Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Kể từ 1991, năm 2011 là thời điểm VN trầm mình nặng nhất trong nền kinh tế suy sụp : lạm phát lên 23% trong quý hai, lương tăng không đuổi kịp vật giá tăng 60%. Thâm hụt mậu dịch nặng nề vì bị Bắc Kinh khống chế, trung bình mỗi tháng 1 tỷ Mỹ Kim. Ngoại tệ thiếu hụt, tiền đồng tuột dốc 20% kể từ năm 2008. Hai thị trường chứng khoán và địa ốc xuống dốc suốt 32 tháng. Gần 50 ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa, thất nghiệp cao chưa từng thấy. Tập đoàn doanh nghiệp nhà nước luôn khai lỗ, “mũi nhọn nền kinh tế” – đại công ty Vinashin sập tiệm và bị kiện. Nợ công lên đến 70% GDP, thủ phạm là các công ty nhà nước. Nợ xấu ngân hàng thì dấu kín như bưng. Tham nhũng hoàn toàn bất trị. Dân chúng mất niềm tin vào tài lãnh đạo kinh tế của cộng đảng, nên cất dấu vàng lá và ngoại tệ. Xã hội đầy nhiễu loạn, bất công... Nhưng tầng lớp lãnh đạo mọi cấp trong đảng cầm quyền và gia đình thì sống cực kỳ xa hoa như chưa từng có trong lịch sử.
Nhân dịp đầu năm, bài này trình bầy một số các sự kiện từng xẩy ra trong năm qua, đưa đến thực trạng tang thương cho Dân Tộc Việt Nam như hiện tại.
Nhân dịp đầu năm, bài này trình bầy một số các sự kiện từng xẩy ra trong năm qua, đưa đến thực trạng tang thương cho Dân Tộc Việt Nam như hiện tại.
Tái cấu trúc gian
Cao điểm từ quý 4, Hanoi gia tăng cường độ đàn áp chính trị, khủng bố tôn giáo khốc liệt nhằm bịt miệng mọi chống đối để áp dụng “ngụy sách lừa đảo mới” gọi là “Tái Cấu Trúc Kinh Tế”. Mục đích chỉ nhằm gia tăng thêm quyền lực cho Cộng Đảng để ăn cướp thêm tài nguyên quốc gia qua “tư nhân hóa giả hình”
Tháng 10, trước khi đi Bắc Kinh, Tổng Bí Thư Cộng Đảng Nguyễn phú Trọng công bố chương trình 5 năm tái cấu trúc nhiều lãnh vực chủ yếu trong nền kinh tế quốc gia. Sau đó, Hanoi chỉ thị cho các bộ, ngành liên quan tự tái cấu trúc bằng cách chỉ bán cổ phần các công ty doanh nghiệp nhà nước cho các công ty “tư nhân giả hình” để nối dài cánh tay quyền lực của Cộng Đảng trong kinh tế - một hình thức mới của nền kinh tế tập trung.
Đầu tháng 12, BBC đăng nhận xét của Martin Gainsborough, khoa học gia chính trị từ trường Đại học Bristol ở Anh đã nói trắng ra như kiểu “chỉ mặt Hanoi chơi gian” rằng, ngay cả trên danh nghĩa các doanh nghiệp tư nhân được Hannoi bầy ra tại Việt Nam bây giờ, đều có liên kết với nhà nước theo một kiểu nào đó, ví dụ như thông qua việc kết nối với các công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, các hợp đồng nhà nước hoặc các giao dịch đất đai từng được "cổ phần hóa”.
"Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị nhằm làm cơ sở để ngân hàng cho vay tiền"
Tức là người ta còn lâu mới giảm vai trò của nhà nước mà việc tư nhân hóa (cổ phần hóa) đã trao cho nhà nước quyền lực gián tiếp bằng cách mở rộng mạng lưới doanh nghiệp có liên kết với chính phủ.
Sự bùng phát các tập đoàn "giống tư nhân" đã tích lũy được tài sản khổng lồ thông qua ưu đãi về đất đai của nhà nước, tín dụng và các hợp đồng kinh doanh minh chứng cho quan điểm rằng tư nhân hóa tại một đất nước mà khu vực tư nhân nhỏ và yếu sẽ nhiều khả năng không thể tạo ra các kết quả như mong đợi.
Trong khi đó, chính phủ từ chối bán cổ phần của các công ty nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tháng 10, trước khi đi Bắc Kinh, Tổng Bí Thư Cộng Đảng Nguyễn phú Trọng công bố chương trình 5 năm tái cấu trúc nhiều lãnh vực chủ yếu trong nền kinh tế quốc gia. Sau đó, Hanoi chỉ thị cho các bộ, ngành liên quan tự tái cấu trúc bằng cách chỉ bán cổ phần các công ty doanh nghiệp nhà nước cho các công ty “tư nhân giả hình” để nối dài cánh tay quyền lực của Cộng Đảng trong kinh tế - một hình thức mới của nền kinh tế tập trung.
Đầu tháng 12, BBC đăng nhận xét của Martin Gainsborough, khoa học gia chính trị từ trường Đại học Bristol ở Anh đã nói trắng ra như kiểu “chỉ mặt Hanoi chơi gian” rằng, ngay cả trên danh nghĩa các doanh nghiệp tư nhân được Hannoi bầy ra tại Việt Nam bây giờ, đều có liên kết với nhà nước theo một kiểu nào đó, ví dụ như thông qua việc kết nối với các công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, các hợp đồng nhà nước hoặc các giao dịch đất đai từng được "cổ phần hóa”.
"Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị nhằm làm cơ sở để ngân hàng cho vay tiền"
Tức là người ta còn lâu mới giảm vai trò của nhà nước mà việc tư nhân hóa (cổ phần hóa) đã trao cho nhà nước quyền lực gián tiếp bằng cách mở rộng mạng lưới doanh nghiệp có liên kết với chính phủ.
Sự bùng phát các tập đoàn "giống tư nhân" đã tích lũy được tài sản khổng lồ thông qua ưu đãi về đất đai của nhà nước, tín dụng và các hợp đồng kinh doanh minh chứng cho quan điểm rằng tư nhân hóa tại một đất nước mà khu vực tư nhân nhỏ và yếu sẽ nhiều khả năng không thể tạo ra các kết quả như mong đợi.
Trong khi đó, chính phủ từ chối bán cổ phần của các công ty nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Một quốc gia, ba nhà nước
Cảnh điêu linh, thống khổ, oan khiên của Dân Tộc Việt bắt nguồn từ sự tung tác, lộng hành của ba bộ máy : Đảng, Chính Phủ, Mặt Trận & các Đoàn Thể. Hàng triệu đảng viên nằm trong ba cơ chế vừa nói đua nhau “thọc tay” ăn cắp ngân sách quốc gia và “hầu bao” của dân chúng. Không một quốc gia Dân Chủ nào trên trái đất lại có ba nhà nước trong một quốc gia như vài chế độ cộng sản còn sót lại. Không biết khả năng chuyên ngành trong đám đảng viên này ra sao, nhưng rất nhiều trong số này mang bằng “đểu” hoặc “giả” chuyên trò gian dối, nhưng lại được Cộng Đảng dùng tiền thuế toàn dân để nuôi với mọi đặc quyền, đặc lợi. Vì vậy, tại Việt Nam mới có câu “lương không bằng bổng” hoặc là người ta sống bằng “lậu” chứ không bằng lương. Đây là sự khác biệt lớn lao với nền kinh tế không có hệ thống đảng và các công ty quốc doanh lỗ lã song hành cùng với tham nhũng bất trị.
Nhiều tiếng nói đang cất cao đòi Cộng Đảng phải tái cơ cấu chính trị, trong đó yêu cầu hình thành quy chế trả lương theo việc làm. Ngân sách quốc gia không thể nuôi cán bộ đảng hay doàn thể.
Nhiều tiếng nói đang cất cao đòi Cộng Đảng phải tái cơ cấu chính trị, trong đó yêu cầu hình thành quy chế trả lương theo việc làm. Ngân sách quốc gia không thể nuôi cán bộ đảng hay doàn thể.
Đầu tư giảm, Nợ công cao
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mới đến cuối tháng 9 năm nay, mức cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam (FDI) đã giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo giới phân tích, lạm phát trong nước và vấn đề tỷ giá đồng tiền Việt Nam là nguyên nhân làm cho các nhà đầu tư quốc tế dè dặt.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị trích dẫn các số liệu của Bộ Tài chính và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, nợ công của Việt Nam hiện đang chiếm trên 70% tổng thu nhập quốc dân, mức tăng cao nhất từ 5 năm nay. Công ty Fitch Ratings đã cho điểm mức độ “đáng tín nhiệm” VN chỉ ngang với Mông Cổ.
Đầu tư kém hiệu quả, chính phủ chi tiêu vô tội vạ, và nạn tham nhũng bất trị là nguyên nhân đưa đến nợ nần cao ngất. Về tham nhũng, Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh trình bày với ủy ban Thường vụ Quốc hội tại cuộc họp (16/10/11) cho biết, những vụ tham nhũng tại Việt Nam từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 7 năm nay gây thiệt hại cho công quỹ khoảng 11 ngàn 400 tỷ đồng.
Chính việc cho ra đời hàng loạt Tổng công ty nhà nước trong 5 năm qua đã đẩy mức nợ quốc gia của Việt Nam từ con số chỉ hơn 10 tỷ đôla, nay lên đến hơn 55 tỷ đôla. Cũng trên tờ VN Economic, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã không chút ngần ngại khi nhận định là “tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đang ở tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay”.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị trích dẫn các số liệu của Bộ Tài chính và Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết, nợ công của Việt Nam hiện đang chiếm trên 70% tổng thu nhập quốc dân, mức tăng cao nhất từ 5 năm nay. Công ty Fitch Ratings đã cho điểm mức độ “đáng tín nhiệm” VN chỉ ngang với Mông Cổ.
Đầu tư kém hiệu quả, chính phủ chi tiêu vô tội vạ, và nạn tham nhũng bất trị là nguyên nhân đưa đến nợ nần cao ngất. Về tham nhũng, Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh trình bày với ủy ban Thường vụ Quốc hội tại cuộc họp (16/10/11) cho biết, những vụ tham nhũng tại Việt Nam từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 7 năm nay gây thiệt hại cho công quỹ khoảng 11 ngàn 400 tỷ đồng.
Chính việc cho ra đời hàng loạt Tổng công ty nhà nước trong 5 năm qua đã đẩy mức nợ quốc gia của Việt Nam từ con số chỉ hơn 10 tỷ đôla, nay lên đến hơn 55 tỷ đôla. Cũng trên tờ VN Economic, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã không chút ngần ngại khi nhận định là “tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đang ở tình trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay”.
Rủi ro ngân hàng tại Việt Nam
Đầu tháng 9, công ty chuyên đánh giá nợ quốc gia Moody’s Investors Service cho thấy triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam lâm vào tình trạng suy yếu trầm trong về lợi nhuận và chất lượng tài sản. Theo báo cáo từ Moody thì chính những bất cân đối của nền kinh tế Việt Nam đang gây ra những rủi ro đối với chất lượng tài sản của ngân hàng và khiến hoạt động vay vốn gặp khó khăn nhiều hơn. Moody’s Investors Service cảnh báo tài sản mà các ngân hàng Việt Nam đang nắm giữ còn “xấu hơn” nhiều lần so với những gì được thể hiện trên số liệu nợ xấu được công bố chính thức. Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đều cho rằng Việt Nam cần phải thúc đẩy tái cơ cấu khối ngân hàng một cách đúng nghĩa. Moody đánh giá triển vọng tín dụng của Việt Nam ở mức tiêu cực B1, là hạng điểm mà Moody không khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư.
Những rủi ro nội tại của ngân hàng thương mại từ khâu cấp vốn, thanh khoản hay nợ xấu sẽ khiến cho dòng tiền vốn chảy trong nền kinh tế gặp trở ngại và cả một nền kinh tế sẽ bị tác động theo.
VN có trên 100 ngân hàng không đồng đều, rất nhiều ngân hàng không có vốn cần thiết là 3,000 tỉ đồng nhưng vẫn được hoạt động. Có đến 80 tổ chức tín dụng là thừa và cần phải đào thải bớt các ngân hàng yếu kém. Nhưng việc loại bớt những ngân hàng yếu kém không hề đơn giản vì đứng phía sau các ngân hàng này là những “đảng viên đại gia” hoặc những tập đoàn kinh tế lớn, họ sử dụng ảnh hưởng của mình để buộc các ngân hàng này cấp vốn cho các dự án kém hiệu quả. Chính sự thao túng này cũng là nhân tố khiến tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng lên nhanh chóng.
Những rủi ro nội tại của ngân hàng thương mại từ khâu cấp vốn, thanh khoản hay nợ xấu sẽ khiến cho dòng tiền vốn chảy trong nền kinh tế gặp trở ngại và cả một nền kinh tế sẽ bị tác động theo.
VN có trên 100 ngân hàng không đồng đều, rất nhiều ngân hàng không có vốn cần thiết là 3,000 tỉ đồng nhưng vẫn được hoạt động. Có đến 80 tổ chức tín dụng là thừa và cần phải đào thải bớt các ngân hàng yếu kém. Nhưng việc loại bớt những ngân hàng yếu kém không hề đơn giản vì đứng phía sau các ngân hàng này là những “đảng viên đại gia” hoặc những tập đoàn kinh tế lớn, họ sử dụng ảnh hưởng của mình để buộc các ngân hàng này cấp vốn cho các dự án kém hiệu quả. Chính sự thao túng này cũng là nhân tố khiến tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng lên nhanh chóng.
Nợ xấu : mối nguy lớn
Tại một hội thảo về kinh tế vĩ mô ở Hà Nội mới đây ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia được Reuters trích lời nói: "Nợ xấu trong ngành ngân hàng là mối lo lớn. Các tập đoàn kinh tế quốc doanh hoạt động rất kém hiệu quả. Họ sử dụng phần lớn nguồn vốn quốc gia và gây ra nợ xấu cho ngân hàng," Ông Nghĩa muối rõ ra rằng, chỉ có đảng viên mới đủ thế lực cấu kết nhau lập ra các dự án “ma” đưa vào ngân hàng, rút tiền ra để chia nhau làm của riêng rồi gọi là “nợ xấu”.
Hãng tin Reuters nói trong tháng 6/11, Ngân hàng Nhà nước cho biết nợ tại các ngân hàng ở mức 125 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2010, nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội gần 20%.
Nợ xấu trong ngân hàng là bao nhiêu không được nhà nước công bố. Nhưng Giám đốc trung tâm đào tạo Bảo Việt, Phí trọng Thảo, nói là trước đây chưa đầy mười năm, chúng ta đã phải chi khoảng 2 tỉ Mỹ kim để giải quyết nợ xấu, và lần này chắc chắn để giải quyết vấn đề tương tự sẽ tiêu tốn không dưới 10 tỉ Mỹ kim. Động thái này đương nhiên góp phần làm gia tăng lạm phát, đưa đến cảnh người dân sẽ mua Đô la hay vàng để cất giữ, vì mất tin tưởng vào đồng tiền VN.
Hai “cái gai khá nhọn” khác làm ung nhọt trong nền tài chánh VN: một là công chi quá cao lên đến gần 150% so với các nước khác; một khác là trung ương yêu cầu các địa phương giảm chi, để đưa lạm phát xuống theo yêu cầu của các định chế quốc tế, nhưng địa phương, nhất là các công ty quốc doanh phản ứng bằng thủ tục thanh toán ma mãnh, chẳng những không giảm được chi tiêu mà còn tăng lên 30%, trong hai quý đầu năm. Hành vi này mang ý nghĩa địa phương muốn gởi cho trung ương tín hiệu, xin đừng đụng chạm đến “quyền hành, lợi lộc” của chúng tôi. Hai cái gai này ngoáy vào “vết thương” kinh tế, tài chánh làm cho lạm phát tại VN tăng cao nhất thế giới, gần 23% vào tháng 7. Đây cũng là mức cao nhất từ nhiều năm nay. Điều này làm cho tiền đồng VN tiếp tục mất giá.
Căn cứ vào các số liệu do nhiều cơ chế tài chánh và thông tin quốc tê, Việt Nam hiện bị các nước chủ nợ xếp vào một trong 18 nước trên thế giới “có thể vỡ nợ”. Ba ngân hàng thuộc loại tập đoàn tài chánh quốc doanh, lại bi Cơ Quan Thẩm Định Rủi Ro Tài Chánh của Standard & Poors xếp vào loại “gây rủi ro cho việc bảo đảm an toàn vốn”.
Đầu tháng 12 vừa qua, NHNN đã chính thức cho ba ngân hàng thương mại, gồm Tín Nghĩa, Đệ Nhất, và Sài Gòn ngân hàng nhập làm một với lý do công bố là, “cả ba ngân hàng thương mại cổ phần trên đây đã gặp khó khăn về thanh khoản, do dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn”. Ngân hàng Nhà nước tiết lộ, đến năm 2015 chỉ còn khoảng 15 ngân hàng lớn, chiếm 80% thị phần nội địa. Trước tin này, trong số 100 ngân hàng tại VN thì “ai còn, ai mất”. Chắc chắn cường độ “đút lót” để tự tồn sẽ rất mạnh trong vòng vài năm trước mặt !
Dù ngày nay tiền lời dành cho người gởi tiền vô nhà băng cao nhất thế giới, có lúc lên đến 16%, muốn vay vốn làm ăn phải trả cho nhà băng 23% mỗi năm. Về phía người gửi tiền, họ cũng hiểu một quy luật đơn giản của thị trường là “lợi nhuận cao, rủi ro cao”. Và nếu ham lãi suất cao thì có ngày “mất cả gốc, lẫn củ” . Không ai dại gì gửi hàng chục tỷ đồng hay hơn thế trong ngân hàng mà mức bảo hiểm được nhà nước ấn định hiện không hơn 50 triệu đồng cho mỗi tài khoản, tương đương 70 tô phở bò Kôbê ở Hanoi thôi ! Nhiều bà nội trợ cho rằng, gởi tiền vào ngân hàng, nếu xẩy ra một vụ như Vinashin thì mất toi.
Hãng tin Reuters nói trong tháng 6/11, Ngân hàng Nhà nước cho biết nợ tại các ngân hàng ở mức 125 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2010, nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội gần 20%.
Nợ xấu trong ngân hàng là bao nhiêu không được nhà nước công bố. Nhưng Giám đốc trung tâm đào tạo Bảo Việt, Phí trọng Thảo, nói là trước đây chưa đầy mười năm, chúng ta đã phải chi khoảng 2 tỉ Mỹ kim để giải quyết nợ xấu, và lần này chắc chắn để giải quyết vấn đề tương tự sẽ tiêu tốn không dưới 10 tỉ Mỹ kim. Động thái này đương nhiên góp phần làm gia tăng lạm phát, đưa đến cảnh người dân sẽ mua Đô la hay vàng để cất giữ, vì mất tin tưởng vào đồng tiền VN.
Hai “cái gai khá nhọn” khác làm ung nhọt trong nền tài chánh VN: một là công chi quá cao lên đến gần 150% so với các nước khác; một khác là trung ương yêu cầu các địa phương giảm chi, để đưa lạm phát xuống theo yêu cầu của các định chế quốc tế, nhưng địa phương, nhất là các công ty quốc doanh phản ứng bằng thủ tục thanh toán ma mãnh, chẳng những không giảm được chi tiêu mà còn tăng lên 30%, trong hai quý đầu năm. Hành vi này mang ý nghĩa địa phương muốn gởi cho trung ương tín hiệu, xin đừng đụng chạm đến “quyền hành, lợi lộc” của chúng tôi. Hai cái gai này ngoáy vào “vết thương” kinh tế, tài chánh làm cho lạm phát tại VN tăng cao nhất thế giới, gần 23% vào tháng 7. Đây cũng là mức cao nhất từ nhiều năm nay. Điều này làm cho tiền đồng VN tiếp tục mất giá.
Căn cứ vào các số liệu do nhiều cơ chế tài chánh và thông tin quốc tê, Việt Nam hiện bị các nước chủ nợ xếp vào một trong 18 nước trên thế giới “có thể vỡ nợ”. Ba ngân hàng thuộc loại tập đoàn tài chánh quốc doanh, lại bi Cơ Quan Thẩm Định Rủi Ro Tài Chánh của Standard & Poors xếp vào loại “gây rủi ro cho việc bảo đảm an toàn vốn”.
Đầu tháng 12 vừa qua, NHNN đã chính thức cho ba ngân hàng thương mại, gồm Tín Nghĩa, Đệ Nhất, và Sài Gòn ngân hàng nhập làm một với lý do công bố là, “cả ba ngân hàng thương mại cổ phần trên đây đã gặp khó khăn về thanh khoản, do dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn”. Ngân hàng Nhà nước tiết lộ, đến năm 2015 chỉ còn khoảng 15 ngân hàng lớn, chiếm 80% thị phần nội địa. Trước tin này, trong số 100 ngân hàng tại VN thì “ai còn, ai mất”. Chắc chắn cường độ “đút lót” để tự tồn sẽ rất mạnh trong vòng vài năm trước mặt !
Dù ngày nay tiền lời dành cho người gởi tiền vô nhà băng cao nhất thế giới, có lúc lên đến 16%, muốn vay vốn làm ăn phải trả cho nhà băng 23% mỗi năm. Về phía người gửi tiền, họ cũng hiểu một quy luật đơn giản của thị trường là “lợi nhuận cao, rủi ro cao”. Và nếu ham lãi suất cao thì có ngày “mất cả gốc, lẫn củ” . Không ai dại gì gửi hàng chục tỷ đồng hay hơn thế trong ngân hàng mà mức bảo hiểm được nhà nước ấn định hiện không hơn 50 triệu đồng cho mỗi tài khoản, tương đương 70 tô phở bò Kôbê ở Hanoi thôi ! Nhiều bà nội trợ cho rằng, gởi tiền vào ngân hàng, nếu xẩy ra một vụ như Vinashin thì mất toi.
Tiền đồng tuột dốc :
Hanoi phá giá tiền đồng liên tục, kể từ năm 2008 tiền đồng tuột dốc 20%. Dịp cuối năm, giá chợ đen 1 MK đổi được 22.500 đồng VN, cao hơn 5,7% so với mức tỷ giá chính thức. Thông thường tỷ giá hối đoái trên thị trường chính thức sẽ điều tiết tỷ giá trên thị trường chợ đen (tự do), nhưng vào lúc này thì ngược lại.
Nếu muốn duy trì một giá như mong muốn, thì giá chính thức luôn phải hấp dẫn hơn giá chợ đen. Điều này gần như ít khi diễn ra tại VN. Dù cho Hanoi có đầy đủ ngoại tệ để chứng minh một nền ngoại thương cân bằng và cải thiện quản trị tài chánh ở mức độ kiểm soát được thì yếu tố tâm lý trong dân chúng vẫn e sợ lối cai trị kiểu “công an rình mò” rồi bầy trò ăn cướp qua các lần đổi tiền như trước đây. Ngoại tệ dự trữ tại VN cũng được xem là bí mật tài chánh quốc gia, không được tiết lộ, nhưng qua các nguồn tin “chưa hề bị vẩn đục” cho biết, ngân hànng nhà nước hiện giữ khoảng 12.6 tỷ Đô la, tương đương một tháng + một tuần để nhập cảng hàng hóa vào VN. Mức an toàn trong thương mại là 8 tuần lễ.
Nếu muốn duy trì một giá như mong muốn, thì giá chính thức luôn phải hấp dẫn hơn giá chợ đen. Điều này gần như ít khi diễn ra tại VN. Dù cho Hanoi có đầy đủ ngoại tệ để chứng minh một nền ngoại thương cân bằng và cải thiện quản trị tài chánh ở mức độ kiểm soát được thì yếu tố tâm lý trong dân chúng vẫn e sợ lối cai trị kiểu “công an rình mò” rồi bầy trò ăn cướp qua các lần đổi tiền như trước đây. Ngoại tệ dự trữ tại VN cũng được xem là bí mật tài chánh quốc gia, không được tiết lộ, nhưng qua các nguồn tin “chưa hề bị vẩn đục” cho biết, ngân hànng nhà nước hiện giữ khoảng 12.6 tỷ Đô la, tương đương một tháng + một tuần để nhập cảng hàng hóa vào VN. Mức an toàn trong thương mại là 8 tuần lễ.
Vàng, khó nuốt ?
Quan niệm vàng và Đôla là “các mặt hàng chiến lược”, nên Hanoi ra sức tìm cách kiểm soát cả hai. Liên quan tới quản lý vàng, Thống đốc NHNN, Nguyễn văn Bình nói “chúng tôi còn phải ban hành ít nhất hai văn bản quan trọng là nghị định về việc sản xuất và kinh doanh vàng. Mặc dù “thai nghén” trong suốt năm vừa qua, đến nay đã “quá kỳ” cũng vẫn chưa “đẻ ra được” hai văn bản vừa nói.
Gần một năm nay, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra sức ổn định giá vàng, nhưng gần như thất bại. Mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn không có dấu hiệu giảm bớt. Trong dịp Lễ Giáng Sinh 2011, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 2,3 triệu đồng/lượng. Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới đã tạo ra lợi nhuận siêu ngạch cho giới kinh doanh vàng. Dự thảo kinh doanh vàng với mục đích hướng đến việc sử dụng một thương hiệu vàng miếng duy nhất là Saigon Jewry Company (SJC) đã khiến cho thị trường vàng miếng thương hiệu này trong nước bị khan hiếm. Thay vì mua các thương hiệu vàng miếng khác nhau để tích trữ thì giờ đây, người dân đổ dồn sang mua thương hiệu SJC.
Hanoi ước tính là dân chúng hiện nay đang cất giữ đến 1000 tấn vàng. Chắc thấy mối này “bở quá” nên Hanoi muốn rở lại trò “vỗ béo rồi làm thịt”. Các ngành kinh doanh khác có nên nhìn “người” mà nghĩ đến “ta” không ?
Khi toan tính chuyện này, ngân hàng nhà nước đưa ra chiêu bài, qua lời thông tấn xã VC nói là, “việc siết chặt mua bán vàng miếng sẽ giúp thay đổi thói quen trong dân chúng và huy động nguồn vốn nằm yên vào nhu cầu phát triền kinh tê”. Lập luận này chỉ đúng với nền kinh tế tự do cạnh tranh lành mạnh; không đúng trong nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Hanoi đang theo đuổi bây giờ. Vì ai cũng biết rằng, một khi đưa hết hầu bao cho nhà nước nắm giữ thì nguồn vốn đó lại sẽ được chia chác cho quan tham qua ngả các tập đoàn công ty quốc doanh. Cho đến một ngày không còn che giấu nổi tình trạng ăn cướp quá lộ liễu. Hanoi chỉ cần bầy trò điều tra vài cá nhân như đang làm với tập đoàn công ty quốc doanh Vinashin … Cuối cùng rồi truy tố một vài người cho qua chuyện !
Bà con Việt Nam đừng quên rằng, trong đại hội đảng CSVN XI năm nay, ông Lê hữu Nghĩa, giám đốc viện chính trị quốc gia của VC nói công khai, “công hữu là cái gốc của chủ nghĩa xã hội (cnxh), nhưng đó là công hữu khi cnxh đã hoàn thành. Còn bây giờ chỉ là công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu chứ chưa phải là tất cả các tư liệu sản xuất đều công hữu ! Nghe cứ như có làm thịt nhưng bây giờ chỉ làm thịt một số chủ yếu thôi còn tất cả sẽ làm thịt hết khi hoàn thành chủ nghĩa xã hội”!
Quan niệm vàng và Đôla là “các mặt hàng chiến lược”, nên Hanoi ra sức tìm cách kiểm soát cả hai. Liên quan tới quản lý vàng, Thống đốc NHNN, Nguyễn văn Bình nói “chúng tôi còn phải ban hành ít nhất hai văn bản quan trọng là nghị định về việc sản xuất và kinh doanh vàng. Mặc dù “thai nghén” trong suốt năm vừa qua, đến nay đã “quá kỳ” cũng vẫn chưa “đẻ ra được” hai văn bản vừa nói.
Gần một năm nay, ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra sức ổn định giá vàng, nhưng gần như thất bại. Mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn không có dấu hiệu giảm bớt. Trong dịp Lễ Giáng Sinh 2011, giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá vàng thế giới khoảng 2,3 triệu đồng/lượng. Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới đã tạo ra lợi nhuận siêu ngạch cho giới kinh doanh vàng. Dự thảo kinh doanh vàng với mục đích hướng đến việc sử dụng một thương hiệu vàng miếng duy nhất là Saigon Jewry Company (SJC) đã khiến cho thị trường vàng miếng thương hiệu này trong nước bị khan hiếm. Thay vì mua các thương hiệu vàng miếng khác nhau để tích trữ thì giờ đây, người dân đổ dồn sang mua thương hiệu SJC.
Hanoi ước tính là dân chúng hiện nay đang cất giữ đến 1000 tấn vàng. Chắc thấy mối này “bở quá” nên Hanoi muốn rở lại trò “vỗ béo rồi làm thịt”. Các ngành kinh doanh khác có nên nhìn “người” mà nghĩ đến “ta” không ?
Khi toan tính chuyện này, ngân hàng nhà nước đưa ra chiêu bài, qua lời thông tấn xã VC nói là, “việc siết chặt mua bán vàng miếng sẽ giúp thay đổi thói quen trong dân chúng và huy động nguồn vốn nằm yên vào nhu cầu phát triền kinh tê”. Lập luận này chỉ đúng với nền kinh tế tự do cạnh tranh lành mạnh; không đúng trong nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Hanoi đang theo đuổi bây giờ. Vì ai cũng biết rằng, một khi đưa hết hầu bao cho nhà nước nắm giữ thì nguồn vốn đó lại sẽ được chia chác cho quan tham qua ngả các tập đoàn công ty quốc doanh. Cho đến một ngày không còn che giấu nổi tình trạng ăn cướp quá lộ liễu. Hanoi chỉ cần bầy trò điều tra vài cá nhân như đang làm với tập đoàn công ty quốc doanh Vinashin … Cuối cùng rồi truy tố một vài người cho qua chuyện !
Bà con Việt Nam đừng quên rằng, trong đại hội đảng CSVN XI năm nay, ông Lê hữu Nghĩa, giám đốc viện chính trị quốc gia của VC nói công khai, “công hữu là cái gốc của chủ nghĩa xã hội (cnxh), nhưng đó là công hữu khi cnxh đã hoàn thành. Còn bây giờ chỉ là công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu chứ chưa phải là tất cả các tư liệu sản xuất đều công hữu ! Nghe cứ như có làm thịt nhưng bây giờ chỉ làm thịt một số chủ yếu thôi còn tất cả sẽ làm thịt hết khi hoàn thành chủ nghĩa xã hội”!
Chỉ có ở Hanoi . . .
Vinashin là một tập đoàn công ty quốc doanh, được tổ chức theo mô hình từa tựa các “Chaebol Nam Hàn” mà VC nuôi hy vọng “đóng vai mũi nhọn” trong nền kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo. Vinashin có tổng trị giá tài sản trên 90 ngàn tỷ đồng, trong đó tiền nợ là 86 ngàn tỷ. Vinashin sụp đổ giữa năm 2010. Bản chất sự việc là một vụ vỡ nợ nhưng phải chăng còn là một sự phá sản về chiến lược kinh tế quốc gia của Việt Nam? Cuối năm 2010, Hanoi đưa ra cam kết sẽ điều tra làm rõ sự việc. Sau 117 ngày, Cộng đảng nói là, không ai bị trách nhiệm hay kỷ luật trong vụ Vinashin.
Giữa tháng 12, BBC loan tin, công ty Elliott Advisors, một quỹ đầu tư rủi ro (hedge fund) có trụ sở ở Mỹ, kiện tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin của Việt Nam lên Tòa Thượng thẩm London.
Bên nguyên đơn, theo bản tin Reuters 13/12/2011, cho rằng Vinashin đã "vỡ nợ" với khoản tiền cho vay chung trị giá 600 triệu Mỹ kim. Theo văn bản tại tòa, nguyên đơn đòi Vinashin trả nợ 60 triệu Mỹ kim, đáo hạn vào tháng 12/2010, và một khoản tương tự, đáo hạn ngày 20/06/2011, chưa kể lãi suất.
Vinashin là một tập đoàn công ty quốc doanh, được tổ chức theo mô hình từa tựa các “Chaebol Nam Hàn” mà VC nuôi hy vọng “đóng vai mũi nhọn” trong nền kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo. Vinashin có tổng trị giá tài sản trên 90 ngàn tỷ đồng, trong đó tiền nợ là 86 ngàn tỷ. Vinashin sụp đổ giữa năm 2010. Bản chất sự việc là một vụ vỡ nợ nhưng phải chăng còn là một sự phá sản về chiến lược kinh tế quốc gia của Việt Nam? Cuối năm 2010, Hanoi đưa ra cam kết sẽ điều tra làm rõ sự việc. Sau 117 ngày, Cộng đảng nói là, không ai bị trách nhiệm hay kỷ luật trong vụ Vinashin.
Giữa tháng 12, BBC loan tin, công ty Elliott Advisors, một quỹ đầu tư rủi ro (hedge fund) có trụ sở ở Mỹ, kiện tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin của Việt Nam lên Tòa Thượng thẩm London.
Bên nguyên đơn, theo bản tin Reuters 13/12/2011, cho rằng Vinashin đã "vỡ nợ" với khoản tiền cho vay chung trị giá 600 triệu Mỹ kim. Theo văn bản tại tòa, nguyên đơn đòi Vinashin trả nợ 60 triệu Mỹ kim, đáo hạn vào tháng 12/2010, và một khoản tương tự, đáo hạn ngày 20/06/2011, chưa kể lãi suất.
Trước ngày nội vụ được Tòa Thượng Thẩm London thụ lý một tuần, báo trong nước trích lời ông Nguyễn tấn Dũng nói : "tôi không ra quyết định nào sai" liên quan bê bối ở tập đoàn kinh tế Vinashin. Một đại công ty nhà nước vỡ nợ gần cả chục tỷ Mỹ kim mà người đứng đầu chính phủ lại nói được như vừa kể. Đúng là chuyện chỉ ở Hanoi mới có ! Còn nhiều công ty quốc doanh khác đang trên đà kêu ca thua lỗ, rõ ràng nhất là tập đoàn điên lực VN (E-VN) và Dầu khí (Petro-VN). Không biết khi hai đại công ty này phá sản thì Ông Dũng có ôn lại điệp khúc cũ ?
. . . Cũng chỉ có ở Hanoi "Vừa rồi báo chí đã có đưa lên, tức là ở Hà Nội đây có chứng khoán chỉ còn có giá 700 đồng Việt Nam, tức tương đương ba cọng hành ngoài chợ." Lời nói tưởng như đùa vừa rồi mô tả thực tế chứng khoán ở Hanoi là của Tiến Sĩ Lê đăng Doanh, chuyên gia kinh tế từ Hanoi trao đổi với BBC giữa tháng 12.
Cả hai chuyện nói trên chỉ có trong hiện tượng “kinh tế thời Mafia VC”
Huyênh hoang
Hanoi lại vừa lớn lối đưa ra mục tiêu cho năm tới, qua lời của Ông Nguyễn tấn Dũng được báo chí trong nước dẫn lời: "Chính phủ sẽ tính toán các mặt và phấn đấu lạm phát năm tới giảm xuống còn khoảng 9%".
Về lĩnh vực tín dụng, Ông Nguyễn văn Bình, Thống Đốc NHNN nói, “tăng trưởng tín dụng của VN là 12% trong năm 2011, năm 2012 chúng tôi quyết định đưa mức tăng trưởng tín dụng chung lên 15-17%. Theo tính toán của chúng tôi ở mức như thế mới phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế 6-6,5% và mới có điều kiện đưa lạm phát về một con số trong 2012.”Ông Bình quên là, năm 2011, vì phân lời tín dụng có lúc lên đến trên 20%, nhưng cũng không vay nổi, khiến gần 50 ngàn doanh nghiệp tư bị đóng cửa, gây ra thất nghiệp cao chưa từng thấy.
Một kinh tế gia hàng đầu tại Việt Nam muốn ẩn danh nói với BBC về cơ bản, giảm lãi suất và tăng tín dụng khiến nỗ lực giảm lạm phát là phi thực tế và rằng mục tiêu giảm lạm phát dưới 10% chỉ là “mục tiêu chính trị”. Kinh tế gia Lê dăng Doanh thì gọi việc kéo lạm phát xuống còn 9% cho năm 2012 “sẽ là kỳ tích” !
Lạm phát tại VN đã lên tới 23% vào giữa năm, xuống 18.6% vào cuối năm. Giới chức quản lý báo chí đã có chỉ thị cho các báo trong nước không đưa tin là Việt Nam đang bị lạm phát ở mức cao nhất châu Á (mặc dù, 19,8% tính theo năm, thì đúng là như vậy).
Cuối năm 2010, Quốc Hội VC đặt chỉ tiêu lạm phát cho năm 2011 là 7% trong khi thực tế, lạm phát cao gấp 3 lần. Những gì Ông Dũng nói ở trên, vừa trong tư cách Thủ Tướng và Dân Biểu Quốc Hội liệu dân chúng Việt Nam dám tin bao nhiêu phần trăm ?
Tờ Financial Times vừa đăng bài của phóng viên Ben Bland tại Hanoi nói, kinh tế gia Leif Eskesen của ngân hàng HSBC tại Singapore theo dõi kinh tế khu vực, cho rằng Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài riêng tại đây, là nước dễ bị tác động của suy thoái nhất do Hà Nội phụ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài, thực trạng kinh doanh của các công ty kém và vay nợ nhiều, khu vực ngân hàng gặp khó khăn và vị thế tài chính yếu. Và thêm rằng "Việt Nam cũng không còn nhiều biện pháp có thể xoay xở tình hình."
Tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới biến chuyển rất nhanh và ảnh hưởng đến mọi nước. Những gì đang diễn ra tại Nga Sô, Khối Ả rập và Trung Cộng đều là nỗ lực của quần chúng trong hy-vọng lấy lại quyền sống chính đáng của con người. Trong tình thế này, Hanoi họp đai hội Trung Ương Cộng Đảng lần 4, hôm 26 tháng 10, không hề đề cập gì đến cải cách chính trị, mà chỉ nói đến củng cố nội bộ đảng. Trong lúc đó Hanoi vẫn tiếp tục lừa dân chúng bằng bánh vẽ 5 năm “tái cấu trúc kinh tế”
Dù cho bị đàn áp khốc liệt như hiện nay, Dân Tộc Việt Nam muốn Tư Do Dân Chủ thực sự chắc chắn sẽ phải kiên cường chấp nhận con đường trường kỳ đấu tranh ôn hòa của mình.
Trần Nguyên Thao
http://danlambaovn.blogspot.com/
Lạm phát tại VN đã lên tới 23% vào giữa năm, xuống 18.6% vào cuối năm. Giới chức quản lý báo chí đã có chỉ thị cho các báo trong nước không đưa tin là Việt Nam đang bị lạm phát ở mức cao nhất châu Á (mặc dù, 19,8% tính theo năm, thì đúng là như vậy).
Cuối năm 2010, Quốc Hội VC đặt chỉ tiêu lạm phát cho năm 2011 là 7% trong khi thực tế, lạm phát cao gấp 3 lần. Những gì Ông Dũng nói ở trên, vừa trong tư cách Thủ Tướng và Dân Biểu Quốc Hội liệu dân chúng Việt Nam dám tin bao nhiêu phần trăm ?
Tờ Financial Times vừa đăng bài của phóng viên Ben Bland tại Hanoi nói, kinh tế gia Leif Eskesen của ngân hàng HSBC tại Singapore theo dõi kinh tế khu vực, cho rằng Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài riêng tại đây, là nước dễ bị tác động của suy thoái nhất do Hà Nội phụ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài, thực trạng kinh doanh của các công ty kém và vay nợ nhiều, khu vực ngân hàng gặp khó khăn và vị thế tài chính yếu. Và thêm rằng "Việt Nam cũng không còn nhiều biện pháp có thể xoay xở tình hình."
Tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới biến chuyển rất nhanh và ảnh hưởng đến mọi nước. Những gì đang diễn ra tại Nga Sô, Khối Ả rập và Trung Cộng đều là nỗ lực của quần chúng trong hy-vọng lấy lại quyền sống chính đáng của con người. Trong tình thế này, Hanoi họp đai hội Trung Ương Cộng Đảng lần 4, hôm 26 tháng 10, không hề đề cập gì đến cải cách chính trị, mà chỉ nói đến củng cố nội bộ đảng. Trong lúc đó Hanoi vẫn tiếp tục lừa dân chúng bằng bánh vẽ 5 năm “tái cấu trúc kinh tế”
Dù cho bị đàn áp khốc liệt như hiện nay, Dân Tộc Việt Nam muốn Tư Do Dân Chủ thực sự chắc chắn sẽ phải kiên cường chấp nhận con đường trường kỳ đấu tranh ôn hòa của mình.
Trần Nguyên Thao
http://danlambaovn.blogspot.com/