Tống Văn Công (Laodong.com) - Ngày 9.4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lương Thanh Nghị đòi Trung Quốc chấm dứt ngay thử nghiệm du lịch ở Hoàng Sa: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC”. Nhưng đây không phải lần đầu tiên chúng ta cương quyết như vậy, mà đã lặp lại không ít lần trong năm, thậm chí trong tháng! Sức tác động do vậy không đủ mạnh như mong muốn!
Trung Quốc hành động phi pháp, nhưng họ luôn tính toán để đối phó trước mắt, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng. Trước khi cắt cáp tàu Bình Minh 2, họ cử các nhân vật cao cấp ém trước các đầu mối có ý nghĩa bùng nổ thông tin chính trị quốc tế. Lần này, từ 27 đến 28.2, họ mời Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn hội đàm với người đồng cấp Trương Chí Quân. Chiều 2.3, hai bên ra thông cáo khai trương đường dây nóng giữa hai bộ ngoại giao với ý nghĩa thật tích cực, xây dựng:
“Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện VN - TQ, triển khai các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kịp thời xử lý các vấn đề nảy sinh, cùng nhau duy trì hòa bình ổn định ở biển Đông”; "Hai bên còn nhất trí thành lập nhóm công tác về phân định vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ”; “Thành lập nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân”.
Nhưng ngay hôm sau (3.3), Trung Quốc vây bắt 2 tàu đánh cá cùng 21 ngư dân VN trên vùng biển Hoàng Sa, đòi tiền chuộc mỗi người 70.000 nhân dân tệ. Chưa hết, liên tục suốt trong tháng 3, họ làm những việc phi pháp: Mời thầu dầu khí thăm dò gần đảo Cù Mộc của VN; tập trận bắn đạn thật; tổ chức đua thuyền buồm và nay là thử nghiệm du lịch!
Vì sao họ bỏ công mời Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn họp mấy ngày, long trọng thông báo khánh thành đường dây nóng với nội dung tích cực như thế? Đó là thủ đoạn quen thuộc nhằm buộc chặt tư duy VN vào miếng mồi “vì đại cuộc”, làm chúng ta phản ứng chậm, không quyết liệt, không tìm biện pháp cơ bản giải quyết rốt ráo chủ quyền biển đảo. Họ cần thời gian, mọi chuyện để lâu dễ trôi vào quên lãng.
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội ngày 25.11.2011 về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN; biện pháp hòa bình để thu hồi Hoàng Sa là rất rõ ràng. Nhưng sau đó, cần phải có phương án tổng hợp được các nguồn lực kèm theo là một lộ trình rất cụ thể để thực hiện. Rất cần có một văn bản chính thức của Chính phủ về Hoàng Sa làm tư liệu cơ bản để đưa ra công luận quốc tế trên tất cả mọi diễn đàn, trước khi đưa ra trọng tài quốc tế. Không để Trung Quốc biến việc cưỡng chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa thành chuyện đã rồi!
http://laodong.com.vn/Su-kien-binh-luan/Chu-dong-khang-dinh-chu-quyen/59656.bld
*
Sao chưa dùng “đường dây nóng”?
Tống Văn Công (Viet-studies) - Vậy xin hỏi trong suốt tháng qua, vì sao đường dây nóng mới khánh thành giữa hai Bộ Ngoại giao không hoạt động? Nếu có hoạt động thì lý lẽ của phía bên kia bào chữa cho việc làm sai trái của họ là thế nào? Tại sao Bộ Ngoại giao ta không thể công bố nội dung đối thoại việc “cùng nhau duy trì hòa bình trên Biển Đông” (mục đích của việc thiết lập đường dây nóng) cho nhân dân Việt Nam và toàn thế giới được biết?
Tất cả các báo ngày 10-3-2012 đồng loạt đưa tin người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đòi Trung Quốc chấm dứt ngay thử nghiệm du lịch ở Hoàng Sa: “Việt nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC”. Quả là những lời lẽ hết sức mạnh mẽ. Tuy nhiên, đây không phải được nghe lần đầu, mà đã phải nghe đi nghe lại quá nhiều lần trong năm, thậm chí trong tháng! Sức tác động do vậy không như mong muốn!
Trung Quốc hành động phi pháp, nhưng họ luôn luôn tính toán rất bài bản để đối phó trước mắt, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng. Trước khi cắt cáp tàu Bình Minh 2 họ cử các nhân vật cao cấp ém trước các đầu mối có ý nghĩa bùng nổ thông tin chính trị quốc tế. Hãy xem lại cách làm của họ lần này:
Từ 27 đến 28-2 họ mời Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn hội đàm thân mật với người đồng cấp Trương Chí Quân. Chiều 2-3 hai bên ra Thông báo khai trương đường dây nóng giữa hai Bộ Ngoại giao với ý nghĩa thật nức lòng: “Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam- Trung Quốc, triển khai các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kịp thời xử lý các vấn đề nãy sinh, cùng nhau duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông”; “Hai bên còn nhất trí thành lập nhóm công tác về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ”; “Thành lập nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân”. Ôi quá tốt đẹp! Gắn bó với nhau như môi với răng thuở nào!
Đùng một cái (không thể nhớ đây là cái “đùng” lần thứ mấy!) ngay ngày hôm sau, 3-3, Trung Quốc liên tục vây bắt 2 tàu đánh cá của các ông Bùi Thu và Trần Hiền cùng 21 ngư dân trên vùng biển Hoàng Sa, đòi tiền chuộc mỗi đầu người 70.000 nhân dân tệ (200 triệu đồng). Rồi liên tục suốt trong tháng 3 họ làm những việc giống như để xé cái Thông báo long trọng chữ ký chưa ráo mực: Mời thầu dầu khí thăm dò gần đảo Cù Mộc của ta; Tập trận bắn đạn thật; Tổ chức đua thuyền buồm; Nay là thử nghiệm du lịch!
Vì sao họ bỏ công mời Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn họp mấy ngày, long trọng thông báo khánh thành đường dây nóng với nội dung đẹp đẽ nức lòng như thế? Đó là thủ đoạn ranh ma quen thuộc nhằm buộc chặt tư duy Việt Nam vào cái bánh vẽ “vì đại cuộc”, khiến cho chúng ta phản ứng chậm, không dám quyết liệt, không sớm tìm biện pháp cơ bản để giải quyết rốt ráo chủ quyền biển đảo. Họ cần thời gian, “để lâu cứt trâu hóa bùn” mà!
Vậy xin hỏi trong suốt tháng qua, vì sao đường dây nóng mới khánh thành giữa hai Bộ Ngoại giao không hoạt động? Nếu có hoạt động thì lý lẽ của phía bên kia bào chữa cho việc làm sai trái của họ là thế nào? Tại sao Bộ Ngoại giao ta không thể công bố nội dung đối thoại việc “cùng nhau duy trì hòa bình trên Biển Đông” (mục đích của việc thiết lập đường dây nóng) cho nhân dân Việt Nam và toàn thế giới được biết?
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội ngày 25 tháng 11 năm 2011 về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; biện pháp hòa bình để thu hồi Hoàng Sa là rất rõ ràng. Nhưng sau đó, cần phải có phương án tổng hợp được các nguồn lực để đấu tranh và kèm theo là một lộ trình cụ thể để thực hiện. Rất cần có một văn kiện chính thức của Chính phủ Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa làm tư liệu cơ bản phổ biến, giáo dục trong nước và đưa ra công luận quốc tế đấu tranh bác bỏ ngụy lý của Trung Quốc trên tất cả mọi diễn đàn quốc tế, trước khi đưa ra trọng tài quốc tế. Không thể để Trung Quốc biến việc cưỡng chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa thành chuyện đã rồi!
Tác giả gửi viet-studies ngày 11-4-12
http://viet-studies.info/kinhte/TongVanCong_DuongDayNong.htm
*
Sao chưa dùng “đường dây nóng”?
Tống Văn Công (Viet-studies) - Vậy xin hỏi trong suốt tháng qua, vì sao đường dây nóng mới khánh thành giữa hai Bộ Ngoại giao không hoạt động? Nếu có hoạt động thì lý lẽ của phía bên kia bào chữa cho việc làm sai trái của họ là thế nào? Tại sao Bộ Ngoại giao ta không thể công bố nội dung đối thoại việc “cùng nhau duy trì hòa bình trên Biển Đông” (mục đích của việc thiết lập đường dây nóng) cho nhân dân Việt Nam và toàn thế giới được biết?
Tất cả các báo ngày 10-3-2012 đồng loạt đưa tin người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam đòi Trung Quốc chấm dứt ngay thử nghiệm du lịch ở Hoàng Sa: “Việt nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa…Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC”. Quả là những lời lẽ hết sức mạnh mẽ. Tuy nhiên, đây không phải được nghe lần đầu, mà đã phải nghe đi nghe lại quá nhiều lần trong năm, thậm chí trong tháng! Sức tác động do vậy không như mong muốn!
Trung Quốc hành động phi pháp, nhưng họ luôn luôn tính toán rất bài bản để đối phó trước mắt, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng. Trước khi cắt cáp tàu Bình Minh 2 họ cử các nhân vật cao cấp ém trước các đầu mối có ý nghĩa bùng nổ thông tin chính trị quốc tế. Hãy xem lại cách làm của họ lần này:
Từ 27 đến 28-2 họ mời Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn hội đàm thân mật với người đồng cấp Trương Chí Quân. Chiều 2-3 hai bên ra Thông báo khai trương đường dây nóng giữa hai Bộ Ngoại giao với ý nghĩa thật nức lòng: “Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam- Trung Quốc, triển khai các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kịp thời xử lý các vấn đề nãy sinh, cùng nhau duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông”; “Hai bên còn nhất trí thành lập nhóm công tác về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ”; “Thành lập nhóm công tác về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại cho ngư dân”. Ôi quá tốt đẹp! Gắn bó với nhau như môi với răng thuở nào!
Đùng một cái (không thể nhớ đây là cái “đùng” lần thứ mấy!) ngay ngày hôm sau, 3-3, Trung Quốc liên tục vây bắt 2 tàu đánh cá của các ông Bùi Thu và Trần Hiền cùng 21 ngư dân trên vùng biển Hoàng Sa, đòi tiền chuộc mỗi đầu người 70.000 nhân dân tệ (200 triệu đồng). Rồi liên tục suốt trong tháng 3 họ làm những việc giống như để xé cái Thông báo long trọng chữ ký chưa ráo mực: Mời thầu dầu khí thăm dò gần đảo Cù Mộc của ta; Tập trận bắn đạn thật; Tổ chức đua thuyền buồm; Nay là thử nghiệm du lịch!
Vì sao họ bỏ công mời Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn họp mấy ngày, long trọng thông báo khánh thành đường dây nóng với nội dung đẹp đẽ nức lòng như thế? Đó là thủ đoạn ranh ma quen thuộc nhằm buộc chặt tư duy Việt Nam vào cái bánh vẽ “vì đại cuộc”, khiến cho chúng ta phản ứng chậm, không dám quyết liệt, không sớm tìm biện pháp cơ bản để giải quyết rốt ráo chủ quyền biển đảo. Họ cần thời gian, “để lâu cứt trâu hóa bùn” mà!
Vậy xin hỏi trong suốt tháng qua, vì sao đường dây nóng mới khánh thành giữa hai Bộ Ngoại giao không hoạt động? Nếu có hoạt động thì lý lẽ của phía bên kia bào chữa cho việc làm sai trái của họ là thế nào? Tại sao Bộ Ngoại giao ta không thể công bố nội dung đối thoại việc “cùng nhau duy trì hòa bình trên Biển Đông” (mục đích của việc thiết lập đường dây nóng) cho nhân dân Việt Nam và toàn thế giới được biết?
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội ngày 25 tháng 11 năm 2011 về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; biện pháp hòa bình để thu hồi Hoàng Sa là rất rõ ràng. Nhưng sau đó, cần phải có phương án tổng hợp được các nguồn lực để đấu tranh và kèm theo là một lộ trình cụ thể để thực hiện. Rất cần có một văn kiện chính thức của Chính phủ Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa làm tư liệu cơ bản phổ biến, giáo dục trong nước và đưa ra công luận quốc tế đấu tranh bác bỏ ngụy lý của Trung Quốc trên tất cả mọi diễn đàn quốc tế, trước khi đưa ra trọng tài quốc tế. Không thể để Trung Quốc biến việc cưỡng chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa thành chuyện đã rồi!
Tác giả gửi viet-studies ngày 11-4-12
http://viet-studies.info/kinhte/TongVanCong_DuongDayNong.htm