82 năm Xô Viết Xấu Hổ - Dân Làm Báo

82 năm Xô Viết Xấu Hổ

Nguyễn Bá Chổi (danlambao)“Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ”. Nay kỷ niệm 82 năm cái “đêm hôm ấy”, trên khán đài “đại lễ”, có quan nào không có được ít nhất cái bằng “Cử Nhân” dõm treo trong nhà, chứ chưa nói là vô số “tiến sĩ” toàn bằng “giấy”, dễ dàng hơn tấc vải năm xưa chùi háng lợn sau khi hoạn. Đó là nói về “Tri”. Đến “Phú” của các quan bây giờ đem so với dân thì mức chênh lệch lấy gì đủ mà đong đếm cân lường. Sang mục “Điạ” thì chỉ một cái sân Gôn cho vài quan lớn chơi thôi, bao nhiêu nông dân đã bị cướp ruộng vườn nhà cửa, mồ mả phải đào bới san bằng. Còn “Hào” thì có thời nào cường thịnh bằng thời kỷ niệm 82 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh...

Người dân Nghệ Tĩnh xưa nay hãnh diện với các vị danh nhân văn võ đồng hương được toàn dân Việt Nam ngưỡng mộ. Đó là các bậc tiên sinh Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Biểu, La Sơn Phu Tử, (linh mục) Đậu Quang Lĩnh, Hoàng Xuân Hãn v.v... Lại còn thêm niềm tự hào với “quê choa” được bà con thiên hạ phong cho là “cái nôi của cách mạng Việt Nam”. Nên không ông bà chú bác anh chị gốc gác ăn cá gộ (gỗ) nói trọ trẹ nào mà không vỗ ngực mĩm chi khi nghe nhắc đến hai chữ Nghệ Tĩnh, quê choa (choa: tôi, chúng tôi). 

Nhưng khi nghe đến hai tiếng Nghệ Tĩnh đi kèm sau Xô Viết trong “Xô Viết Nghệ Tĩnh” là ngay tù tì mất lửa,và tiếp theo là xấu hổ cực kỳ. Mất lửa và xấu hổ vì đất nước Việt Nam sở dĩ nên nông nỗi như hôm nay cũng do bắt nguồn từ cái gọi là “Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh” cách đây 82 năm (1930). 

Qua bốn ngàn năm văn hiến Việt Nam tồn tại và phát triển nhờ dựa vào nguồn tài nguyên “Sĩ Nông Công Thương” mà thứ tự không nhất thiết luôn luôn phải là “nhất Sĩ, nhì Nông”, nhưng vẫn sẵn sàng cười hề với “nhất Nông nhì Sĩ gặp khi 'hết gạo' chạy rông” (*).

Ấy vậy mà cả dân tộc bỗng dưng bị lừa. Dưới danh hiệu chống thực dân phong kiến, có anh chàng xứ Nghệ bôn ba tìm được cặp búa liềm tận mãi bên nước Nga La Tư mang về phát động “Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh” với khẩu hiệu đâm cha chém chú “Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ”.

Phong trào được, theo ông Nguyễn Minh Cần, từng tham gia cách mạng tháng 8, từng là Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Hà Nội sau đó bỏ đảng chạy lấy người: “biểu hiện tính triệt để của giai cấp đấu tranh đã dẫn đến thảm cảnh đẫm máu tại nhiều địa phương. Để đào tận gốc, trốc tận rễ bốn thành phần thù địch là trí thức, phú nông, địa chủ, kỳ hào, đấu tranh bạo động trở thành phương tiện chủ yếu. Nông dân được tuyên truyền kích động nổi dậy trừng trị kẻ thù của giai cấp bằng mọi biện pháp kể cả tàn sát và tàn sát bất phân già trẻ lớn bé. Vì, dù là trí, phú, địa, hào thì kẻ nào cũng có gia đình, con cháu trong khi khẩu hiệu nêu rõ phải đào tận gốc, trốc tận rễ nên không thể nương tay.” 

Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930 mở ra làm “tiền đề” cho Cải Cách Ruộng Đất 1953-1956 mà tiếng khóc than của riêng đồng hương “anh chàng” thôi cũng đủ làm Thiên Lôi chưa có lệnh trời đã tự động muốn đi tìm búa.

“Trí Phú Địa Hào, đào tận gốc trốc tận rễ”. Nay kỷ niệm 82 năm cái “đêm hôm ấy”, trên khán đài “đại lễ”, có quan nào không có được ít nhất cái bằng “Cử Nhân” dõm treo trong nhà, chứ chưa nói là vô số “tiến sĩ” toàn bằng “giấy”, dễ dàng hơn tấc vải năm xưa chùi háng lợn sau khi hoạn. Đó là nói về “Tri”. Đến “Phú” của các quan bây giờ đem so với dân thì mức chênh lệch lấy gì đủ mà đong đếm cân lường. Sang mục “Điạ” thì chỉ một cái sân Gôn cho vài quan lớn chơi thôi, bao nhiêu nông dân đã bị cướp ruộng vườn nhà cửa, mồ mả phải đào bới san bằng. Còn “Hào” thì có thời nào cường thịnh bằng thời kỷ niệm 82 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh; nói chi xa, mới nhất là anh em quan huyện Tiên Lãng tên Lê Văn Hiền và quan xã Vinh Quang tên Lê Văn Liêm. Chúng chẳng "hiền" cũng không "liêm". Ngược lại, chúng “Hào” đến độ bất chấp luật pháp điều động cả Công An, Bộ Đội, Chó Má xe ủi đi cướp trắng công lao của gia đình anh em Vươn và Quý, đến nay đã gần một tháng vẫn nhỡn nhơ mặc dầu đã bị nhiều quan lớn, kể cả quan thái thượng hoàng, gay gắt kết tội để kíu đảng.

Cái đám “Trí Phú Địa Hào” này mới đáng đào tận gốc trốc tận rễ lại không làm thì thật là xấu hổ với Nghệ Tĩnh. Chỉ xin hai chữ Nghệ Tĩnh thôi. Dẹp đi Xô Viết cho dân nhờ. Cho riêng dân Nhệ Tĩnh như Chổi khỏi xấu hổ.




(*) “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo