Hết cơm ơn Đảng rồi, đói quá đi làm thuê cho Nhật thôi ! - Dân Làm Báo

Hết cơm ơn Đảng rồi, đói quá đi làm thuê cho Nhật thôi !

Trương Ba Không - 41 tuổi. Đi qua những cung bậc cảm xúc tình yêu rồi, dù vẫn chỉ là chàng Ba Không nhưng em tự tin nói: Em có một tình yêu quê hương đất nước. Điều ấy thật quá đỗi bình thường như thứ bản năng em sinh ra đã biết yêu cha mẹ mình, chứ nào phải đâu là cái gì quá đỗi ghê gớm để xung quanh nhìn em như người từ hành tinh khác đến!

Em cũng lại là người yêu lắm Đảng ta. Không yêu sao được khi vừa lọt lòng mẹ em đã thấy Đảng của em đêm đêm, ngày ngày lĩnh xướng rằng Đảng vì dân tộc và bấy nhiêu là giàn đồng ca báo chí hát đế câu Đảng vừa cất lên không một giọng lạc bè.

Em đã yêu bằng hết thảy trái tim ngây thơ của mình .

Yêu lắm chứ không à, khi cả một thời trai trẻ em cũng chỉ nghĩ về một tương lai do Đảng vẽ ra ở phía trời xa để tự biến mình thành một kẻ cũng khá cực đoan khi nghĩ về bạn bè Tây phương đang hấp hối.

Yêu lắm chứ không à, khi mà chỉ biết cắm cúi làm để nhận về bát cơm mồ hôi của chính mình nhưng lại ngỡ cơm này ơn Đảng.

Yêu lắm chứ khi rời ghế phổ thông cho đến nay cũng đã 24 năm cũng là 24 năm từng mấy lần tạm giam giữ, mấy lần treo bút, bao ngày lê chân trên con đường Đại Cồ Việt và Mai Xuân Thưởng trong mưa, trong nắng đến kiệt hơi mà lòng vẫn nghĩ: Đảng chẳng bao giờ sai, đó chỉ là những cá nhân đang làm sai mà thôi!!!

Yêu đến thế đấy để một lúc giật mình hiểu ra rằng nếu dùng phép trừ số học loại ra hết những cá nhân kia đi thì cái tên Thánh ấy liệu có còn không nhỉ???

Chỉ với 1 lần duy nhất thôi đứng ngoài chứng kiến cũng đủ để cháu tôi chợt thấy như một cơn ác mộng giữa ban ngày đang bị lòe bằng những ánh sáng xanh đỏ đâu đây thì hỏi 6 tháng qua có là vết mực để tâm hồn em không bao giờ gột được cho trong về Đảng như năm nào?

Một lần sau chót, bát cơm em ăn cũng bị nhẫn tâm đổ bỏ...

8 bộ hồ sơ xin việc gửi đi để em nhận lại ở ngay chính người Việt chúng ta những ánh mắt nhìn em xa lạ: Có phải anh đã từng đi biểu tình? Rất tiếc chúng tôi không cần anh...

Đời trai Đảng bảo, muốn có cơm mà ăn hãy biết quỳ dưới chân Đảng mà tung hô...

***
*

Michio nói: Ông nội tôi đã đến tham chiến ở Việt Nam. Nhưng ông tôi đã mất rồi, còn cha con chúng tôi đến đây là để cùng các bạn làm kinh tế.

Câu nói ấy tôi nghe cách đây 1 tháng khi bước chân vào làm nhân viên 1 cty không phải của Đảng ta.

Hôm nay, tôi gặp lại Michio trong buổi họp cty. Michio chỉ họp chung với chúng tôi buổi sáng còn chiều sẽ gặp riêng tôi nhưng chưa báo trước giờ cụ thể. Cơm trưa xong, tôi muốn lên mạng và ghé FB có chút việc riêng nên xin Sếp người Việt phụ trách mình cho phép ra ngoài. Sếp nhìn tôi như kẻ lập dị bởi tất cả mọi người đều đang tụ tập nghe sếp kể những câu chuyện răn dạy. Cũng chẳng ngờ lúc ấy Michio đi ngang qua đó và nói: Ngoài công việc ra chúng ta chỉ là những người bạn thôi mà!

Tôi ngồi một mình trong quán Honey2 bên dòng sông Lừ đã chết nhấp từng ngụm nhỏ cafe đắng và viết mấy dòng trên wall FB của mình. Ấy là những cảm xúc của một tháng đi làm sau những ngày mất việc của mình. Nó êm đềm mà cũng thật đắng đót làm sao về cảm nhận nhân tình thế thái của tôi với những gì đã đến với tôi và quê hương tôi những ngày qua

15 giờ. Michio báo tôi vào làm việc.

Michio hỏi tôi: Anh biết gì về tôi?

Tôi đáp: Tôi biết về anh cách đây 2 năm trong một lần tôi đi thị trường cùng nhân viên của mình. Tôi không biết tiếng Nhật nên không hiểu được những gì anh nói với khách hàng nhưng hình ảnh đọng lại trong tôi đó là 1 anh Giám đốc bán hàng người Nhật đến gặp từng khách hàng xin lỗi để thu hồi sản phẩm và đổi cho khách sản phẩm khác thay thế. Anh nhẫn nại đi cho đến tận tối mịt trên những con đường đất đỏ chưa trải nhựa của vùng đất bán sơn địa với một dáng vẻ đủ để tôi nghĩ về sự cầu thị thân thiện và trách nhiệm với khách hàng của anh.Đó là điều mà tôi chưa gặp ở bât cứ Giám đốc người Việt nào cho dù tầm cỡ cty to hay nhỏ.

Michio nói: Còn tôi, tôi nhận ra anh khi cầm tập hồ sơ, đây chính là một trong nhiều người tôi thấy trong đoàn biểu tình bên Hồ Gươm. Tôi cũng không biết tiếng Việt nhưng nhìn thái độ của các anh tôi tin, các anh có 1 tình yêu quê hương đất nước và tôi thật không thể hiểu nổi những gì mà cảnh sát nơi đây đang làm. Tôi tin các anh và quyết định nhận hồ sơ của anh là thế và tôi nghĩ, tôi không lầm. Tôi nhất định sẽ kí hợp đồng lao động cùng anh.

Tôi đáp: Một tháng qua, tôi chưa làm được gì nhiều cho Cty so với những chỉ tiêu cty đặt ra!

Michio nói: Nhưng tôi tin, anh đã làm hết sức có thể cho chúng tôi. Thị trường ấy, nó chỉ có đến thế ...

Câu chuyện của chúng tôi dừng đôi chút vì có một anh người Việt đồng cấp với Sếp quản lý của tôi đi vào. Anh lễ phép chào Michio và không quên nháy mắt nhìn tôi nói: Xin chào nhà Chống Tàu hăng hái nhưng đang dùng chiếc máy tính Lenovo Thinkpad 100% của Tàu.

Tôi im lặng mỉm cười thay cho câu trả lời trong hoàn cảnh tế nhị này. Nhưng thật bất ngờ, chính lúc đó Michio đã nói: Xin các bạn đừng quên, chính ông nội tôi đã từng đến đây để tham chiến, những cũng chính chúng tôi mang đến đây những sản phẩm mà các bạn chẳng thể quên...

Chiều đông lạnh, tôi hòa vào dòng người tấp nập đi trên phố. Những sóng gió việc làm với tôi có thể đã qua đi nhưng lòng tôi vẫn da diết một nỗi buồn.Có lẽ những người Việt chúng ta còn rất lâu chăng mới có thể giống như những người Nhật để đi lên từ đống tro tàn sau thế chiến thứ 2 thành một cường quốc?



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo