Nhà báo Hoàng Khương và "dấu ấn" tổng biên tập Tuổi Trẻ - Phạm Đức Hải - Dân Làm Báo

Nhà báo Hoàng Khương và "dấu ấn" tổng biên tập Tuổi Trẻ - Phạm Đức Hải

Tân Châu (Quê Choa blog) - Sang ngày thứ 3 – nhà báo Hoàng Khương (Tuổi Trẻ) bị tạm giam. Dư luận – mà nhất là giới báo chí – vẫn còn “giữ nguyên” tính thời sự khi câu chào lúc gặp nhau, được thay bằng câu hỏi: Có tin tức gì (về Hoàng Khương) mới không? Chưa bao giờ các trang blog cá nhân nhà báo lại đón nhận lượt truy cập cao như lúc này. Mỗi trang blog nhà báo là một chính kiến. Thế nhưng trên mặt báo chính thống, các Tổng biên tập này hầu như im lặng…

Không đả kích các cơ quan chức năng, nhưng đa phần tin vào sự trung thực của nhà báo này. Tức không tin Hoàng Khương “dính chàm” chỉ vì một món lợi – món lợi mà một nhà báo nội chính như Hoàng Khương – không dễ dính vào! 

Nếu vậy thì cớ gì Hoàng Khương lao thân để bị bắt? 

Câu trả lời về phía Hoàng Khương trong bảng giải trình của anh đã rõ: Tác nghiệp. 

Nhưng câu trả lời của pháp luật thì chưa. Và chúng ta cần phải đợi. Phải chăng vì đợi (câu trả lời cuối cùng của cơ quan điều tra), nên mới có chuyện báo im, blog lên tiếng. Dù báo hay blog cũng là của những nhà báo ấy? 

Những diễn tiến trên mạng cho thấy, các nhà báo quá khó khi “im lặng” trước vụ Hoàng Khương bị bắt. Nhưng sự nóng lòng ấy của các nhà báo đồng nghiệp, có người chưa biết mặt Hoàng Khương, khiến dư luận đưa mắt về tờ Tuổi Trẻ nhiều hơn. Người ta muốn biết một tờ báo vốn đăng hơn 50 bài báo về sai phạm trong ngành giao thông của Hoàng Khương, chí ít cũng có một “cáo phó tử tế” cho người đã góp phần mang về lượng độc giả cho Tuổi Trẻ, hay ít ra cũng là bảng giải trình của anh. Thế nhưng, tờ báo này xuyên suốt sự việc chỉ đăng ba cái tin nhỏ xíu, và đăng thật chậm so với các báo bạn. Bình luận về “hờ hững” này của Tuổi Trẻ, có nhà báo cho rằng đó là kiểu xử sự như không phải chuyện của mình, mà là chuyện ở… Campuchia. “Bức xúc” nhà báo Huy Đức cho rằng cái Hoàng Khương cần không hẳn là luật sư, mà bên cạnh anh là một cơ quan truyền thông (tức phải báo Tuổi Trẻ). 

Nhắc tới Tuổi Trẻ, ai cũng cho rằng nó gắn với Kim Hạnh, với Lê Văn Nuôi và cả với Lê Hoàng trong buổi sáng hầu tòa vụ PMU18 nữa. 

Lần này là với Tổng biên tập Phạm Đức Hải. Người vốn “bỗng dưng làm Tổng biên tập”. Tôi tin rằng “dấu quan điểm kín tới mức không ai biết là quan điểm gì” là cách mà ông Hải tạo “dấu ấn” riêng. Một “dấu ấn” mà dù cho tới giờ này, quân của ông trong trại tạm giam và trên mạng đang nhen nhóm một sự “tẩy chay” tờ Tuổi Trẻ, thì ông vẫn trung thành. 



Tác giả gửi cho Quê choa


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo