TS Nguyễn Sỹ Phương (SGTT.VN) - Tuần trước, chính quyền Tiểu bang Niedersachsen, Đức, lao đao bởi dân chúng bất bình, phẫn nộ trước vụ trục xuất một gia đình người Việt sống ở thị trấn Hoya.
Năm 1992, từ ngoại thành Hà Nội, để lại vợ và con gái đầu mới lên 6 tháng tuổi, ông Nguyễn nhập cư sang Đức, đệ đơn xin hưởng quy chế tị nạn, nhưng bằng tên giả bởi e ngại nhiều lý do. Năm 1998, đến lượt vợ ông cũng theo con đường của chồng nhập cư sang Đức. Khi đơn xin tị nạn bị bác bỏ, nhận được giấy đòi trục xuất, hai vợ chồng liền bỏ trại tị nạn, sống lưu vong gần 3 năm, tới 2001 thấy yên, nhập lại trại lần nữa. Vào lúc tương lai đang mờ mịt này, cô con gái đầu cũng lại nhập cư sang Đức. Tới tháng 8.2002, gia đình thêm cô con gái thứ hai, và 3 năm sau, sinh tiếp con thứ ba.
Tương lai ở lại Đức tưởng chấm hết, khi tháng 8.2006, gia đình ông bà Nguyễn một lần nữa lại nhận được giấy đòi trục xuất. Chẳng còn đường nào tránh nổi, cả nhà vào Nhà thờ điạ phương xin tị nạn tôn giáo. Tháng 2.2007, nhờ đệ đơn lên Ủy ban cứu xét nhân đạo các trường hợp đặc biệt của Tiểu bang, gia đình ông bà Nguyễn chấm dứt tị nạn nhà thờ, trở lại trại, hưởng quy chế tạm dung để chờ xét quyền lưu trú. Đáng tiếc, Ủy ban này gồm 18 người, khi xét, đã biểu quyết bác đơn quá bán, mặc dù đơn được giám đốc công ty nơi ông Nguyễn làm việc, lãnh đạo trường chuyên nơi con gái đầu 15 tuổi theo học, cùng Nhà thờ, ủng hộ vô điều kiện, bởi gia đình hoà nhập tốt, có việc làm, đóng thuế, con cái sinh ra và học hành ở Đức.
Chỉ Bộ Nội vụ, một thành phần trong Ủy ban cứu xét, bất chấp thực trạng hoà nhập hiện nay của gia đình, kiên quyết chống lại, khăng khăng tội cũ, ông Nguyễn lợi dụng tên giả để tránh trục xuất, trốn sống lưu vong, đưa con gái vượt biên, lạm dụng quy chế tị nạn. Bị bác đơn, theo luật định, gia đình ông bà Nguyễn viện tiếp đến toà án. Đơn kiện của ông bà lần lượt qua toà án hành chính điạ phương, rồi lên phúc thẩm Tiểu bang đều bị bác bỏ. Cực chẳng đã, ông bà Nguyễn đệ đơn tiếp lần hai lên Ủy ban cứu xét nhân đạo các trường hợp đặc biệt, nhưng vẫn bị bác bỏ với lý do như cũ. Kết qủa “quá tam ba bận“, ông bà Nguyễn bị đòi trục xuất lần thứ ba. Hết mọi cơ sở pháp lý chống đỡ, không còn biết bấu víu vào đâu, gia đình ông bà Nguyễn sau 19 năm vật lộn trầy trật, đành buông xuôi, phó mặc số phận.
Rồi tuần trước, vào một đêm sương mù dày đặc, gia đình ông bà Nguyễn cùng ba con bị đánh thức dậy lúc 3 giờ 15 sáng. Lực lượng cảnh sát tới bấm chuông cửa, buộc cả nhà, ngoại trừ con cả theo luật định đủ tiêu chuẩn được hưởng quyền ở lại Đức, thu dọn nhà cửa, gói gém hành lý, tới 4 giờ 20 phút lên xe chở ra sân bay Frankfurt để trục xuất về Việt Nam. Vụ trục xuất bất ngờ này lập tức gây phản cảm, bất bình, tạo nên một làn sóng phẫn nộ rộng khắp, từ nhà trường nơi hai con ông bà Nguyễn theo học, đến công ty nơi ông Nguyễn làm việc, Nhà thờ và các tổ chức dân sự, dân chúng trong vùng, rần rật phản đối chính quyền vô nhân đạo, tìm cách xua đuổi một gia đình gắn bó với bản xứ gần 20 năm, chừng 1/4 đời người nay, với hại đứa con sinh ra và lớn lên tại đây chẳng khác dân bản địa, lại nhắm vào thời điểm bất ngờ, quá nửa đêm, hệt như tấn công du kích - một nhà nước thiếu đàng hoàng.
Vô số email được gửi tới các báo mạng, chống lại chính quyền trục xuất vô nhân đạo, nào: “Liệu ông Bộ trưởng Nội vụ có ngủ yên? Sáng sớm ngài nhìn vào gương như thế nào? Chắc thật gớm ghiếc“. Hoặc: “Thật khủng khiếp, một gia đình sống hoà nhập nước Đức đã 19 năm bị trục xuất. Các ngài thật không thể tiếp tục sai phạm hơn được“. “Các ngài nghĩ gì vậy, 3 giờ sáng lôi họ ra khỏi giường, trẻ em sinh ra ở Đức không được 1 lần trở lại nhà trẻ lấy đồ đạc của chúng và chia tay bạn bè. Cần phải tìm được cá nhân chịu trách nhiệm trong trường hợp này, cả Ủy ban cứu xét các trường hợp đặc biệt, lẫn Bộ trưởng Nội vụ nên từ chức“. “Tôi thật sự sốc, không tìm được từ nào diễn tả cho quyết định vô nhân đạo đó. Sống ở đất nước này, tôi thật xấu hổ“. “Người dân ở Hoya đang rất quan tâm tới gia đình người Việt này. Hàng ngày, bao người gọi điện cho ông bà Nguyễn ở Hà Nội chia sẻ. Họ gặp vô số khó khăn để hoà nhập vào xã hội Việt Nam. Sáng nay chúng tôi đã chuyển tiền quyên góp lần đầu cho họ“. “Ông Thủ hiến bang hoặc phải nhanh chóng đón gia đình ông bà Nguyễn trở lại hoặc phải từ chức“. “Đó là một sự dã man xâm phạm quyền con người, chỉ có thể mong cho ông Thủ hiến một lần rơi vào tình huống của ông bà Nguyễn may ra mới thấu hiểu hết nỗi đau khốn cùng của họ“.
Báo chí, truyền thông đưa tin dồn dập phản đối. Đài truyền hình vùng Bắc Đức NDR vào cuộc, tường thuật tỉ mỉ vụ trục xuất với sự tham gia của cô con gái đầu ông bà Nguyễn. Tổ chức Nhà thờ Tiểu bang đe doạ sẽ rút lui khỏi Ủy ban cứu xét những trường hợp đặc biệt. Cha xứ lên đài truyền hình NDR tuyên bố, Tổ chức Nhà thờ chỉ ở lại Ủy ban, chừng nào Ủy ban này bàn tới tâm đức chứ không phải pháp luật, khi cứu xét các trường hợp đặc biệt.
Ủy ban về người lánh nạn Tiểu bang - một tổ chức dân sự độc lập chuyên bảo vệ người lánh nạn, do Tiểu bang chịu trách nhiệm cấp kinh phí hoạt động - chỉ trích dữ dội Chính phủ theo đuổi chính sách không khoan dung, hễ thấy đúng điều luật quy định và tổ chức được là cứ trục xuất, bất biết nhân đạo hay không. Trong khi đó, Toà án EU đã ra phán quyết cấm trục xuất, nếu người nước ngoài đã gắn chặt với nước Đức và việc trục xuất đồng nghĩa với xua đuổi họ. Lãnh đạo đất nước không thể nhún vai và trả lời vô trách nhiệm, đáng tiếc không thể làm khác, vì luật như vậy, mà phải thay đổi nó.
Ủy ban trình kiến nghị lên Tiểu bang: 1- Xây dựng dự án luật tổng hợp về quyền ở lại Đức cho tất cả những người lánh nạn đang cư trú tạm thời ở Đức, không chỉ riêng cho Tiểu bang. 2- Thay đổi quy chế hoạt động của Ủy ban cứu xét các trường hợp đặc biệt. Không thể chấp nhận mãi, Bộ nội vụ cứ vin vào quyết định của Ủy ban này để từ chối không chịu xem xét các trường hợp đặc biệt vốn cũng thuộc trách nhiệm mình, không thể vô cảm. 3- Căn cứ vào án quyết của toà án EU về quyền con người, Bộ Nội vụ Tiểu bang cần cho phép các Sở Ngoại kiều được cấp giấy phép lưu trú vì lý do nhân đạo, nếu việc trục xuất họ về nước là quá sức chịu đựng của họ. 4- Yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Tiểu bang phải đưa gia đình ông bà Nguyễn đã bị trục xuất trở lại Đức và Chính phủ phải rút kinh nghiệm về mặt chính trị.
Đã là nghị sỹ thì phải nhập thân người dân, đau cùng nỗi đau của họ, bức xúc cùng bức xúc của họ, bằng không khó có thể giành được tín nhiệm tiếp của họ nơi lá phiếu. Chỉ sau 3 ngày, nhóm nghị sỹ đảng Linken đã đệ trình Quốc hội Tiểu bang, kiến nghị sửa đổi Luật Lưu trú Đức (dành cho người nước ngoài), và chất vấn Bộ trưởng Nội vụ: thực sự ngài muốn gì? Gia đình họ đã hoà nhập tốt xã hội Đức, không hề gây hại gì, mà còn đóng thuế cho nước Đức, thế mà ngài đã sử dụng bạo lực trục xuất họ. Hiện Tiểu bang còn hơn 10.000 người sống ở Đức đã quá 6 năm, luôn phải sống trong nỗi sợ hãi một ngày nào đó sẽ bị trục xuất. Yêu cầu trong cuộc họp thường niên Bộ Nội vụ các tiểu bang vào tháng 12 tới, Tiểu bang phải đấu tranh sửa đổi Luật lưu trú Liên bang hiện hành. Kiến nghị trên lập tức nhận được sự ủng hộ của nhóm nghị sỹ các đảng lớn khác trong Quốc hội. Theo quy trình, kiến nghị của đảng Linken được chuyển cho các Ủy ban Quốc hội xem xét, đưa thông qua trong phiên họp Quốc hội tiếp theo.
Luật được sinh ra từ thực tế, khởi đầu bất ngờ như vậy! Không phải từ bất cứ bộ óc siêu nhân nào, có thể vạch đường trước cho thực tế, không cần tới người dân.
Bị phản ứng dữ dội từ dân tới Quốc hội điều trần, Bộ trưởng Nội vụ Tiểu bang buộc phải trần tình, nếu không muốn bị bỏ phiếu bất tín nhiệm: Chính bản thân ông cũng thấy trăn trở day dứt về số phận của gia đình ông bà Nguyễn, nhưng Bộ của ông không còn con đường nào khác ngoài thực thi luật pháp, bởi đơn cứu xét của gia đình đã bị Ủy ban cứu xét, các toà án từ thấp lên cao bác bỏ. Ông thừa nhận luật pháp cần được sửa đổi. Tuy nhiên, ông không thể thoái thác trách nhiệm, trong trường hợp luật chưa sửa đổi, một khi đã cầm quyền không thể không hiểu rằng, luật sinh ra vì con người, nên không thể bất chấp tính người, trong trường hợp đó cơ quan thực thi phải dừng tay, nếu không “người dân có quyền đuổi chính phủ“, và quyền này ở Đức được đảm bảo thực thi.
Nguyên lý được vận hành tự động đó ở Đức, đã buộc Bộ trưởng Nội vụ, ngày 15.11 vừa qua, liên hệ với Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, cho đón gia đình ông bà Nguyễn trở lại Đức, gánh chịu phí tổn cho cả 2 chuyến bay khứ hồi, 4 người.
Đây không phải lần đầu tiên chính quyền bị lao đao và Luật Lưu trú bất ngờ đặt lên bàn nghị sự. Luật này được ban hành năm 2005, tới năm 2007 đã phải bổ sung điều 104 a cho phép người nước ngoài bị từ chối cấp giấy phép lưu trú, nhưng đã ở Đức ít nhất 6 năm, được quyền ở lại. Khởi đầu cũng từ một vụ trục xuất bất thành gia đình ông Trần sang Đức bất hợp pháp từ năm 1992, ở thành phố Tübingen, có 3 con từ 5-12 tuổi sinh ra ở Đức đang học phổ thông. Hai cô con gái lớn học xuất sắc hàng đầu lớp, nức tiếng toàn trường. Tương tự trường hợp gia đình ông Nguyễn, vụ trục xuất đã dấy lên làn sóng phẫn nộ chống lại, đồng học với hai cô con gái viết kháng thư tập thể, trường học liên kết các hội đoàn vận động được 1500 bức thư và 4500 chữ ký ủng hộ quyền ở lại cho gia đình người Việt. Chủ tịch Chính phủ vùng bị điều trần, bị nghị sỹ chất vấn, chỉ trích. Kết cục, chính sách lưu trú đối với ngoại kiều được đặt lên bàn Hội nghị Bộ trưởng Nội vụ các Tiểu bang năm đó, và tại đấy một dự luật bổ sung luật lưu trú được soạn thảo.
Một khi nhà nước chỉ là công cụ của dân do dân vì dân vốn là mục đích của nhà nước, thì luật pháp sinh ra không phải để thoả mãn ý muốn chủ quan của nhà nước mà phải từ chính thực tế đòi hỏi hàng ngày của mỗi người dân, bất luận họ là ai. Đó cũng là bản chất nhân đạo, tính người của pháp luật!
TS NGUYỄN SỸ PHƯƠNG (CHLB ĐỨC)
Năm 1992, từ ngoại thành Hà Nội, để lại vợ và con gái đầu mới lên 6 tháng tuổi, ông Nguyễn nhập cư sang Đức, đệ đơn xin hưởng quy chế tị nạn, nhưng bằng tên giả bởi e ngại nhiều lý do. Năm 1998, đến lượt vợ ông cũng theo con đường của chồng nhập cư sang Đức. Khi đơn xin tị nạn bị bác bỏ, nhận được giấy đòi trục xuất, hai vợ chồng liền bỏ trại tị nạn, sống lưu vong gần 3 năm, tới 2001 thấy yên, nhập lại trại lần nữa. Vào lúc tương lai đang mờ mịt này, cô con gái đầu cũng lại nhập cư sang Đức. Tới tháng 8.2002, gia đình thêm cô con gái thứ hai, và 3 năm sau, sinh tiếp con thứ ba.
Gia đình ông Nguyễn đã sống ở Đức gần 20 năm.
Tương lai ở lại Đức tưởng chấm hết, khi tháng 8.2006, gia đình ông bà Nguyễn một lần nữa lại nhận được giấy đòi trục xuất. Chẳng còn đường nào tránh nổi, cả nhà vào Nhà thờ điạ phương xin tị nạn tôn giáo. Tháng 2.2007, nhờ đệ đơn lên Ủy ban cứu xét nhân đạo các trường hợp đặc biệt của Tiểu bang, gia đình ông bà Nguyễn chấm dứt tị nạn nhà thờ, trở lại trại, hưởng quy chế tạm dung để chờ xét quyền lưu trú. Đáng tiếc, Ủy ban này gồm 18 người, khi xét, đã biểu quyết bác đơn quá bán, mặc dù đơn được giám đốc công ty nơi ông Nguyễn làm việc, lãnh đạo trường chuyên nơi con gái đầu 15 tuổi theo học, cùng Nhà thờ, ủng hộ vô điều kiện, bởi gia đình hoà nhập tốt, có việc làm, đóng thuế, con cái sinh ra và học hành ở Đức.
Chỉ Bộ Nội vụ, một thành phần trong Ủy ban cứu xét, bất chấp thực trạng hoà nhập hiện nay của gia đình, kiên quyết chống lại, khăng khăng tội cũ, ông Nguyễn lợi dụng tên giả để tránh trục xuất, trốn sống lưu vong, đưa con gái vượt biên, lạm dụng quy chế tị nạn. Bị bác đơn, theo luật định, gia đình ông bà Nguyễn viện tiếp đến toà án. Đơn kiện của ông bà lần lượt qua toà án hành chính điạ phương, rồi lên phúc thẩm Tiểu bang đều bị bác bỏ. Cực chẳng đã, ông bà Nguyễn đệ đơn tiếp lần hai lên Ủy ban cứu xét nhân đạo các trường hợp đặc biệt, nhưng vẫn bị bác bỏ với lý do như cũ. Kết qủa “quá tam ba bận“, ông bà Nguyễn bị đòi trục xuất lần thứ ba. Hết mọi cơ sở pháp lý chống đỡ, không còn biết bấu víu vào đâu, gia đình ông bà Nguyễn sau 19 năm vật lộn trầy trật, đành buông xuôi, phó mặc số phận.
Rồi tuần trước, vào một đêm sương mù dày đặc, gia đình ông bà Nguyễn cùng ba con bị đánh thức dậy lúc 3 giờ 15 sáng. Lực lượng cảnh sát tới bấm chuông cửa, buộc cả nhà, ngoại trừ con cả theo luật định đủ tiêu chuẩn được hưởng quyền ở lại Đức, thu dọn nhà cửa, gói gém hành lý, tới 4 giờ 20 phút lên xe chở ra sân bay Frankfurt để trục xuất về Việt Nam. Vụ trục xuất bất ngờ này lập tức gây phản cảm, bất bình, tạo nên một làn sóng phẫn nộ rộng khắp, từ nhà trường nơi hai con ông bà Nguyễn theo học, đến công ty nơi ông Nguyễn làm việc, Nhà thờ và các tổ chức dân sự, dân chúng trong vùng, rần rật phản đối chính quyền vô nhân đạo, tìm cách xua đuổi một gia đình gắn bó với bản xứ gần 20 năm, chừng 1/4 đời người nay, với hại đứa con sinh ra và lớn lên tại đây chẳng khác dân bản địa, lại nhắm vào thời điểm bất ngờ, quá nửa đêm, hệt như tấn công du kích - một nhà nước thiếu đàng hoàng.
Vô số email được gửi tới các báo mạng, chống lại chính quyền trục xuất vô nhân đạo, nào: “Liệu ông Bộ trưởng Nội vụ có ngủ yên? Sáng sớm ngài nhìn vào gương như thế nào? Chắc thật gớm ghiếc“. Hoặc: “Thật khủng khiếp, một gia đình sống hoà nhập nước Đức đã 19 năm bị trục xuất. Các ngài thật không thể tiếp tục sai phạm hơn được“. “Các ngài nghĩ gì vậy, 3 giờ sáng lôi họ ra khỏi giường, trẻ em sinh ra ở Đức không được 1 lần trở lại nhà trẻ lấy đồ đạc của chúng và chia tay bạn bè. Cần phải tìm được cá nhân chịu trách nhiệm trong trường hợp này, cả Ủy ban cứu xét các trường hợp đặc biệt, lẫn Bộ trưởng Nội vụ nên từ chức“. “Tôi thật sự sốc, không tìm được từ nào diễn tả cho quyết định vô nhân đạo đó. Sống ở đất nước này, tôi thật xấu hổ“. “Người dân ở Hoya đang rất quan tâm tới gia đình người Việt này. Hàng ngày, bao người gọi điện cho ông bà Nguyễn ở Hà Nội chia sẻ. Họ gặp vô số khó khăn để hoà nhập vào xã hội Việt Nam. Sáng nay chúng tôi đã chuyển tiền quyên góp lần đầu cho họ“. “Ông Thủ hiến bang hoặc phải nhanh chóng đón gia đình ông bà Nguyễn trở lại hoặc phải từ chức“. “Đó là một sự dã man xâm phạm quyền con người, chỉ có thể mong cho ông Thủ hiến một lần rơi vào tình huống của ông bà Nguyễn may ra mới thấu hiểu hết nỗi đau khốn cùng của họ“.
Các công dân gốc Việt Nam hòa nhập tốt với xã hội Đức. Họ ăn mừng chiến thắng của bóng đá Đức như những người Đức khác.
Báo chí, truyền thông đưa tin dồn dập phản đối. Đài truyền hình vùng Bắc Đức NDR vào cuộc, tường thuật tỉ mỉ vụ trục xuất với sự tham gia của cô con gái đầu ông bà Nguyễn. Tổ chức Nhà thờ Tiểu bang đe doạ sẽ rút lui khỏi Ủy ban cứu xét những trường hợp đặc biệt. Cha xứ lên đài truyền hình NDR tuyên bố, Tổ chức Nhà thờ chỉ ở lại Ủy ban, chừng nào Ủy ban này bàn tới tâm đức chứ không phải pháp luật, khi cứu xét các trường hợp đặc biệt.
Ủy ban về người lánh nạn Tiểu bang - một tổ chức dân sự độc lập chuyên bảo vệ người lánh nạn, do Tiểu bang chịu trách nhiệm cấp kinh phí hoạt động - chỉ trích dữ dội Chính phủ theo đuổi chính sách không khoan dung, hễ thấy đúng điều luật quy định và tổ chức được là cứ trục xuất, bất biết nhân đạo hay không. Trong khi đó, Toà án EU đã ra phán quyết cấm trục xuất, nếu người nước ngoài đã gắn chặt với nước Đức và việc trục xuất đồng nghĩa với xua đuổi họ. Lãnh đạo đất nước không thể nhún vai và trả lời vô trách nhiệm, đáng tiếc không thể làm khác, vì luật như vậy, mà phải thay đổi nó.
Ủy ban trình kiến nghị lên Tiểu bang: 1- Xây dựng dự án luật tổng hợp về quyền ở lại Đức cho tất cả những người lánh nạn đang cư trú tạm thời ở Đức, không chỉ riêng cho Tiểu bang. 2- Thay đổi quy chế hoạt động của Ủy ban cứu xét các trường hợp đặc biệt. Không thể chấp nhận mãi, Bộ nội vụ cứ vin vào quyết định của Ủy ban này để từ chối không chịu xem xét các trường hợp đặc biệt vốn cũng thuộc trách nhiệm mình, không thể vô cảm. 3- Căn cứ vào án quyết của toà án EU về quyền con người, Bộ Nội vụ Tiểu bang cần cho phép các Sở Ngoại kiều được cấp giấy phép lưu trú vì lý do nhân đạo, nếu việc trục xuất họ về nước là quá sức chịu đựng của họ. 4- Yêu cầu Bộ trưởng Nội vụ Tiểu bang phải đưa gia đình ông bà Nguyễn đã bị trục xuất trở lại Đức và Chính phủ phải rút kinh nghiệm về mặt chính trị.
Đã là nghị sỹ thì phải nhập thân người dân, đau cùng nỗi đau của họ, bức xúc cùng bức xúc của họ, bằng không khó có thể giành được tín nhiệm tiếp của họ nơi lá phiếu. Chỉ sau 3 ngày, nhóm nghị sỹ đảng Linken đã đệ trình Quốc hội Tiểu bang, kiến nghị sửa đổi Luật Lưu trú Đức (dành cho người nước ngoài), và chất vấn Bộ trưởng Nội vụ: thực sự ngài muốn gì? Gia đình họ đã hoà nhập tốt xã hội Đức, không hề gây hại gì, mà còn đóng thuế cho nước Đức, thế mà ngài đã sử dụng bạo lực trục xuất họ. Hiện Tiểu bang còn hơn 10.000 người sống ở Đức đã quá 6 năm, luôn phải sống trong nỗi sợ hãi một ngày nào đó sẽ bị trục xuất. Yêu cầu trong cuộc họp thường niên Bộ Nội vụ các tiểu bang vào tháng 12 tới, Tiểu bang phải đấu tranh sửa đổi Luật lưu trú Liên bang hiện hành. Kiến nghị trên lập tức nhận được sự ủng hộ của nhóm nghị sỹ các đảng lớn khác trong Quốc hội. Theo quy trình, kiến nghị của đảng Linken được chuyển cho các Ủy ban Quốc hội xem xét, đưa thông qua trong phiên họp Quốc hội tiếp theo.
Luật được sinh ra từ thực tế, khởi đầu bất ngờ như vậy! Không phải từ bất cứ bộ óc siêu nhân nào, có thể vạch đường trước cho thực tế, không cần tới người dân.
Vũ Kim Hoàn, cô nữ sinh biết 5 thứ tiếng và học giỏi nổi tiếng khắp nước Đức là minh chứng cho thấy sự đóng góp không nhỏ của người gốc Việt vào xã hội Đức.
Bị phản ứng dữ dội từ dân tới Quốc hội điều trần, Bộ trưởng Nội vụ Tiểu bang buộc phải trần tình, nếu không muốn bị bỏ phiếu bất tín nhiệm: Chính bản thân ông cũng thấy trăn trở day dứt về số phận của gia đình ông bà Nguyễn, nhưng Bộ của ông không còn con đường nào khác ngoài thực thi luật pháp, bởi đơn cứu xét của gia đình đã bị Ủy ban cứu xét, các toà án từ thấp lên cao bác bỏ. Ông thừa nhận luật pháp cần được sửa đổi. Tuy nhiên, ông không thể thoái thác trách nhiệm, trong trường hợp luật chưa sửa đổi, một khi đã cầm quyền không thể không hiểu rằng, luật sinh ra vì con người, nên không thể bất chấp tính người, trong trường hợp đó cơ quan thực thi phải dừng tay, nếu không “người dân có quyền đuổi chính phủ“, và quyền này ở Đức được đảm bảo thực thi.
Nguyên lý được vận hành tự động đó ở Đức, đã buộc Bộ trưởng Nội vụ, ngày 15.11 vừa qua, liên hệ với Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, cho đón gia đình ông bà Nguyễn trở lại Đức, gánh chịu phí tổn cho cả 2 chuyến bay khứ hồi, 4 người.
Đây không phải lần đầu tiên chính quyền bị lao đao và Luật Lưu trú bất ngờ đặt lên bàn nghị sự. Luật này được ban hành năm 2005, tới năm 2007 đã phải bổ sung điều 104 a cho phép người nước ngoài bị từ chối cấp giấy phép lưu trú, nhưng đã ở Đức ít nhất 6 năm, được quyền ở lại. Khởi đầu cũng từ một vụ trục xuất bất thành gia đình ông Trần sang Đức bất hợp pháp từ năm 1992, ở thành phố Tübingen, có 3 con từ 5-12 tuổi sinh ra ở Đức đang học phổ thông. Hai cô con gái lớn học xuất sắc hàng đầu lớp, nức tiếng toàn trường. Tương tự trường hợp gia đình ông Nguyễn, vụ trục xuất đã dấy lên làn sóng phẫn nộ chống lại, đồng học với hai cô con gái viết kháng thư tập thể, trường học liên kết các hội đoàn vận động được 1500 bức thư và 4500 chữ ký ủng hộ quyền ở lại cho gia đình người Việt. Chủ tịch Chính phủ vùng bị điều trần, bị nghị sỹ chất vấn, chỉ trích. Kết cục, chính sách lưu trú đối với ngoại kiều được đặt lên bàn Hội nghị Bộ trưởng Nội vụ các Tiểu bang năm đó, và tại đấy một dự luật bổ sung luật lưu trú được soạn thảo.
Một khi nhà nước chỉ là công cụ của dân do dân vì dân vốn là mục đích của nhà nước, thì luật pháp sinh ra không phải để thoả mãn ý muốn chủ quan của nhà nước mà phải từ chính thực tế đòi hỏi hàng ngày của mỗi người dân, bất luận họ là ai. Đó cũng là bản chất nhân đạo, tính người của pháp luật!
TS NGUYỄN SỸ PHƯƠNG (CHLB ĐỨC)