BBC - Tòa Thánh Vatican vừa công bố sẽ có vòng hội đàm mới vào tuần tới với chính quyền Việt Nam nhằm cải thiện quan hệ hai bên vốn được bình luận là căng thẳng vì mâu thuẫn đất đai và tài sản.
Tin của Đài Phát thanh Vatican chiều 24/2/2012 theo giờ Roma chỉ nói ngắn gọn rằng vòng hội đàm mới được lên lịch sau một loạt chuyến thăm của Đ̣ai diện Tòa thánh sang Việt Nam.
Vòng hội đàm này, dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào hai ngày 27 và 28 tháng 2 này, có mục đích "tăng cường và phát triển quan hệ song phương".
Đức Cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí của Vatican được trích lời nói rằng căn cứ vào quyết định có được "sau cuộc gặp lần thứ hai của Nhóm Công tác Tòa Thánh ngày 23 và 24 tháng 6 năm 2010, thì cuộc họp lần thứ ba của Nhóm Công tác Hỗn hợp" sẽ diễn ra tại Hà Nội tới đây.
Theo một số trang mạng Công giáo Việt Nam, đề nghị từ Hà Nội muốn ngưng tiến trình phong thánh cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người có họ với cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trước đây, và bị tù 13 năm sau 1975, sẽ bị Vatican từ chối nếu nêu ra tại lần họp này.
Tiến triển rõ rệt nhất từ sau cuộc họp năm 2010 là Tòa Thánh đã có được một Đại diện không thường trú tại Việt Nam từ khoảng giữa năm 2011, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, người Ý.
Để Giáo hội làm gì?
Tuy nhiên, báo chí Âu Mỹ và các hãng tin quốc tế cho rằng cuộc họp tới có mục tiêu cải thiện quan hệ vẫn có nhiều căng thẳng hàng chục năm qua vì đất đai và tài sản.
Hãng AP viết đây là các căng thẳng vì tài sản của Giáo hội bị chính quyền cộng sản tịch thu, và vì một số chủ đề khác nữa.
Các nhà bình luận tin rằng khó khăn chính trong việc lập quan hệ ngoại giao Vatican với Việt Nam chính là việc xác định vị thế và vai trò xã hội của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã ở quốc gia có tới 7-8 triệu tín đồ Công giáo này.
Trước mắt, quan hệ hai bên được thể hiện ra bên ngoài chủ yếu qua các chuyến viếng thăm.
Gần đây nhất, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trực của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam có chuyến thăm tới giáo phận Hưng Hóa từ 23 đến 28 tháng 11 năm ngoái.
Ngài Girelli đã thăm các giáo xứ Sapa và Lào Cai và được quan chức tỉnh Lào Cai "tiếp đón cách trọng thể", theo các trang mạng Công giáo.
Đưa tin về chuyến thăm đó, trang VietCatholic trích lời Tổng Giám mục Girelli nói: "Giáo Hội sẵn sàng cộng tác tích cực với chính quyền trong lãnh vực giáo dục và bác ái từ thiện".
Trong tháng 1/2011, khi đến làm lễ tại La Vang, Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc sứ của Đức Giáo Hoàng của đã nhắc lại thông điệp của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI muốn Giáo hội ở trên thế giới có được "điều kiện tự do chính đáng để hoạt động theo sứ mệnh của mình".
Trong hàng giáo phẩm Việt Nam, dù cách ứng xử có khác nhau nhưng quan điểm chung về vấn đề này không có gì khác với tinh thần mà Hồng y Dias nêu ra.
Trước đó, Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, người bị phế truất sau tranh chấp đất tại Tòa Khâm sứ cũ với chính quyền thành phố Hà Nội hồi 2008, cũng nói ý tương tự, rằng "Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ xin-cho".
Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình hồi tháng 10/2010 cũng nhấn mạnh các giám mục Việt Nam cần lên tiếng rõ hơn về những vấn đề được coi là nhạy cảm như nhân quyền hay Biển Đông để “đóng góp cho con người và cho dân tộc”.
Về phía Chính quyền Việt Nam, quan hệ với Vatican đã có được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo cao nhất.
Cả Chủ tịch nước nhiệm kỳ trước, ông Nguyễn Minh Triết, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều từng đã thăm Tòa Thánh và hội kiến Đức Giáo hoàng Benedict XVI.
Nhưng khó khăn vì hệ thống pháp luật bất cập và không loại trừ cả quyền lợi địa phương trong các tranh chấp đất đai với Giáo hội tại Việt Nam đã khiến quan hệ hai bên trở nên căng thẳng, thể hiện qua các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm và Cồn Dầu.
Trong chính quyền Việt Nam hiện nay, quan điểm coi hoạt động tôn giáo trước hết có tính an ninh chính trị hơn là sinh hoạt tín ngưỡng thuần tuý vẫn chiếm ưu thế.
Gần đây nhất, Trung tướng Phạm Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
Hiện đang có các lời kêu gọi từ một số giới vận động ở Hoa Kỳ để Chính quyền Obama đưa Việt Nam trở lại danh sách Các nước cần quan tâm đặc biệt vì thiếu tự do tôn giáo, CPC.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120224_vatican_vietnam_new_talks.shtml
Vòng hội đàm này, dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào hai ngày 27 và 28 tháng 2 này, có mục đích "tăng cường và phát triển quan hệ song phương".
Vatican nay có Đức Tổng Giám mục Gireli làm đại diện không thường trú ở Việt Nam
Đức Cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí của Vatican được trích lời nói rằng căn cứ vào quyết định có được "sau cuộc gặp lần thứ hai của Nhóm Công tác Tòa Thánh ngày 23 và 24 tháng 6 năm 2010, thì cuộc họp lần thứ ba của Nhóm Công tác Hỗn hợp" sẽ diễn ra tại Hà Nội tới đây.
Theo một số trang mạng Công giáo Việt Nam, đề nghị từ Hà Nội muốn ngưng tiến trình phong thánh cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người có họ với cố Tổng thống Ngô Đình Diệm trước đây, và bị tù 13 năm sau 1975, sẽ bị Vatican từ chối nếu nêu ra tại lần họp này.
Tiến triển rõ rệt nhất từ sau cuộc họp năm 2010 là Tòa Thánh đã có được một Đại diện không thường trú tại Việt Nam từ khoảng giữa năm 2011, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, người Ý.
Để Giáo hội làm gì?
Tuy nhiên, báo chí Âu Mỹ và các hãng tin quốc tế cho rằng cuộc họp tới có mục tiêu cải thiện quan hệ vẫn có nhiều căng thẳng hàng chục năm qua vì đất đai và tài sản.
Hãng AP viết đây là các căng thẳng vì tài sản của Giáo hội bị chính quyền cộng sản tịch thu, và vì một số chủ đề khác nữa.
Các nhà bình luận tin rằng khó khăn chính trong việc lập quan hệ ngoại giao Vatican với Việt Nam chính là việc xác định vị thế và vai trò xã hội của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã ở quốc gia có tới 7-8 triệu tín đồ Công giáo này.
"Hội đàm có mục tiêu tăng cường và phát triển quan hệ song phương"Tranh chấp đất đai trên thực tế chỉ là bề nổi của vấn đề sâu rộng về một triết lý và quản trị xã hội và làm bật ra câu hỏi khi nào Việt Nam hội nhập quốc tế tới mức bình thường hóa được quan hệ với Vatican.
Cha Federico Lombardi
Trước mắt, quan hệ hai bên được thể hiện ra bên ngoài chủ yếu qua các chuyến viếng thăm.
Gần đây nhất, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trực của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam có chuyến thăm tới giáo phận Hưng Hóa từ 23 đến 28 tháng 11 năm ngoái.
Ngài Girelli đã thăm các giáo xứ Sapa và Lào Cai và được quan chức tỉnh Lào Cai "tiếp đón cách trọng thể", theo các trang mạng Công giáo.
Đức Hồng y Ivan Dias nói ở La Vang về "điều kiện tự do" cho Giáo hội
Đưa tin về chuyến thăm đó, trang VietCatholic trích lời Tổng Giám mục Girelli nói: "Giáo Hội sẵn sàng cộng tác tích cực với chính quyền trong lãnh vực giáo dục và bác ái từ thiện".
Trong tháng 1/2011, khi đến làm lễ tại La Vang, Đức Hồng Y Ivan Dias, Đặc sứ của Đức Giáo Hoàng của đã nhắc lại thông điệp của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI muốn Giáo hội ở trên thế giới có được "điều kiện tự do chính đáng để hoạt động theo sứ mệnh của mình".
Trong hàng giáo phẩm Việt Nam, dù cách ứng xử có khác nhau nhưng quan điểm chung về vấn đề này không có gì khác với tinh thần mà Hồng y Dias nêu ra.
Trước đó, Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt, người bị phế truất sau tranh chấp đất tại Tòa Khâm sứ cũ với chính quyền thành phố Hà Nội hồi 2008, cũng nói ý tương tự, rằng "Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ xin-cho".
Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công Lý và Hòa Bình hồi tháng 10/2010 cũng nhấn mạnh các giám mục Việt Nam cần lên tiếng rõ hơn về những vấn đề được coi là nhạy cảm như nhân quyền hay Biển Đông để “đóng góp cho con người và cho dân tộc”.
Về phía Chính quyền Việt Nam, quan hệ với Vatican đã có được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo cao nhất.
Các vụ đấu tranh như của Giáo xứ Thái Hà tác động đến quan hệ Nhà nước và Giáo hội
Cả Chủ tịch nước nhiệm kỳ trước, ông Nguyễn Minh Triết, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều từng đã thăm Tòa Thánh và hội kiến Đức Giáo hoàng Benedict XVI.
Nhưng khó khăn vì hệ thống pháp luật bất cập và không loại trừ cả quyền lợi địa phương trong các tranh chấp đất đai với Giáo hội tại Việt Nam đã khiến quan hệ hai bên trở nên căng thẳng, thể hiện qua các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm và Cồn Dầu.
Trong chính quyền Việt Nam hiện nay, quan điểm coi hoạt động tôn giáo trước hết có tính an ninh chính trị hơn là sinh hoạt tín ngưỡng thuần tuý vẫn chiếm ưu thế.
Gần đây nhất, Trung tướng Phạm Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.
Hiện đang có các lời kêu gọi từ một số giới vận động ở Hoa Kỳ để Chính quyền Obama đưa Việt Nam trở lại danh sách Các nước cần quan tâm đặc biệt vì thiếu tự do tôn giáo, CPC.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/02/120224_vatican_vietnam_new_talks.shtml