SGTT.VN - Bình thường hoá quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Mỹ; thả 651 tù nhân chính trị cộm cán ngày 13.1; thoả thuận lệnh ngừng bắn với Liên minh quốc gia Karen (KNU); tạo cơ hội cho bà Aung San Suu Kyi trở lại chính trường là những động thái tích cực nhằm thực hiện chương trình cải cách của Chính phủ Myanmar.
Loại bỏ hoài nghi
Việc Chính phủ Myanmar tiếp tục mở đợt phóng thích tù nhân chính trị là bằng chứng cho thấy họ nghiêm túc về cam kết thay đổi. Từ nhiều năm trước, yêu cầu phóng thích tù nhân chính trị (tổng cộng khoảng 2.000 người) đã được bà Suu Kyi cùng với phe đối lập và các chính phủ phương Tây đặt lên hàng đầu.
Đợt phóng thích mới nhất bao gồm những nhân vật bất đồng chính kiến chủ chốt. Họ là những người đã trải qua nhiều thập kỷ trong các nhà tù. Một vài người trong số đó là các nhà lãnh đạo của phong trào “Thế hệ 88” liên quan đến cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1988: Nilar Thein, Min Ko Naing, Mya Aye và Htay Kywe. Một số khác là các nhà hoạt động bị bỏ tù nhiều lần từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đáng lưu ý, Khin Nyunt – tù nhân mới được thả – cũng là cựu thủ tướng bị lật đổ vào năm 2004, đã lập tức bày tỏ sự ủng hộ bà Suu Kyi.
Việc Chính phủ Myanmar tiếp tục mở đợt phóng thích tù nhân chính trị là bằng chứng cho thấy họ nghiêm túc về cam kết thay đổi. Từ nhiều năm trước, yêu cầu phóng thích tù nhân chính trị (tổng cộng khoảng 2.000 người) đã được bà Suu Kyi cùng với phe đối lập và các chính phủ phương Tây đặt lên hàng đầu.
Đợt phóng thích mới nhất bao gồm những nhân vật bất đồng chính kiến chủ chốt. Họ là những người đã trải qua nhiều thập kỷ trong các nhà tù. Một vài người trong số đó là các nhà lãnh đạo của phong trào “Thế hệ 88” liên quan đến cuộc nổi dậy của sinh viên năm 1988: Nilar Thein, Min Ko Naing, Mya Aye và Htay Kywe. Một số khác là các nhà hoạt động bị bỏ tù nhiều lần từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đáng lưu ý, Khin Nyunt – tù nhân mới được thả – cũng là cựu thủ tướng bị lật đổ vào năm 2004, đã lập tức bày tỏ sự ủng hộ bà Suu Kyi.
Một tù chính trị (giữa) trong vòng tay của người thân tại sân bay Yangon
ngày 13.1.2012. Đợt thả 651 tù nhân chính trị cộm cán ngày 13.1 là bằng
chứng cho thấy Chính phủ Myanmar nghiêm túc về cam kết thay đổi. Ảnh:
Reuters
Hiện tại, Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ đã thông báo kế hoạch tham gia cuộc bầu cử ngày 1.4 tới. Quyết định thay đổi luật bầu cử để bà Suu Kyi tranh cử quốc hội tại vùng Kawhmu (ngoại ô Yangon) được xem là một bước quan trọng để Chính phủ Myanmar loại bỏ mọi hoài nghi về công cuộc cải cách.
Trong khi đó, việc ký thoả thuận ngừng bắn với KNU, mở văn phòng thông tin liên lạc và hợp tác quân đội là chỉ dấu cho thấy chính phủ muốn khép lại các cuộc xung đột sắc tộc gây mất ổn định kéo dài trong lịch sử Myanmar. Chính phủ Myanmar cho biết họ đang đàm phán với các nhóm người Shan và Kachin để đạt thoả thuận hoà bình.
Cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc
Nhà Trắng mới đây đã loan báo khôi phục lại quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar sau hai thập kỷ, như một động thái khích lệ những cải cách dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này. Nhưng Washington còn dõi theo kết quả cuộc bầu cử sắp tới và thực tế việc chấm dứt xung đột sắc tộc tại Myanmar trước khi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận.
Song song đó, Mỹ nêu yêu cầu Chính phủ Myanmar thả hơn 1.000 tù nhân chính trị khác và thông qua luật đảm bảo tự do ngôn luận, tự do hội họp và một số quyền cơ bản khác của công dân. Ngoài ra, Nhà Trắng cứng rắn đòi Myanmar cho phép các thanh tra viên hạt nhân Liên hiệp quốc vào khảo sát và cắt đứt quan hệ quân sự với CHDCND Triều Tiên.
Trước mắt, để từng bước nới lỏng lệnh cấm vận, các nhà lập pháp Mỹ gồm lãnh đạo đảng Cộng hoà tại thượng viện Mitch McConnell, thượng nghị sĩ John McCain, đảng Cộng hoà và ứng viên độc lập Joe Lieberman lên kế hoạch đến thăm Myanmar ngay trong tháng 1.2012.
“Với việc cải thiện quan hệ ngoại giao, Mỹ không có ý định tạo bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến mối quan hệ giữa Myanmar và Trung Quốc. Hai nước này có mối quan hệ kinh tế sâu sắc trong quá khứ và chỉ Chính phủ Myanmar mới có quyền xác định tương lai của đất nước họ”, Derek Mitchell, đặc sứ Mỹ về Myanmar, nhấn mạnh.
Tuy vậy, các nhà quan sát cho rằng, việc Mỹ xích lại gần Myanmar là một phần của chính sách thúc đẩy sự hiện diện của Mỹ trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc – đồng minh cốt lõi của Myanmar trong những thập kỷ mà nước này bị cô lập.
Theo Maung Zarni – học giả tại trường Kinh tế London, cho dù có xích lại gần Mỹ và các nước phương Tây đến đâu, Myanmar cũng không thể tách rời quan hệ khỏi Trung Quốc vì vị trí địa lý, sự thâm nhập kinh tế cũng như ảnh hưởng về nhân khẩu học của Trung Quốc đối với Myanmar. Do vậy, Chính phủ Myanmar không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc nỗ lực cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
BÁ NHA (ECONOMIST, AP, BURMANET.ORG)
Trong khi đó, việc ký thoả thuận ngừng bắn với KNU, mở văn phòng thông tin liên lạc và hợp tác quân đội là chỉ dấu cho thấy chính phủ muốn khép lại các cuộc xung đột sắc tộc gây mất ổn định kéo dài trong lịch sử Myanmar. Chính phủ Myanmar cho biết họ đang đàm phán với các nhóm người Shan và Kachin để đạt thoả thuận hoà bình.
Cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc
Nhà Trắng mới đây đã loan báo khôi phục lại quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar sau hai thập kỷ, như một động thái khích lệ những cải cách dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này. Nhưng Washington còn dõi theo kết quả cuộc bầu cử sắp tới và thực tế việc chấm dứt xung đột sắc tộc tại Myanmar trước khi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận.
Song song đó, Mỹ nêu yêu cầu Chính phủ Myanmar thả hơn 1.000 tù nhân chính trị khác và thông qua luật đảm bảo tự do ngôn luận, tự do hội họp và một số quyền cơ bản khác của công dân. Ngoài ra, Nhà Trắng cứng rắn đòi Myanmar cho phép các thanh tra viên hạt nhân Liên hiệp quốc vào khảo sát và cắt đứt quan hệ quân sự với CHDCND Triều Tiên.
Trước mắt, để từng bước nới lỏng lệnh cấm vận, các nhà lập pháp Mỹ gồm lãnh đạo đảng Cộng hoà tại thượng viện Mitch McConnell, thượng nghị sĩ John McCain, đảng Cộng hoà và ứng viên độc lập Joe Lieberman lên kế hoạch đến thăm Myanmar ngay trong tháng 1.2012.
“Với việc cải thiện quan hệ ngoại giao, Mỹ không có ý định tạo bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến mối quan hệ giữa Myanmar và Trung Quốc. Hai nước này có mối quan hệ kinh tế sâu sắc trong quá khứ và chỉ Chính phủ Myanmar mới có quyền xác định tương lai của đất nước họ”, Derek Mitchell, đặc sứ Mỹ về Myanmar, nhấn mạnh.
Tuy vậy, các nhà quan sát cho rằng, việc Mỹ xích lại gần Myanmar là một phần của chính sách thúc đẩy sự hiện diện của Mỹ trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc – đồng minh cốt lõi của Myanmar trong những thập kỷ mà nước này bị cô lập.
Theo Maung Zarni – học giả tại trường Kinh tế London, cho dù có xích lại gần Mỹ và các nước phương Tây đến đâu, Myanmar cũng không thể tách rời quan hệ khỏi Trung Quốc vì vị trí địa lý, sự thâm nhập kinh tế cũng như ảnh hưởng về nhân khẩu học của Trung Quốc đối với Myanmar. Do vậy, Chính phủ Myanmar không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc nỗ lực cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.
BÁ NHA (ECONOMIST, AP, BURMANET.ORG)