Nữ Vương Công Lý - Liên tiếp nhiều ngày qua, tại thành phố Nam Định, trước trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh và Tỉnh ủy Nam Định, dân chúng đã đến biểu tình, đòi nhà cầm quyền trả lại đất đai cho những người bị chiếm đoạt. Họ đòi gặp nhà cầm quyền để đối thoại, nhưng bị từ chối.
Chuyện “quy hoạch mở đường” và “nhà nước lấy đất, bán ruộng của dân cho các công ty, xí nghiệp với mức đền bù rẻ mạt là “chuyện thường ngày ở huyện” xảy ra trên khắp đất nước Việt Nam, cách đặc biệt tại tỉnh Nam Định.
Những người biểu tình cho biết: “Họ sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi nhà cầm quyền chịu đối thoại với họ, hoặc trả lại sự công bằng cho họ.”
Cảnh sát đã tìm mọi cách ngăn cấm, không cho những người đi đường đứng lại xem hay chụp hình, với lý do: “Vì đây là vấn đề nhạy cảm”.
Trong một diễn biến khác, ngày 21/2/2012 vừa qua, khoảng 200 dân oan từ Đắc Nông, từ Dương Nội – Hà Đông, từ huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã tập trung tại 35 Ngô Quyền, Hà Nội, để bày tỏ sự phản đối chính quyền địa phương ngang nhiên chiếm đất, bán cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái.
Vài năm trở lại đây, hiện tượng người dân bị thu hồi đất với mức giá đền bù rẻ mạt xảy ra rộng khắp các tỉnh thành cả nước. Nhiều nơi, người dân bị cưỡng chiếm đất đai, nhưng chỉ biết đau đớn nhìn khối tài sản của mình bị những quan chức biến chất xà xẻo chia chác lợi nhuận.
Trong khi đó, một số nơi người dân quyết tâm giữ đất bằng cách đến các cơ quan công quyền khiếu nại, nhưng hầu như tất cả các vụ việc đều bị chính quyền sở tại ém nhẹm, đe dọa, bắt bớ, giam cầm. Phần lớn các vụ việc đều bị cho chìm xuồng và số lượng người nông dân phải nhìn khối tài sản của mình rơi vào tay các nhà tài phiệt ngày càng đông.
Sau vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng, Hải Phòng, vụ việc được báo chí chính thống công bố rộng rãi trên mặt báo, nhiều nông dân mất đất đã tới thăm khu đầm anh Đoàn Văn Vươn, trong đó có những nông dân đến từ Dương Nội, Hà Đông, Văn Giang, Hưng Yên. Phải chăng, những nông dân này tới Tiên Lãng vì đã ý thức được hiệu quả của “tiếng súng hoa cải” trong việc đấu tranh đòi hỏi quyền lợi của mình?
Ngày 23/02/2012
Nữ vương Công lý
Những người biểu tình cho biết: “Họ sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi nhà cầm quyền chịu đối thoại với họ, hoặc trả lại sự công bằng cho họ.”
Cảnh sát đã tìm mọi cách ngăn cấm, không cho những người đi đường đứng lại xem hay chụp hình, với lý do: “Vì đây là vấn đề nhạy cảm”.
Trong một diễn biến khác, ngày 21/2/2012 vừa qua, khoảng 200 dân oan từ Đắc Nông, từ Dương Nội – Hà Đông, từ huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã tập trung tại 35 Ngô Quyền, Hà Nội, để bày tỏ sự phản đối chính quyền địa phương ngang nhiên chiếm đất, bán cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu du lịch sinh thái.
Nông dân Dương Nội, Văn Giang và tỉnh Đắc Nông biểu tình trước 35 Ngô Quyền, Hà Nội sáng 21/2
Vài năm trở lại đây, hiện tượng người dân bị thu hồi đất với mức giá đền bù rẻ mạt xảy ra rộng khắp các tỉnh thành cả nước. Nhiều nơi, người dân bị cưỡng chiếm đất đai, nhưng chỉ biết đau đớn nhìn khối tài sản của mình bị những quan chức biến chất xà xẻo chia chác lợi nhuận.
Trong khi đó, một số nơi người dân quyết tâm giữ đất bằng cách đến các cơ quan công quyền khiếu nại, nhưng hầu như tất cả các vụ việc đều bị chính quyền sở tại ém nhẹm, đe dọa, bắt bớ, giam cầm. Phần lớn các vụ việc đều bị cho chìm xuồng và số lượng người nông dân phải nhìn khối tài sản của mình rơi vào tay các nhà tài phiệt ngày càng đông.
Sau vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng, Hải Phòng, vụ việc được báo chí chính thống công bố rộng rãi trên mặt báo, nhiều nông dân mất đất đã tới thăm khu đầm anh Đoàn Văn Vươn, trong đó có những nông dân đến từ Dương Nội, Hà Đông, Văn Giang, Hưng Yên. Phải chăng, những nông dân này tới Tiên Lãng vì đã ý thức được hiệu quả của “tiếng súng hoa cải” trong việc đấu tranh đòi hỏi quyền lợi của mình?
Ngày 23/02/2012
Nữ vương Công lý