Hải Anh (TP) - Ngày 24-2, trở về với con tàu rỗng không, 11 ngư dân nước da đen nhẻm bước xuống tàu với vẻ mệt mỏi. Thân tàu bị thủng vì đạn cháy. Chủ tàu Đặng Tằm nói: “Bám biển Hoàng Sa bị tàu tuần tra Trung Quốc thu hết đồ đạc”. Sau đây là lời kể của các ngư dân do chúng tôi ghi lại được.
Lấy sạch
7h 30 phút sáng 24-2, tàu QNG 90281 TS của ông Đặng Tằm (ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đưa 11 ngư dân trở về cửa biển Sa Kỳ trong sự mệt mỏi. Các ngư dân bị tàu tuần tra Trung Quốc mang số 789 bắt giữ ở đảo Xà Cừ thuộc quần đảo Hoàng Sa chiều 22 - 2.
Chân thấp, chân cao bước lên bờ, ngư dân Đặng Tự cho biết, anh bị liệt nhẹ 2 chân nên anh em giao cầm lái. Khi tàu tuần tra sáp tới, anh Tự quyết định chơi kiểu nai chọi sư tử.
Anh Tự lặng thinh cho tàu nổ máy chạy. Thế nhưng, đạn lửa bên tàu tuần tra nã sang ầm ầm. Một viên đạn xọc thẳng vào ca-bin. Những loạt đạn khác dội lắc cắc trên thân tàu nghe sởn da gà.
Khi tàu tuần tra kè sát tàu cá, 6 tuần tra viên đồng loạt nhảy qua tàu. Nhanh như cắt, họ hốt chùm mũi tên trên tàu cá ném xuống biển thật nhanh vì sợ những mũi tên này trở thành vũ khí trong tay những ngư dân nghèo. Đây là mũi tên mà ngư dân sử dụng để bắn cá.
Trước khi nhảy qua tàu, các tuần tra viên kéo vòi rồng chữa cháy ra boong tàu và xả vào ngư dân. Ngư dân phải cuộn mình, day lưng và bám vào nhau để chống chọi vòi rồng.
Năm 2010 bị bắt lần thứ nhất, giờ là lần 2 nên các ngư dân đều giữ bình tĩnh và quan sát nhất cử nhất động của tuần tra viên trên tàu cá. Nhiều ngư dân thì thào cho rằng, chắc sẽ bị bắt giữ và đưa về đảo Phú Lâm phạt tiền.
Một tuần tra viên nhào vào ca-bin, tháo hết máy dò, Icom, định vị. Số khác lục đục xúc cá trong hầm, một tuần tra viên hốt quần áo ném xuống biển.
Các tuần tra viên kéo dây hơi ra sàn tàu và dùng dao băm nát, quăng xuống biển. Sau tàu còn gần 1.000 lít dầu cũng bị đổ xuống biển. Các tuần tra viên chỉ để lại một ít dầu đủ để cho tàu trở về quê.
Đẩy đuổi
Các ngư dân trên tàu chuyên lặn đêm để bắt hải sâm, cá mó, cá mú và tôm hùm. Vừa ra tới đảo, tàu đã bị tàu tuần tra xua đuổi và kè theo vài chục hải lý.
Sập tối, tàu lẳng lặng tiến ngược vào vùng biển Hoàng Sa. Thời tiết diễn biến xấu, các ngư dân cho tàu lọt vào lạch của đảo Xà Cừ chống chọi sóng gió. Sau đó, tàu tiếp tục hành nghề thì bị tàu tuần tra bắt giữ.
Khi thu hết đồ đạc, các tuần tra viên yêu cầu tàu ngư dân chạy theo về phía Phú Lâm. Nhưng đi được một quãng, họ đổi ý thả tàu ngư dân trở về. Không có định vị, các ngư dân mò mẫm và về quê bằng la bàn.
Đụng tàu tuần tra, ông Tằm bàng hoàng nhớ lại câu chuyện cách đây hơn 1 năm. Tàu cá bị bắt lôi vào đảo, thuyền viên bị nhốt vào một căn phòng trên đảo Phú Lâm. Ngày nào cũng có phiên dịch tới bảo gửi tiền phạt qua.
Lần đầu tiên bị bắt, quá sợ hãi, ông Tằm vội gọi vợ gửi 70 ngàn nhân dân tệ qua để chuộc người. Tổng số tiền ông bị thiệt hại trong chuyến đi đó là 600 triệu đồng.
Còn lần đụng chạm này, theo ông Tằm, nếu bị bắt giữ thì sẽ không nộp tiền. Tổng số thiết bị và cá bị thu giữ trên tàu lần này vào khoảng 300 triệu đồng.
Gõ vào thành tàu, ông Tằm nói, lần này, tàu hứng đạn rào rào. Theo tay ông chỉ, một vết đạn cháy xuyên thủng phía trước tàu, một vết đạn khác ăn xuyên qua cánh cửa gỗ, lọt hẳn vào cabin.
“Anh em tôi ra Hoàng Sa mà te tua hết như vầy đây. Nhưng mà Hoàng Sa chúng tôi vẫn cứ đi”, ngư dân Trần Công Nở nói.
Đối với ngư dân xã Bình Châu, câu chuyện về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa giờ đây không còn là chuyện chỉ liên quan đến mấy ông ngư dân. Cả cộng đồng ngư dân hành nghề ở Hoàng Sa đều ý thức rằng, đây là mảnh đất máu thịt không thể tách rời.
Lấy sạch
7h 30 phút sáng 24-2, tàu QNG 90281 TS của ông Đặng Tằm (ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đưa 11 ngư dân trở về cửa biển Sa Kỳ trong sự mệt mỏi. Các ngư dân bị tàu tuần tra Trung Quốc mang số 789 bắt giữ ở đảo Xà Cừ thuộc quần đảo Hoàng Sa chiều 22 - 2.
Chân thấp, chân cao bước lên bờ, ngư dân Đặng Tự cho biết, anh bị liệt nhẹ 2 chân nên anh em giao cầm lái. Khi tàu tuần tra sáp tới, anh Tự quyết định chơi kiểu nai chọi sư tử.
Vết đạn trên tàu .
Anh Tự lặng thinh cho tàu nổ máy chạy. Thế nhưng, đạn lửa bên tàu tuần tra nã sang ầm ầm. Một viên đạn xọc thẳng vào ca-bin. Những loạt đạn khác dội lắc cắc trên thân tàu nghe sởn da gà.
Khi tàu tuần tra kè sát tàu cá, 6 tuần tra viên đồng loạt nhảy qua tàu. Nhanh như cắt, họ hốt chùm mũi tên trên tàu cá ném xuống biển thật nhanh vì sợ những mũi tên này trở thành vũ khí trong tay những ngư dân nghèo. Đây là mũi tên mà ngư dân sử dụng để bắn cá.
Trước khi nhảy qua tàu, các tuần tra viên kéo vòi rồng chữa cháy ra boong tàu và xả vào ngư dân. Ngư dân phải cuộn mình, day lưng và bám vào nhau để chống chọi vòi rồng.
Năm 2010 bị bắt lần thứ nhất, giờ là lần 2 nên các ngư dân đều giữ bình tĩnh và quan sát nhất cử nhất động của tuần tra viên trên tàu cá. Nhiều ngư dân thì thào cho rằng, chắc sẽ bị bắt giữ và đưa về đảo Phú Lâm phạt tiền.
Một tuần tra viên nhào vào ca-bin, tháo hết máy dò, Icom, định vị. Số khác lục đục xúc cá trong hầm, một tuần tra viên hốt quần áo ném xuống biển.
Các tuần tra viên kéo dây hơi ra sàn tàu và dùng dao băm nát, quăng xuống biển. Sau tàu còn gần 1.000 lít dầu cũng bị đổ xuống biển. Các tuần tra viên chỉ để lại một ít dầu đủ để cho tàu trở về quê.
Đẩy đuổi
Dây hơi bị băm nát.
Các ngư dân trên tàu chuyên lặn đêm để bắt hải sâm, cá mó, cá mú và tôm hùm. Vừa ra tới đảo, tàu đã bị tàu tuần tra xua đuổi và kè theo vài chục hải lý.
Sập tối, tàu lẳng lặng tiến ngược vào vùng biển Hoàng Sa. Thời tiết diễn biến xấu, các ngư dân cho tàu lọt vào lạch của đảo Xà Cừ chống chọi sóng gió. Sau đó, tàu tiếp tục hành nghề thì bị tàu tuần tra bắt giữ.
Khi thu hết đồ đạc, các tuần tra viên yêu cầu tàu ngư dân chạy theo về phía Phú Lâm. Nhưng đi được một quãng, họ đổi ý thả tàu ngư dân trở về. Không có định vị, các ngư dân mò mẫm và về quê bằng la bàn.
Đụng tàu tuần tra, ông Tằm bàng hoàng nhớ lại câu chuyện cách đây hơn 1 năm. Tàu cá bị bắt lôi vào đảo, thuyền viên bị nhốt vào một căn phòng trên đảo Phú Lâm. Ngày nào cũng có phiên dịch tới bảo gửi tiền phạt qua.
Lần đầu tiên bị bắt, quá sợ hãi, ông Tằm vội gọi vợ gửi 70 ngàn nhân dân tệ qua để chuộc người. Tổng số tiền ông bị thiệt hại trong chuyến đi đó là 600 triệu đồng.
Còn lần đụng chạm này, theo ông Tằm, nếu bị bắt giữ thì sẽ không nộp tiền. Tổng số thiết bị và cá bị thu giữ trên tàu lần này vào khoảng 300 triệu đồng.
Gõ vào thành tàu, ông Tằm nói, lần này, tàu hứng đạn rào rào. Theo tay ông chỉ, một vết đạn cháy xuyên thủng phía trước tàu, một vết đạn khác ăn xuyên qua cánh cửa gỗ, lọt hẳn vào cabin.
“Anh em tôi ra Hoàng Sa mà te tua hết như vầy đây. Nhưng mà Hoàng Sa chúng tôi vẫn cứ đi”, ngư dân Trần Công Nở nói.
Đối với ngư dân xã Bình Châu, câu chuyện về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa giờ đây không còn là chuyện chỉ liên quan đến mấy ông ngư dân. Cả cộng đồng ngư dân hành nghề ở Hoàng Sa đều ý thức rằng, đây là mảnh đất máu thịt không thể tách rời.
Trạm kiểm soát biên phòng Sa Kỳ và Đồn Biên phòng 288 đã lập biên bản ghi dấu những thiệt hại và dấu vết để lại trên tàu.Hải Anh
Theo các ngư dân, đây không phải là vụ đầu tiên tàu ngư dân ra Hoàng Sa bị phun nước và bắn đạn cháy. Trước đó một tàu bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn đạn làm cháy toàn bộ hành lý trong ca-bin.
http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/567700/Mot-tau-ca-bi-tau-Trung-Quoc-uy-hiep-tich-thu-do-dac-tpp.html