“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường... (VnExpress)
*
Hơn 160 hộ dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất
Sáng 24/4, UBND huyện Văn Giang (Hưng Yên) đã thực hiện cưỡng chế 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Đây là phần diện tích nằm trong tổng số 72 ha sẽ giao đợt hai cho chủ đầu tư xây dựng khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).
Theo UBND tỉnh Hưng Yên, 90% số hộ dân nằm trong diện tích đất giao đợt hai cho chủ đầu tư Ecopark "đã nhận tiền đền bù và bàn giao đất". Với 166 hộ còn lại, sau nhiều lần thương thuyết không thành, UBND tỉnh đã đồng ý phương án cưỡng chế của UBND huyện. Lý do những người dân này không đồng ý giao đất được cho là "chưa thỏa mãn với phương án đền bù".
Chiều 24/4, trên cánh đồng trồng cây cảnh khá lớn cạnh xóm 1 xã Xuân Quan, vệt bánh xích của máy xúc, máy ủi còn hằn trên nền đất. Anh Võ Tuấn Phong (xã Xuân Quan) cho biết, diện tích đất này anh thuê từ năm 2003, "sử dụng ổn định và mang lại lợi nhuận lớn".
Theo cụ Nguyễn Ngọc Bính, Xuân Quan tuy là đất nông nghiệp nhưng giá trị kinh tế lớn, mỗi sào đất hàng năm sinh lợi nhiều triệu đồng. Vì thế, người dân "không thỏa mãn" với mức giá đền bù 36 triệu đồng một sào (360 m2) do chủ đầu tư đưa ra.
Cụ ông Nguyễn Ngọc Bính trên diện tích vườn sanh vừa bị cưỡng chế. Phía xa là một phần khu đô thị Ecopark - khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.
“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng”, ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường.
Hiện chưa có thông tin cụ thể nào được xác nhận về chuyện chống đối cũng như các biện pháp áp dụng bắt buộc.
Tại buổi họp báo trước đó một ngày, ông Thanh cho biết, chi tiết hơn đến tháng 1/2012, trong tổng số gần 4.900 hộ thuộc phạm vi 500 ha của dự án, có gần 79% số hộ đã nhận tiền đền bù. Khu đô thị (giai đoạn 1) đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phần trên diện tích gần 58 ha ở xã Xuân Quan. Sau đợt thu hồi đất sáng 24/4, thêm 72 ha ở xã này được giao tiếp cho chủ đầu tư.
Liên quan tới tình hình khiếu kiện kéo dài, vượt cấp tại dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Ecopark), người phát ngôn của tỉnh Hưng Yên cho hay, mọi công tác của tuyên truyền, giải thích, vận động cho tới các chế độ chính sách đền bù, hỗ trợ đều được "thực hiện đầy đủ". Đến năm 2008, các hộ dân chấp hành đúng tiến độ được nhận 135.000 đồng mỗi m2 – mức cao nhất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong là do có "một nhóm nhỏ những người chống đối".
Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh phát biểu
tại buổi họp báo chiều 23/4. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.
Ecopark là dự án khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc với tổng vốn đầu tư ban đầu lên tới 6 tỷ USD.
Nguyễn Hưng
*
Bài báo trên cũng hoàn toàn không đề cập đến số lượng nông dân "liều chết giữ đất" cũng như hàng ngàn công an, bộ đội lẫn côn đồ kết hợp đàn áp dân lành.
Hoàn toàn không có hình ảnh gì lúc cưỡng chiếm xảy ra trong khi hình ảnh video đã được các blogger đăng tải khắp nơi trên mạng:
Trong khi đó, theo BBC:
"Nó đi dàn hàng ngang, dồn bà con vào đánh đập. Nó ném lựu đạn pháo, xong rồi nó dồn về cánh đồng [xã] Xuân Quang, rồi nó đưa gần 100 cái máy ủi xuống nó càn quét, phá phách vườn cây cối của dân."
"Thực sự là chửi bới. Bắt đầu là họ phun hơi cay, bắt đầu cứ dùi cui điện họ đuổi dân họ đánh dân.
"Nó không thương tiếc, nó coi chúng tôi như kẻ thù."
BBC - Vụ Văn Giang: Chính quyền cưỡng chế
Hàng ngàn cảnh sát chống bạo động đã phá vỡ sự kháng cự của dân làng Văn Giang, Hưng Yên, những người phản đối chính quyền lấy đất của họ cho một dự án xây dựng khu đô thị sinh thái.
Dân làng đốt lửa và thức đêm canh 70 héc-ta đất nhưng khoảng 2000-4000 cảnh sát cùng những người lạ mặt không mặc đồng phục đã tràn vào khu đất sáng thứ Ba, theo Reuters.
Hãng tin này dẫn lời một người tên Kiên nói: "Chúng tôi ném chai xăng vào họ nhưng không ăn thua gì vì họ có lá chắn. Họ dùng dùi cui đánh chúng tôi. Kể cả khi chúng tôi chạy về làng họ vẫn đuổi theo và đánh tiếp,"
"Họ đã chiếm đất và dùng xe ủi phá hủy mùa màng. Chúng tôi đã thua. Tôi không biết sẽ làm gì tiếp."
Ông Kiên cũng nói cảnh sát đã ném lựu đạn gây choáng vào dân làng và bắt 10 người.
Trong khi đó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh được VnExpress dẫn lời nói:
“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng.”
Nhưng ông Thanh thừa nhận công an có dùng tới "hai quả đạn khói", vẫn theo VnExpress.
'Càn quét, phá phách'
Bản thân người dân tên Kiên nói với BBC: 'Sáng nay 4h30 sáng nó đưa công an đến nó giải vây trước.
"Nó đi dàn hàng ngang, dồn bà con vào đánh đập. Nó ném lựu đạn pháo, xong rồi nó dồn về cánh đồng [xã] Xuân Quang, rồi nó đưa gần 100 cái máy ủi xuống nó càn quét, phá phách vườn cây cối của dân."
Một nữ nông không muốn nêu tên kể: "[Khi] giáp lá cà với nhau, nói với nhau thì trong lúc nói với nhau dân cũng bức xúc, cũng chửi.
"Thực sự là chửi bới. Bắt đầu là họ phun hơi cay, bắt đầu cứ dùi cui điện họ đuổi dân họ đánh dân.
"Thế thì dân vừa chạy, cứ người nào quay lại chống đối một cái thì nó bắt nó quẳng lên xe. Hiện nó đã bắt khoảng tám người.
"Khi nó dẹp được chúng tôi chạy tán loạn như thế này thì nó bắt đầu đốt những quả pháo cối rất to ném thẳng vào dân.
"Nó không thương tiếc, nó coi chúng tôi như kẻ thù."
Nữ nông này cũng nói chính quyền đã cho quân, cùng máy xúc máy ủi 'kìn kìn' kéo tới 'nối đuôi nhau từng đoàn như chiến dịch Hồ Chí Minh'.
Hãng tin Reuters cũng dẫn lời một người tên Tuyên nói: "Nếu họ muốn lấy đất, chúng tôi đề nghị các nhà đầu tư đến nói chuyện trực tiếp với chúng tôi nhưng họ không làm vậy."
Còn theo AFP, số người dân "bám trụ" để bảo vệ đất trong vụ chống cưỡng chế lên tới 700 người.
Người dân Văn Giang tự trang bị gậy gộc trong vụ giữ đất bất thành
Tin tức về sự phản đối của dân làng và vụ cưỡng chế chưa xuất hiện trên truyền thông trong nước nhưng một vài bloggers đã về tận nơi để đưa tin.
Video từ các trang mạng xã hội cho thấy người dân xuất hiện với số đông, nhiều người đầu đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang.
Một số người mang theo gậy gộc.
Hình ảnh từ video cũng cho thấy cảnh sát chống bạo động với những lá chắn lớn tiến vào khu đất vào sáng 24/4.
Có những lúc họ phải lùi lại khi bị dân làng ném đá.
Nhưng số đông công an và những người mặc thường phục cuối cùng đã áp đảo hàng trăm dân làng.
Blogger Xuân Diện nói một số nhân viên an ninh trẻ đã khóc khi bị cụ bà Lê Hiền Đức 'mắng' họ 'đem súng ống bắn vào dân' và 'cướp đất của cha mẹ... cho bọn quan chức tham nhũng'.
'Lớn nhất miền Bắc'
Người dân Văn Giang đã phản đối dự án xây dựng đô thị sinh thái vì cho rằng dự án này vi phạm pháp luật về đất đai trong khi chính quyền nói họ không làm gì sai trái.
Căng thẳng đã có từ một thời gian tại Văn Giang
Họ nói họ đã bị gây khó dễ khi không nhận các khoản bồi thường mà họ cho là quá ít ỏi cho những khu đất nông nghiệp của họ.
Người dân đã đòi gặp chủ tịch tỉnh Hưng Yên và cũng lên Hà Nội để khiếu kiện nhưng chính quyền dường như không giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của họ.
Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) được quảng cáo xây dựng trên quy mô gần 500 ha của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và là 'khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc'.
Trên trang web dự án, chủ đầu tư là công ty Việt Hưng (Vihajico) nói "Ecopark sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho trục kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng".
Trên trang mạng của Ecopark cũng có khẩu hiệu 'thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn'
*
Và theo RFA:
"Hiện tại bây giờ nó xé lẻ dân ra, đông lắm, khoảng 3000, hơn 3000 thằng, nó mặc toàn quân phục, nó mang mã tấu nó đến để xé lẻ dân ra từng tí một, nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi máy xúc nó đã bắt đầu ủi của dân rồi."
"Lúc hỗn loạn đó, dân cũng cầm đất đả, thì nó cũng lại cầm đất nó đả lại dân. Nó có mã tấu dùi cui, nó cầm gạch đả dân, rồi cầm cả chai lọ đả dân, nó cầm cả súng."
RFA - Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên
Việt Hà, phóng viên RFA
2012-04-23
Vào rạng sáng ngày 24 tháng 4, chính quyền tỉnh Hưng yên đã huy động các lực lượng công an, bộ đội đến cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan của huyện Văn Giang.
Hình do nhân chứng gửi RFA
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.
Hỗn loạn
Vào khoảng 5 giờ 30 phút sáng nay, hàng nghìn công an, bộ đội cùng khoảng 40 máy xúc máy ủi đã được huy động đến cưỡng chế cánh đồng xã Xuân Quan, trong sự chống trả quyết liệt của khoảng 2000 người dân của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao.
Vào lúc 8 giờ 30 sáng, một người dân xã Xuân Quan cho chúng tôi biết tình hình sự việc như sau:
Người dân: Hiện tại bây giờ nó xé lẻ dân ra, đông lắm, khoảng 3000, hơn 3000 thằng, nó mặc toàn quân phục, nó mang mã tấu nó đến để xé lẻ dân ra từng tí một, nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi máy xúc nó đã bắt đầu ủi của dân rồi.
Việt Hà: Chị có thể cho biết vụ cưỡng chế bắt đầu từ mấy giờ không?
Người dân: Cưỡng chế là bắt đầu từ 7 giờ 30, nhưng sáng nay lúc đó tôi không nhầm là 5 giờ 30, nó mang một đoàn đến công an, bộ đội mang trang phục, rồi xã hội đen nhiều lắm, nó mang mã tấu, nó đeo chắn ở đằng trước.
Họ đến cản dân, đàn áp dân, đe dân. Dân đuổi chúng nó ra và bảo đất của chúng tôi, chúng tôi chưa bán ruộng, chưa lấy tiền, nhưng bây giờ họ đã bắt 4 hay 5 người của chúng tôi rồi.
Việt Hà: Họ có đánh dân không ạ?
Người dân: Lúc hỗn loạn đó, dân cũng cầm đất đả, thì nó cũng lại cầm đất nó đả lại dân. Nó có mã tấu dùi cui, nó cầm gạch đả dân, rồi cầm cả chai lọ đả dân, nó cầm cả súng.
Lực lượng cưỡng chế yêu cầu dân chúng phải rời khỏi cánh đồng. Hình: một nhân chứng gửi RFA
Nổ súng uy hiếp
Việt Hà: Họ có bắn dân không?
Người dân: Nó chưa bắn, nó toàn bắn lên trời để cho dân sợ.
Việt Hà: Có ai bị thương không ạ?
Người dân: Hiện nay thì dân cũng lùi lại, không ai bị thương nhưng hiện nay có 5, 6 người bị bắt không biết xuống huyện hay tỉnh thì có đánh không tôi không biết. Nhưng người của mình cầm vũ khí thô sơ, cả xăng nữa, rồi nó ném lại thì người của dân bị cháy, cháy hết áo, có người bị bỏng mặt.
Người dân địa phương cho biết đến 9 giờ sáng ngày 24 tháng 3, lực lượng của chính quyền đã dồn toàn bộ người dân ra khỏi cánh đồng và các máy ủi, máy xúc đã ủi gần như toàn bộ cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan.
Chúng tôi đã tìm cách gọi điện liên hệ với lãnh đạo xã nhưng không có trả lời.
Cho đến 12 giờ trưa cùng ngày, việc cưỡng chế kết thúc. Xe ủi đã ủi toàn bộ các cây cối, chủ yếu là cây cảnh, của người dân trên cánh đồng. Hiện vẫn chưa xác định được tổn thất về tài sản của người dân là bao nhiêu.
Một nông dân xã Xuân Quan cho biết gia đình chị có hơn 1000 cây cảnh tại cánh đồng vào tối ngày 23 tháng 4 và không thể chuyển hết các cây cảnh này ra khỏi cánh đồng trước cưỡng chế. Chị cho biết giá của mỗi cây khoảng 40,000 đồng. Hầu hết các hộ gia đình cũng đều không thể chuyển kịp các cây cảnh ra khỏi cánh đồng vì không đủ thời gian và cũng không có chỗ chứa các cây này.
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được vào trưa cùng ngày, đã có 10 người dân thuộc hai xã Phụng Công và Xuân Quan bị bắt giữ trong vụ cưỡng chế ngày hôm nay.
Chúng tôi đã tìm cách gọi điện liên hệ với lãnh đạo tỉnh Hưng Yên nhưng không có trả lời.
Việc cưỡng chế này đã được tỉnh Hưng Yên thông báo trong cuộc họp báo ngày hôm qua, 23 tháng 4. Việc cưỡng chế được thực hiện căn cứ theo quyết định ký ngày 5 tháng 4 vừa qua của chủ tịch huyện Văn Giang. Người dân Văng Giang và báo chí trong nước cho rằng quyết định này của ủy ban nhân dân huyện Văn Giang là trái pháp luật căn cứ theo nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày hôm qua, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên khẳng định không có sai trái nào trong quyết định cưỡng chế này.
*
Trong khi đó, RFI cũng loan tin về sự đàn áp với những lời kể của nông dân:
Một nông dân 51 tuổi, xin giấu tên, nói với AFP:
“Tình hình là sáng nay tầm năm rưỡi là nó đổ quân xuống đông lắm, gần ba nghìn người cơ! Nó rải toàn là cảnh sát cơ động che lá chắn, công an áo xanh, công an áo vàng, rồi xã hội đen…Quân của nó kéo dài hàng hai cây số, dàn hàng ngang - cả cái mặt đường mà nó phá đi, mặt đường 200 mét nó dàn ra. Rồi bắt đầu tầng trên là cảnh sát cơ động có lá chắn, tầng sau là chúng nó có súng bắn hơi cay, rồi dùi cui điện…Nó mang những quả pháo cối to bằng cái bắp chân ấy.
“Có những loạt đạn bắn chỉ thiên (…). Công an sử dụng hơi cay, đánh đập một số người và bắt họ đi”. Còn bà Lê Hiền Đức tâm sự: “Tôi chưa bao giờ phẫn nộ như thế. Cả đời tôi, tôi đấu tranh chống những bất công đối với người dân, nhưng bây giờ thì tôi thật sự đau khổ”.
RFI - Việt Nam: Công an ồ ạt cưỡng chế nông dân Văn Giang, Hưng Yên để tịch thu đất
Hàng ngàn cảnh sát cơ động triển khai tại huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên gần Hà Nội để cưỡng chế đất của nông dân. - REUTERS/Stringer
Cảnh sát chống bạo động Việt Nam hôm nay 24/04/2012 đã bắn chỉ thiên để giải tán hàng trăm nông dân muốn ngăn trở việc trưng thu đất tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Hãng thông tấn Pháp AFP trích lời các nhân chứng cho biết, lực lượng công an hùng hậu, trang bị mặt nạ, cũng đã sử dụng hơi cay để tấn công vào đám đông khoảng 700 người. Dân chúng chống lại việc cưỡng chế để lấy đất xây dựng một khu đô thị mới, một hồ sơ đã kéo dài từ nhiều năm qua.
Bà Lê Hiền Đức, 80 tuổi, một nhân vật đấu tranh chống tham nhũng, đã có mặt tại chỗ, cho AFP biết: “Hàng trăm công an vũ trang mặc sắc phục đang hiện diện tại đây. Người dân ném đá vào công an…Lực lượng an ninh đã bắt đi 10 người dân”.
Hàng trăm nông dân đã tập hợp lại tại địa điểm giải tỏa từ tối qua, thứ Hai. Tất cả những con đường dẫn đến vùng này của tỉnh Hưng Yên đều bị chính quyền phong tỏa, với quyết tâm tịch thu 72 hecta đất của 166 gia đình.
Một nông dân 51 tuổi, xin giấu tên, nói với AFP: “Có những loạt đạn bắn chỉ thiên (…). Công an sử dụng hơi cay, đánh đập một số người và bắt họ đi”. Còn bà Lê Hiền Đức tâm sự: “Tôi chưa bao giờ phẫn nộ như thế. Cả đời tôi, tôi đấu tranh chống những bất công đối với người dân, nhưng bây giờ thì tôi thật sự đau khổ”.
Các vụ tranh chấp đất đai đã lan rộng tại Việt Nam trong những năm gần đây, tại một đất nước mà đất đai thuộc về Nhà nước. Chính quyền khẳng định có đền bù cho những người dân bị di dời, nhưng theo AFP, thì số tiền này thường bị "bốc hơi" qua những đường ngang ngõ tắt của bộ máy hành chính tham nhũng.
Dự án đô thị mới “Ecopark” với vốn đầu tư ước tính 250 triệu đô la, do công ty tư nhân Việt Hưng thực hiện. Chính quyền địa phương đã đồng ý giao cho công ty này 500 hecta đất tại Văn Giang, ở phía nam Hà Nội, mà không thực sự thương thảo với những người dân mất đất. Công ty Việt Hưng, từ năm 2004, đã cố đẩy nhanh việc xây dựng, vốn đã bị tạm ngưng sau một loạt các cuộc biểu tình vào năm 2006, nhưng sau đó đã được tiếp tục.
Sau đây mời quý thính giả nghe lời tường thuật của một nông dân xã Phụng Công, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, và bà Lê Hiền Đức, hiện đang có mặt tại khu vực bị cưỡng chế.
Nông dân xã Phụng Công:
“Tình hình là sáng nay tầm năm rưỡi là nó đổ quân xuống đông lắm, gần ba nghìn người cơ! Nó rải toàn là cảnh sát cơ động che lá chắn, công an áo xanh, công an áo vàng, rồi xã hội đen…Quân của nó kéo dài hàng hai cây số, dàn hàng ngang - cả cái mặt đường mà nó phá đi, mặt đường 200 mét nó dàn ra. Rồi bắt đầu tầng trên là cảnh sát cơ động có lá chắn, tầng sau là chúng nó có súng bắn hơi cay, rồi dùi cui điện… Nó mang những quả pháo cối to bằng cái bắp chân ấy.
Người dân chúng tôi thì chỉ có tay không, vũ khí không có. Người dân chỉ muốn giữ lấy sào ruộng để làm. Nhưng nó đến là bắt đầu cho bắn hơi cay rồi nó đốt pháo cứ quẳng vào người, và cứ tiến vào…Thế là dân tản mác. Nó cậy đông nó đuổi dân, tất cả phải chạy xuống ruộng. Xong rồi nó cho quân rải kín hết, không cho người dân bén mảng đến.
Người ta đã dùng toàn bộ lực lượng công an, bộ đội, xã hội đen rồi máy móc đông nghìn nghịt như thế. Chúng tôi thật chưa bao giờ từng thấy dã man như vậy. Tôi nghĩ đây là một tập đoàn quan tham nhũng đến cướp đất của dân, chứ không phải là chính quyền nữa rồi. Thật là một ngày kinh khủng chưa từng thấy! Nhân dân khu vực này bàng hoàng, đau đớn trước sự mất mát quá lớn”.
Bà Lê Hiền Đức:
“Gần hai nghìn cảnh sát cơ động, và nói chung là công an, cả xã hội đen nữa, đã bốc hết tất cả hoa mầu của bà con và cây cối đi rồi, và bây giờ cũng đang tiếp tục. Ngoài việc san bằng đất đai của dân ra, nó còn bắt mười người dân.
Cả đêm hôm qua tôi cũng thức cùng với bà con Văn Giang, và sáng hôm nay tôi cũng trực tiếp đứng bên cạnh bà con khi lực lượng công an đến cưỡng chế, đàn áp bà con nông dân, và giờ này đây, tôi vẫn đang ngồi ở Văn Giang.
Tôi ở đây, thứ nhất là để chia sẻ nỗi bức xúc với bà con, và cũng muốn động viên bà con là phải đoàn kết, phải chiến đấu đến cùng. Bởi vì họ mất hết quyền lợi chính đáng của mình là đồng ruộng, cái để mà người nông dân sinh sống từ bao nhiêu đời nay. Họ đổ mồ hôi sôi nước mắt để có được sản vật cung cấp cho xã hội, nhưng bây giờ chúng nó “tàn sát”, cưỡng chế rất là láo! Và gọi là đòi dân bàn giao, thì tôi rất bức xúc với cái từ bàn giao. Tại vì người ta đã nhận tiền đâu?
Nó nói loa oang oang lên cả một buổi sáng. Tôi nghe tôi vừa chói tai – chói đây không phải vì là nó nói to, mà tôi nghe những từ nó nói, tôi tức lắm! Tôi không phải là nông dân ở đây nhưng tôi chia sẻ nỗi bức xúc của bà con. Nó gọi là bàn giao. Bán cho người ta đâu, đã cầm tiền đâu mà gọi là bàn giao! Mà dùng cái từ cưỡng chế, thì tôi thấy là dã man quá.
Tôi nhìn thấy dân tôi khổ lắm! Người già, người trẻ, trẻ con lớn bé, nó xua nó đuổi, nó xịt hơi cay. Có anh thanh niên mà chính mắt tôi nhìn thấy, một thằng đeo băng đỏ và một thằng mặc sắc phục công an, hai người khoác hai bên tay anh thanh niên đem đi.
Tôi ức quá, tôi định xông ra lôi người thanh niên ấy lại và mắng cho những kẻ bắt người một trận. Nhưng dân thương tôi. Dân sợ sức tôi yếu, người tôi già và chân tôi đau, dân lôi tôi lại, nhưng tôi không thể ngồi im được. Nhìn thấy những cái cảnh cưỡng chế sáng nay ở Văn Giang, chính quyền đối xử với người nông dân hiền lành của tôi, tôi xin nói rằng chỉ có súc vật thì mới không đau lòng mà thôi!
Tôi không liên quan gì đến quyền lợi đất đai ở đây đâu. Nhưng nhìn thấy những người dân Việt Nam thân yêu của tôi bị đàn áp ghê quá, tôi không thể chịu được, tôi đau lòng lắm. Giờ này tôi đang còn ngồi với bà con nông dân đây, động viên an ủi bà con.
Nhưng tất nhiên nông dân sẽ không dừng lại ở đây. Còn tiếp đó thế nào thì đó là việc của dân định lượng. Tôi thì tôi chỉ nói là tôi chia sẻ với bà con và luôn luôn đứng bên cạnh những người nông dân hiền lành của tôi!”
*
VOA - Cảnh sát VN phá vỡ cuộc phản kháng của dân làng về vấn đề đất đai
Lực lượng cưỡng chế, cảnh sát cơ động tiến vào cánh đồng Phụng Công, Xuân Quan
Cảnh sát chống bạo động ở Việt Nam sáng thứ Ba đã nổ súng cảnh cáo và bắn lựu đạn cay để phá vỡ một cuộc phản kháng của dân làng chống lại lệnh cưỡng chế thu hồi đất ở ngoại ô Hà Nội.
Theo tin của các hãng thông tấn quốc tế, khoảng 700 dân làng đã tụ tập vào khuya thứ hai ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên sau khi có tin lệnh cưỡng chế sẽ được thi hành để tịch thu đất đai cho dự án xây dựng Khu đô thị Ecopark.
Hãng thông tấn Pháp trích lời bà Lê Hiền Đức, một phụ nữ nổi tiếng vì những nỗ lực chống tham nhũng có mặt ở hiện trường, nói rằng “hàng trăm cảnh sát mặc đồng phục và có vũ trang đã đến nơi. Dân làng ném đá vào cảnh sát. Cảnh sát đã bắt 7 người hoặc 10 người.”
Hãng thông tấn Reuters trích lời các dân làng nói rằng lực lượng cưỡng chế gồm có từ 2.000 đến 4.000 cảnh sát và những người không rõ lai lịch.
Một dân làng cho biết nhà chức trách đã chiếm đất và dùng xe ủi phá sạch các loại hoa màu.
Tin trên trang mạng Anh Ba Sàm cho biết “lực lượng cưỡng chế đất đã phải nổ súng. Tiếng súng AK nổ rền liên thanh từ 6 giờ 10 phút đến 6 giờ 20 phút. Chưa có thương vong cụ thể.”
Những vụ tranh chấp đất đai với chính quyền địa phương là một vấn đề nan giải ở Việt Nam theo chủ nghĩa Cộng Sản, nơi mà đất đai do nhà nước làm chủ và quyền sử dụng đất không phải lúc nào cũng rõ ràng hoặc được bảo vệ.
Các dân làng ở tỉnh Hưng Yên đã thực hiện nhiều cuộc biểu tình phản kháng từ khi dự án Ecopark được tiến hành cách nay 7 năm. Họ cho rằng chính phủ đã giao đất của họ cho những công ty địa ốc mà không thương lượng hoặc bồi thường thỏa đáng. Ecopark đề nghị bồi thường 36 triệu đồng (tương đương với 1,700 đô la) cho mỗi 3,600 mét vuông đất bị thu hồi. Khoảng 166 hộ gia đình đã không chấp nhận vì cho rằng khoản tiền bồi thường quá thấp.
Nguồn: Reuters, AFP