Nguyễn Nghĩa (Danlambao) - Từ ngày 20-22/12/2011, Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình có cuộc thăm chính thức VN. Vị Hoàng đế đầy uy quyền tương lai của TQ này đã mang lại cho VN nhiều sự cố đặc biệt. Một trong những sự cố mà các nhà bình luận sẽ còn trở lại nhiều là lá cờ 6 sao /lục hồng tinh/ mà ĐCS VN dùng để đón tiếp khách quí của họ.
Tập Cận Bình không có phát ngôn nổi tiếng nào kiểu như phát ngôn mà ông ta đã tặng Trung tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN : Đứng trên tầm cao đại cuộc "3 kiên trì".
Ngoài món tiền 300 triệu đô la cho vay, họ Tập không có 1 cử chỉ nào đặc biệt hơn. Như vậy, 1 chính trị gia nổi tiếng là thận trọng trong các phát ngôn trước công chúng cũng chưa để lộ mình qua ngôn từ, qua hành động là bao nhiêu.
Tuy vậy, chúng ta cũng đã hiểu Tập Cận Bình hơn, qua toàn bộ hoạt động của ông ta tại VN. Bài báo này sẽ tập trung vào cách ăn mặc của họ Tập, mà phần nào giải mã vị nguyên thủ tương lai của TQ.
1. Tập Cận Bình định nói gì ở VN?
Thông thường, phát ngôn là biểu hiện trực tiếp của suy nghĩ.
Đặng Tiểu Bình kêu gào đánh VN tại Mỹ, Singapor... thì ông ta gây chiến thật với VN vào 2/1979.
Trước khi nói ra bằng lời, Tập Cận Bình đã dùng chiêu đưa ra các ngụ ý, các ẩn dụ mà đọc những điều này, không có gì khó khăn. Như vậy, những thông tin mà họ Tập muốn nói, nhưng còn tiết kiệm lời, sẽ được giới chính trị VN hiểu ngay, chính xác và liệu đường mà làm theo ý chỉ của thiển triều.
Bạn đọc hãy cùng tôi vào http://www.bbc.co.uk/vietnamese/pictures/2011/12/111221_xi_jinping_viet_gallery.shtml, sẽ thấy 10 ảnh thể hiện cuộc đi thăm VN này của Tập Cận Bình.
Diện bộ comple xám, áo sơ mi trắng, cà vạt mầu tàn thuốc trong ngày đầu tiên là chuẩn. Tuy vậy, dù muốn hay không thì các chính trị gia tầm cỡ lãnh đạo quốc gia 1300 triệu người, chắc chắn phải là người lắm mưu mô. Chiếc áo trắng nói lên thiên hướng che dấu những kế hiểm của họ Tập. Ông ta không có cái thẳng thắn của Tào Tháo. Như vậy, những điều mà họ Tập nói ra, chúng ta cần xem những ẩn ý đằng sau.
Trong cả 10 chiếc ảnh này, Tập Cận Bình đều ăn mặc với gam mầu như vậy: bộ complet thì mầu tối, cà vạt hoạc mầu gam xanh nước biển /khi thăm lăng HCM, khi gặp Nguyễn Phú Trọng, khi gặp Trương Tấn Sang/ hoặc gam tàn thuốc lá/ trong các trường hợp còn lại.
Có 1 trường hợp đặc biệt mà BBC không chụp được, là ảnh Tập Cận Bình bắt tay Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng VN.
Trong ảnh, họ Tập diện một chiếc cà vạt với họa tiết hoa văn là những chiếc mỏ neo, ám chỉ việc con tàu Trung Quốc đang thả neo nơi này.
Nguyễn Tấn Dũng cũng diện một chiếc cà vạt màu xanh hải quân với hình ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam anh dũng bảo vệ tổ quốc được treo bán đầy đường phố Hà Nội.
Như vậy về cách ăn mặc lần gặp Thủ tướng VN, Tập Cận Bình đã ăn mặc khác hẳn các lần trước khi gặp Nguyễn Phú Trọng, hay Trương Tấn Sang, hay Phó CT nước VN...
Nền của chiếc cà vạt mỏ neo của ông Tập vẫn là gam nước biển.
Hàm ý của cả chuyến đi thăm này đã quá rõ, qua nền những chiếc cà vạt trong các buổi tiếp kiến Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng : mầu nước của Biển Đông.
Không phải là chuyện cho vay 300 triệu đô la là chuyện quan trọng nhất.
Tướng Charles de Gaulle / Pháp/ đã có 1 câu nói đại ý: những gì quan trọng nhất trong chính trị, thường là những điều phải đọc giữa các dòng của 1 tuyên bố, phát ngôn, qua 1 cử chỉ...
Đối với người Trung Quốc, tư duy tượng hình rất quan trọng do chữ viết của họ là tượng hình. Một người thâm trầm và nhiều mưu mẹo như Tập Cận Bình, chắc lại càng muốn dùng hình tượng, mầu sắc để diễn đạt điều muốn nói. Việc sử dụng 1 gam nước Biển Đông cho các cuộc tiếp kiến với bộ 3 lãnh đạo VN, những người đã có phát biểu và cử chỉ mạnh mẽ về chủ quyền của VN trong những ngày cuối tháng 11 vừa qua có ý nghĩa riêng của nó. Ông ta lại càng muốn dùng ám chỉ, khi văn hóa VN và TQ có nét tương đồng, những gì ông ta muốn truyền đạt sẽ được lãnh đạo cao cấp VN hiểu chính xác.
Theo tinh thần này thì mầu gam nước Biển Đông là quan trọng nhất.
Mầu nước biển này đã nói lên chủ ý của Tập : Biển Đông là vấn đề họ Tập kia quan tâm nhất. Ông Tập quan tâm ngày hôm nay, và cả ngày mai khi đã là Chủ tịch của TQ.
Trước khi Tập sang thăm VN, giới bình luận chính trị thế giới thắc mắc : Liện Tập Cận Bình có đề cập đến những động thái gần đây nhất của lãnh đạo VN không?
Những động thái đó là :
1. Thủ tướng VN tuyên bố trước Quốc hội VN ngày 25/11/2011 khẳng định Hoàng Sa là của VN. Khẳng định TQ đã chiếm bẵng vũ lực HS từ tay những người lính VNCH.
2. Nguyễn Phú Trọng đã có nói đến đặt chủ quyền quốc gia lên trên các vấn đề khác/ phát biểu tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 27 tại HN tháng 11/2011/.
3. Chủ tích nước VN thăm thác Bản Giốc, chiếc thác mà TQ ép VN nhượng cho họ dọa sẽ thay đổi quan hệ với VN, nếu VN dám trái ý chỉ này.
Cho đến ngày 22/12/2011, TQ chưa chính thức phản ứng trước các việc này.
Hôm nay, ta có thể nói rằng, họ Tập đã thay mặt TQ có phản ứng.
Đối với Chủ tịch nước, đối với Nguyễn Phú Trọng, họ Tập vẫn lấy ngoại giao ra đáp lễ: ăn mặc đúng qui củ ngoại giao. Như vậy tuyên bố chủ quyền của ông Trọng là chuyện nhỏ, TQ coi thường. Việc thăm thác Bản Giốc của Chủ tịch nước VN cũng không làm họ Tập mất thăng bằng.
Việc ăn mặc khác kiểu của họ Tập trong buổi tiếp kiến Thủ tướng VN đã nói lên rất nhiều :
a. Họ Tập đã nói rằng: Ông Dũng, ông đừng có tinh tướng, vượt mặt thiên triều. Biển Đông là TQ quan tâm nhất. Tuyên bố của ông ở Quốc hội VN đã làm TQ không hài lòng.
Ông Dũng, ông nên nhớ là TQ đã bỏ neo tại VN, không những 1 chiếc neo mà trăm ngàn chiếc neo, ông có dẫy ra cũng không được nữa rồi.
Đây là ý chỉ của lãnh đạo cao nhất, theo tinh thần họ Khổng " Quân vi quí" thì ông liệu mà chấp hành, đừng chệch hướng. Đây là cảnh báo với Thủ tướng VN., cũng tức là của tôi, Tập Cận Bình.
b. Vì có hàng trăm chiếc neo, TQ sẽ không bỏ VN và VN không thoát tay TQ. Ông liều liệu đấy. Tôi sẽ sử dụng những chiếc neo ấy và siết chặt VN như chiếc vòng Kim cô xiết đầu những ai bướng bỉnh, không thần phục TQ. Tôi chưa cần đến chiến tranh đâu, nhưng trăm ngàn chiếc neo này là đủ lắm rồi.
Lần này khác lần tiếp Đới Bỉnh Quốc, Thủ tướng VN đã không khẳng định VN là anh em cùng tư tưởng với TQ nữa.
Thủ tướng qua chiếc cà vạt Hải quân VN, đã khẳng định với họ Tập là : VN có 1 Hải quân oai hùng và mạnh mẽ, đầy chiến cống, sẽ bảo vệ VN, nếu có xâm lăng từ TQ.
Tôi lại cho Thủ tướng VN một dấu + nữa.
Tuy vậy cũng góp ý với các quân sư của Thủ tướng là : nếu đã biết trước cà vạt của họ Tập có những chiếc mỏ neo, thì anh đã thả neo, chúng tôi cũng cắt được neo do chính nghĩa thuộc về chúng tôi, HS,TS đã thuộc về VN từ lâu lắm rồi, nên chỉ nên dùng đến cà vạt có hoa văn của Biển Đông trên chiếc đỉnh đồng tại cung thành Huế, là đủ trả lời họ Tập này rồi.
Như vậy, trong chuyến đi thăm VN này, họ Tập đã cố ý phân loại, chia rẽ lãnh đạo VN.
Việc dụng kế “phân gián” của họ Tập này có hiệu nghiệm hay không, tương lai sẽ trả lời chúng ta.
Việc cùng với giơ đô la ra nhử và “phân gián” lãnh đạo VN, gợi ý trực tiếp rằng Biển Đông là lợi ích cốt lõi của TQ, Tập Cận Bình đã lòi bộ mặt thật bành trướng của ông ta trước nhân dân VN.
Tôi đã đọc được là : việc tung "đường lưỡi bò TQ" tại Biển Đông lên LHQ, việc tuyên bố "đường lưỡi bò" là lợi ích cốt lõi của TQ ...là những sáng kiến chính trị, có phần đóng góp quan trọng của Tập Cận Bình, mà chắc Đới Bỉnh Quốc, với tư cách phụ trách ngoại giao, chỉ phát ngôn.
Điều này giải thích tại sao họ Tập kia có thể leo cao lên chức Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước TQ.
Họ Tập đã thỏa mãn điều kiện làm lãnh tụ TQ được Mao Trach Đông khẳng định qua việc phục chức cho Đặng Tiểu Bình:
Nguyên tắc số 1 là người kế tục phải thấm nhuần tư tưởng dân tôc chủ nghĩa Mao, phải thấm nhần tư tưởng bành trướng Đông Nam Á của Mao.
Các lãnh đạo VN, không ai được quên điều này.
2. Những chiếc neo của TQ tại VN.
Đầu tiên, chiếc neo to nhất, khổng lồ nhất là chiếc neo CN Mác-Lênin. Trong khi TQ sử dụng CN này như một công cụ phục vụ bành trướng thì ĐCS VN như con thiêu thân lao đầu vào đèn dầu hỏa, tưởng rằng đấy là mặt trăng trong sáng, như con bò tót trong đấu trường Tây Ban Nha, lao đầu vào tấm vải đỏ, dù bị bao gươm đâm.
TQ đã đâm cho con bò tót CS VN bao nhát gươm như trận chiến 1979, hay cuộc cướp HS, TS các năm 1974, 1988, 1992. ĐCS VN vẫn không tỉnh ngô, lăn dân tộc VN vào xin những nhát gươm mới.
Chiếc neo thứ 2 là 16 chữ và 4 tốt.
Đây là những chiếc neo tư tưởng.
Những chiếc neo quân sự là ém quân trên Tây Nguyên, cao nguyên sống còn của toàn bán đảo Đông Dương.
Là ém quân trong những dự án trồng rừng tại các cánh rừng chiến lược của VN.
Một chiếc neo còn đang dần định hình là âm mưu thâm độc, bọc ngoài vỏ cùng phát triển với các tỉnh biên giới phía bắc của VN. Đây chắc chắn là âm mưu li khai dần dần các tỉnh này khỏi VN.
VN ta còn hình hài chữ S ngày nay, còn độc lập trước TQ cho đến hôm nay, nhờ rất lớn ở địa hình biên giới tự nhiên này. Nguyễn Phú Trọng đã định đổi 1 hòa bình giả tạo trên Biển Đông mà thực tế, TQ cần nền hòa bình này còn hơn cả VN cần, lấy các tỉnh biên giới phía bắc của VN.
Mất các tỉnh này, VN sẽ trơ trọi như cá nằm trên thớt.
Đây là họa mất nước của VN.
Những đội quân lao động TQ trên VN hôm nay sẽ là những tay súng khi cần thiết. Đây cũng là 1 chiếc neo mà họ Tập kia dùng để dọa non dọa già VN.
Ngoài vô vàn các neo tư tưởng, các neo quân sự, các neo như thủy điện Sơn La, hay các công trình kinh tế đang xây dựng dở,neo văn hóa, phim ảnh.....dăng dăng như thiên la địa võng trên tổ quốc VN yêu dấu của chúng ta.
Tất cả các neo này đều do ĐCS VN tự nguyện tạo điều kiện cho TQ thả neo.
3. Hóa giải các neo TQ trên đất VN.
Nếu ta đã biết được các neo ấy là gì, thì dù có khó khăn đến mấy , cũng hóa giải được.
Ở đoạn này tôi muốn nói đến cải cách dân chủ cho VN.
Lợi ích của cải cách dân chủ là làm cho nội lực VN mạnh lên và làm cho TQ yếu đi do VN thoát khỏi liên minh phong kiến với TQ.
Đây không phải là việc làm do muốn làm vừa lòng Hoa Kỳ, càng không phải là việc làm do nô lệ quá lâu mà phải theo bước các dân tộc khác tiên tiến hơn.
Đây là đòi hỏi của cuộc chiến sinh tồn của dân tộc VN trên bán đảo Đông Dương này.
Đáng CS VN sau cách mạng tháng 8 đã làm gì cho dân tộc VN? Họ đã phản bội cuộc kháng chiến chống Pháp của toàn dân tộc VN bằng hiệp định Geneve 1954, chia cắt VN.
ĐCS VN đã đưa cả dân tộc VN vào cuộc chiến tàn khốc với Hoa Kỳ , tiêu hao tinh lực VN , mà kẻ hưởng lợi từ cuộc chiến này nhiều nhất là TQ.
Sau cải cách ruộng đất 1953, năm 1975-1990, ĐCS VN đã gây nên cảnh "dân thuyền" với gần 1 triệu người VN tha hương trên các con thuyền lênh đênh trên biển cả, trước hàm cá mập...
Chúng ta hãy nhìn xem người Mỹ cư sử với nhau ra sao khi chiến tranh Nam-Bắc của họ kết thúc. Một tư tưởng thắng, nhưng cả dân tộc cùng thắng.
Người Mỹ cung cư sử ra sao trong thảm họa xập nhà song sinh?
Người Mỹ đã cư cử ra sao khi có 1 nhóm người căm thù mù quáng những người theo đạo Hồi, nhưng còn có những đám người khac đông hơn đúng ra bảo vệ nhưng ngôi nhà có người Hồi giáo ở ?
Người Hoa Kỳ đã tin vào lý tưởng của mình thế nào, khi bầu 1 Tổng thống da màu sinh ra ở 1 bang xa với trung tâm văn hóa, có giáo dục 4-5 năm ở 1 nước hồi giáo Indonexia. Sức mạnh niềm tin của chế độ dân chủ thục vĩ đại.
Tương tự ta cũng ta có thể nói về nước Đức với Phillip Rosler, người có dòng máu VN, làm phó Thủ tướng chính phủ Đức. Từ 1 nước phát xít, phân biệt chủng tộc, nước Đức cai cách dân chủ, hôm nay đã sử dung được tất cả trí tuệ của dân tộc Đức.
Nhìn vào VN với chính sách đảng trị, xét lý lịch 3 đời bị phá sản. Một con người luôn phát triển va thay đổi. Tại sao 1 Thủ tướng có hoạt động yêu nước dưới bom đạn lại chăm chỉ thu vén cho gia đinh khi đương nhiệm như thế. Tại sao 1 Thủ tướng có quá khứ cách mạng lại phung phí tài sản quốc gia trong Vinashin như vậy...
Nếu VN có 1 tinh thần như các dân tộc Hoa Kỳ , Đức thì VN mãi trường tồn trên bán đảo Đông Dương này, cho dù TQ có trăm mưu ngàn kế cũng không khuất phục nổi chúng ta, không đồng hóa nổi chúng ta.
Cải cách dân chủ cần cho VN là như vậy.
Nguyen Nghia
http://danlambaovn.blogspot.com/