt môi trường sinh thái như thế này, một chục năm nữa, biển Đông sẽ biến thành cái gì, người dân sống nhờ biển sẽ ra sao?”

Gần đây nhất, vào khoảng tháng 4/2011, câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu đang khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường. Khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa.  Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Nếu người dân nuôi nhiều, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu họa sẽ không thể tính hết được.

Theo GS-TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam: “Trong làm ăn với Việt Nam, Trung Quốc luôn có những chính sách căn cơ, lâu dài chứ không đơn giản, ăn xổi ở thì như nhiều người nghĩ. Hiện Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nên muốn cấm họ mua cũng không được. Muốn làm ăn lâu dài, Nhà nước phải yêu cầu Trung Quốc ký nghị định thư cam kết mua mặt hàng nông sản của Việt Nam qua các năm như các nước châu Âu, Mỹ đã làm. Tuy nhiên, 15 năm qua, việc đàm phán không thành công”.

Không thể chỉ trách người dân thiếu thông tin, vì lợi ích kinh tế trước mắt mà làm theo phong trào, không nghĩ đến hậu quả phía sau. Bởi thật sự các chính ch hỗ trợ và bảo đảm lợi ích cho nông dân - những người trực tiếp m ra sản phẩm phục vụ xã hội n quá yếu và bấp bênh. Bởi một khi người dân phải tự chủ động sản xuất và kiếm đầu ra cho sản phẩm của nh, thì sự lệ thuộc và bị dẫn dắt bởi c thương i Trung Quốc ma nh là điều tất yếu.


Trung Quốc không n là mối nguy cơ tiềm n với Việt Nam, bởi trước mắt ai ng thấy, họ đang thôn nh đất nước chúng ta về mọi mặt, từ chính ch kinh tế cho đến chủ quyền.


Bảo vệ quyền lợi của người dân Việt Nam thế nào, điều y thiết nghĩ quan trọng hơn việc đảm bảo con đường ngoại giao "bốn tốt" "mười u chữ vàng" như nh đạo nhà nước vẫn hay phát biểu.







__________

i viết tham khảo thông tin tại :


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo