Tùng Anh (Dân Việt) - Hôm nay (13.2) Hà Nội lại một lần nữa thực hiện đổi giờ học, giờ làm mới sau 2 tuần thí điểm không thành công. Mặc dù khung giờ mới sớm hơn 1 giờ, nhưng dư luận vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng.
Linh hoạt hơn…
Theo điều chỉnh của UBND TP.Hà Nội và hướng dẫn thực hiện của Sở GDĐT, bắt đầu từ hôm nay (13.2), với học sinh các trường mầm non, tiểu học và THCS, cha mẹ có thể đón trước 17 giờ; các trường THCS có thể bắt đầu giờ học buổi sáng từ 7 giờ 30 và kết thúc trước 17 giờ 30 nhằm tránh gây ùn tắc cục bộ trên một số tuyến phố có các trường ở gần nhau, đồng thời dãn thời gian giao ca giữa 2 ca học sáng và chiều.
Theo Giám đốc Sở GDĐT Nguyễn Hữu Độ, trước đây quy định học từ 8 giờ nhưng đón học sinh từ 7 giờ 30. Bây giờ nếu trong thời gian này, trường đủ học sinh thì có thể học từ trước 8 giờ, chứ không bắt buộc 8 giờ mới vào học. Khoảng thời gian 30 phút, các trường có thể ứng dụng linh hoạt.
Đối với các trường THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên, điều chỉnh thời gian kết thúc giờ học chính khóa buổi chiều sau 18 giờ. Các trường có học sinh học một ca, có thêm tiết phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc tiết học ngoại khoá buổi chiều thì giờ học sẽ do các trường chủ động quyết định phù hợp, tránh không cho học sinh tan học vào giờ cao điểm.
Những điều chỉnh mới khiến rất nhiều bậc phụ huynh, học sinh và giáo viên như trút được gánh nặng. Chị Hoàng Thúy Yên (Quan Hoa, Cầu Giấy) bộc bạch: “Quả thực là 2 tuần rồi, vợ chồng tôi phải thay nhau… trốn việc về để đưa đón con đi học. Rất là mệt mỏi! Nói gì thì nói, có điều chỉnh cho giờ tan ca của bố mẹ lệch với giờ tan học của con cái để tránh ùn tắc thì bố mẹ cũng buộc phải tự “điều chỉnh” giờ của mình để đưa đón con, chứ chẳng ai yên tâm làm việc khi con mình bơ vơ ngoài đường cả”.
Nhưng sẽ còn phải sửa!
Khung giờ mới tuy đã hợp lý và linh hoạt hơn, nhưng vẫn khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng không biết có đạt hiệu quả giảm ùn tắc giao thông và bớt vất vả cho phụ huynh, học sinh, hay một lần nữa các em lại trở thành “chuột bạch” cho các thí điểm thay đổi giờ học và giờ làm.
Theo ông Đỗ Doãn Hải - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội: “Khung giờ tan học buổi chiều của khối THPT bắt buộc sau 18 giờ là vẫn chưa ổn. Vì quá 17 giờ 30 không phải là thời điểm tốt cho việc tiếp thu bài học. Mặt khác, mùa hè tan học lúc này không có vấn đề gì nhưng mùa đông thì 18 giờ đã khá muộn, trời rất tối. Các trường muốn học thì phải bật đèn. Thực tế, việc bật đèn học ảnh hưởng tới sự tiếp thu của các em vào những tiết cuối”.
Theo tôi, 17 giờ 15 phút là thời điểm hợp lý hơn cả để cho học sinh tan trường, các em không phải trở về nhà quá muộn. 17 giờ 15 phút cũng sớm hơn 18 giờ những 45 phút và không phải giờ cao điểm của ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng thì cho rằng: “Trong vấn đề giải quyết ùn tắc giao thông, lẽ ra học sinh phải là đối tượng được hưởng lợi đằng này lại biến các em thành đối tượng bị ảnh hưởng. Như vậy đã là sai lầm. Về khung giờ, theo tôi, nếu có muốn “cưỡng chế” thì cũng chỉ nên quy định giờ vào học, còn giờ tan học buổi chiều thì để các trường chủ động phù hợp với trường mình. Vì thực tế, anh giải tán được ùn tắc vào giờ này thì sẽ tạo thành những “búi” ùn tắc vào giờ khác”.
GS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh đồng tình: “18 giờ chưa phải thời gian phù hợp để giảm thiểu ùn tắc giao thông, vì ai cũng biết đây là khung giờ cao điểm tại Hà Nội. Do đó, khối THPT tan vào giờ này sẽ góp một lượng lớn người tham gia giao thông, đã ùn sẽ ùn thêm.
Tùng Anh
http://danviet.vn/76261p1c28/dieu-chinh-lai-gio-hoc-hoc-sinh-tiep-tuc-lam-chuot-bach.htm
Theo điều chỉnh của UBND TP.Hà Nội và hướng dẫn thực hiện của Sở GDĐT, bắt đầu từ hôm nay (13.2), với học sinh các trường mầm non, tiểu học và THCS, cha mẹ có thể đón trước 17 giờ; các trường THCS có thể bắt đầu giờ học buổi sáng từ 7 giờ 30 và kết thúc trước 17 giờ 30 nhằm tránh gây ùn tắc cục bộ trên một số tuyến phố có các trường ở gần nhau, đồng thời dãn thời gian giao ca giữa 2 ca học sáng và chiều.
Hôm nay (13.2), học sinh thủ đô tiếp tục thay đổi giờ học.
Theo Giám đốc Sở GDĐT Nguyễn Hữu Độ, trước đây quy định học từ 8 giờ nhưng đón học sinh từ 7 giờ 30. Bây giờ nếu trong thời gian này, trường đủ học sinh thì có thể học từ trước 8 giờ, chứ không bắt buộc 8 giờ mới vào học. Khoảng thời gian 30 phút, các trường có thể ứng dụng linh hoạt.
Đối với các trường THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên, điều chỉnh thời gian kết thúc giờ học chính khóa buổi chiều sau 18 giờ. Các trường có học sinh học một ca, có thêm tiết phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc tiết học ngoại khoá buổi chiều thì giờ học sẽ do các trường chủ động quyết định phù hợp, tránh không cho học sinh tan học vào giờ cao điểm.
Những điều chỉnh mới khiến rất nhiều bậc phụ huynh, học sinh và giáo viên như trút được gánh nặng. Chị Hoàng Thúy Yên (Quan Hoa, Cầu Giấy) bộc bạch: “Quả thực là 2 tuần rồi, vợ chồng tôi phải thay nhau… trốn việc về để đưa đón con đi học. Rất là mệt mỏi! Nói gì thì nói, có điều chỉnh cho giờ tan ca của bố mẹ lệch với giờ tan học của con cái để tránh ùn tắc thì bố mẹ cũng buộc phải tự “điều chỉnh” giờ của mình để đưa đón con, chứ chẳng ai yên tâm làm việc khi con mình bơ vơ ngoài đường cả”.
Nhưng sẽ còn phải sửa!
Khung giờ mới tuy đã hợp lý và linh hoạt hơn, nhưng vẫn khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng không biết có đạt hiệu quả giảm ùn tắc giao thông và bớt vất vả cho phụ huynh, học sinh, hay một lần nữa các em lại trở thành “chuột bạch” cho các thí điểm thay đổi giờ học và giờ làm.
Theo ông Đỗ Doãn Hải - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội: “Khung giờ tan học buổi chiều của khối THPT bắt buộc sau 18 giờ là vẫn chưa ổn. Vì quá 17 giờ 30 không phải là thời điểm tốt cho việc tiếp thu bài học. Mặt khác, mùa hè tan học lúc này không có vấn đề gì nhưng mùa đông thì 18 giờ đã khá muộn, trời rất tối. Các trường muốn học thì phải bật đèn. Thực tế, việc bật đèn học ảnh hưởng tới sự tiếp thu của các em vào những tiết cuối”.
Theo tôi, 17 giờ 15 phút là thời điểm hợp lý hơn cả để cho học sinh tan trường, các em không phải trở về nhà quá muộn. 17 giờ 15 phút cũng sớm hơn 18 giờ những 45 phút và không phải giờ cao điểm của ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
GS Văn Như Cương
TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng thì cho rằng: “Trong vấn đề giải quyết ùn tắc giao thông, lẽ ra học sinh phải là đối tượng được hưởng lợi đằng này lại biến các em thành đối tượng bị ảnh hưởng. Như vậy đã là sai lầm. Về khung giờ, theo tôi, nếu có muốn “cưỡng chế” thì cũng chỉ nên quy định giờ vào học, còn giờ tan học buổi chiều thì để các trường chủ động phù hợp với trường mình. Vì thực tế, anh giải tán được ùn tắc vào giờ này thì sẽ tạo thành những “búi” ùn tắc vào giờ khác”.
GS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh đồng tình: “18 giờ chưa phải thời gian phù hợp để giảm thiểu ùn tắc giao thông, vì ai cũng biết đây là khung giờ cao điểm tại Hà Nội. Do đó, khối THPT tan vào giờ này sẽ góp một lượng lớn người tham gia giao thông, đã ùn sẽ ùn thêm.
Tùng Anh
http://danviet.vn/76261p1c28/dieu-chinh-lai-gio-hoc-hoc-sinh-tiep-tuc-lam-chuot-bach.htm