VRNs (01.09.2011) – Sài Gòn – Một vị lãnh đạo nhà trường tỏ ra ngạc nhiên khi biết gia đình của Paul Trần Minh Nhật đến hỏi thăm Nhật đang bị bắt giam ở đâu, vào sáng 29.08.2011.
Theo vị này, sáng ngày 27.08.2011, hai anh công an tên Nguyễn Thành Đăng, và Lê Mạnh Tùng cán bộ an ninh cục phòng chống khủng bố A67, thuộc bộ công an đến trình giấy giới thiệu, và lệnh triệu tập Trần Minh Nhật. Khi nhà trưởng đề nghị cho biết rõ lý do tại sao lại bắt sinh viên của họ, thì các anh công an cho biết chỉ triệu tập, hỏi thăm vài chuyện rồi sẽ cho về ngay.
Đến hôm nay, 01.09.2011, tức sau 5 ngày, mà cơ quan bắt người là Cục A67, Bộ công an chưa hề đưa ra thông tin chính thức gì về việc bắt giam sinh viên Trần Minh Nhật.
Theo tường trình của sinh viên cùng lớp với VRNs ngay sau khi Nhật bị bắt, 09:30 am, ngày 27.08.2011, thì ngay sau khi thi, ra khỏi phòng, tức khắc Nhật bị ông bảo vệ và giám thị ép xuống bằng cầu thang máy, để rồi sau ít phút, Nhật bị công an tống lên xe mang đi biệt tích cho đến hôm nay.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ LTTHS), “Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này”.
Theo điều luật 80 này, chỉ Viện kiểm sát, Toà án mới có quyền ký lệnh bắt người, còn đối với công an – cơ quan điều tra – chỉ được ký lệnh bắt trong trường hợp khẩn cấp, và lệnh đó phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước 9:30 am, ngày 27.08.2011.
Chiếu theo điều 80 của Bộ LTTHS, và những gì đại diện nhà trường cho biết – công an chỉ trình giấy triệu tập – thì việc Bộ công an bắt Trần Minh Nhật là trái pháp luật ở khoản 1, điều 80, Bộ LTTHS.
Tại khoản 2, điều 80 Bộ LTTHS còn ghi rõ khi bắt người phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền và đặc biệt “Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt”. Ở đây, sáng 27.08.2011, công an đã nói dối nhà trường rằng chỉ triệu tập để hỏi vài vấn đề rồi cho về, chứ không phải bắt giam gì cả, nhưng trong thực tế là Minh Nhật đã bị bắt giam 5 ngày qua.
Trả lời phóng viên VRNs, các sinh viên chứng kiến cảnh xét nhà trọ tại làng đại học Thủ Đức cho biết, công an xét nhà và tịch thu một số vật dụng. Công an có lập biên bản, nhưng họ giữ biên bản mà không giao biên bản cho những sinh viên bị tịch thu tài sản vì ở chung với Nhật.
Cả 15 trường hợp, thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt từ 30.07.2001 đến 27.08.2011 đều bị công an bắt trái luật như thế. Điều này cho thấy, tại Việt Nam, công an đang có quyền trên luật pháp, mặc dù về bản chất, họ chỉ là cơ quan thực thi pháp luật và chỉ được làm những gì luật pháp cho phép.
Với cách hành xử thế này, mà không có bất cứ một cơ quan thẩm quyền nào lên tiếng, thì Quốc Hội (các nhà lập pháp) chỉ còn là những ông phỗng (tượng đá), ngồi lãnh lương hàng tháng. Với lối hành xử như vậy, mà mỗi người ý thức mình là công dân tốt vẫn cứ im lặng thì chính họ đang đẩy xã hội đến chỗ đất nước này đang bị công an trị một cách phi pháp.
NTH, VRNs
Theo tường trình của sinh viên cùng lớp với VRNs ngay sau khi Nhật bị bắt, 09:30 am, ngày 27.08.2011, thì ngay sau khi thi, ra khỏi phòng, tức khắc Nhật bị ông bảo vệ và giám thị ép xuống bằng cầu thang máy, để rồi sau ít phút, Nhật bị công an tống lên xe mang đi biệt tích cho đến hôm nay.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự (Bộ LTTHS), “Điều 80. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;
b) Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp;
c) Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử;
d) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này”.
Theo điều luật 80 này, chỉ Viện kiểm sát, Toà án mới có quyền ký lệnh bắt người, còn đối với công an – cơ quan điều tra – chỉ được ký lệnh bắt trong trường hợp khẩn cấp, và lệnh đó phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước 9:30 am, ngày 27.08.2011.
Chiếu theo điều 80 của Bộ LTTHS, và những gì đại diện nhà trường cho biết – công an chỉ trình giấy triệu tập – thì việc Bộ công an bắt Trần Minh Nhật là trái pháp luật ở khoản 1, điều 80, Bộ LTTHS.
Tại khoản 2, điều 80 Bộ LTTHS còn ghi rõ khi bắt người phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền và đặc biệt “Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt”. Ở đây, sáng 27.08.2011, công an đã nói dối nhà trường rằng chỉ triệu tập để hỏi vài vấn đề rồi cho về, chứ không phải bắt giam gì cả, nhưng trong thực tế là Minh Nhật đã bị bắt giam 5 ngày qua.
Trả lời phóng viên VRNs, các sinh viên chứng kiến cảnh xét nhà trọ tại làng đại học Thủ Đức cho biết, công an xét nhà và tịch thu một số vật dụng. Công an có lập biên bản, nhưng họ giữ biên bản mà không giao biên bản cho những sinh viên bị tịch thu tài sản vì ở chung với Nhật.
Cả 15 trường hợp, thanh niên Công giáo và Tin Lành bị bắt từ 30.07.2001 đến 27.08.2011 đều bị công an bắt trái luật như thế. Điều này cho thấy, tại Việt Nam, công an đang có quyền trên luật pháp, mặc dù về bản chất, họ chỉ là cơ quan thực thi pháp luật và chỉ được làm những gì luật pháp cho phép.
Với cách hành xử thế này, mà không có bất cứ một cơ quan thẩm quyền nào lên tiếng, thì Quốc Hội (các nhà lập pháp) chỉ còn là những ông phỗng (tượng đá), ngồi lãnh lương hàng tháng. Với lối hành xử như vậy, mà mỗi người ý thức mình là công dân tốt vẫn cứ im lặng thì chính họ đang đẩy xã hội đến chỗ đất nước này đang bị công an trị một cách phi pháp.
NTH, VRNs