Sacombank bị thâu tóm: Cơ quan quản lý có tiếp tay? - Dân Làm Báo

Sacombank bị thâu tóm: Cơ quan quản lý có tiếp tay?

cafef.vn - 3 NĐT trở thành cổ đông lớn của STB trước ngày 1/3/2012 chỉ sau 1 giao dịch mua duy nhất, nhưng phải hơn 3 tháng sau, UBCK mới công bố quyết định xử phạt.

UBCK vừa công bố quyết định xử phạt 3 cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (STB) do không thực hiện báo cáo về sở hữu cổ đông lớn.

Ba cổ đông này (xem thêm) đều đã mua cổ phiếu STB đến mức sở hữu trên 5% từ trước ngày 1/3/2012, nhưng không công bố thông tin, nên phải chịu mức phạt tổng cộng 180 triệu đồng. Xung quanh quyết định này, từ thị trường có những câu hỏi nghi vấn như sau:

Thứ nhất, hành động mua đến mức sở hữu lớn của 3 cổ đông này thực hiện trước 1/3/2012 và đều trở thành cổ đông lớn sau 1 giao dịch mua duy nhất, nhưng phải hơn 3 tháng sau, ngày 8/6/2012, UBCK mới công bố quyết định xử phạt, vì sao?

Ở đây, cần nói rõ là với hệ thống công nghệ hiện có, từ lâu, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), cơ quan thuộc quyền quản lý của UBCK, đã giám được tận chân sở hữu chứng khoán của từng tài khoản nhà đầu tư.

Thực tế, VSD và UBCK có thông tin cập nhật hàng ngày, hàng giờ về sự biến động sở hữu chứng khoán của từng tài khoản. Vậy, việc ra quyết định xử phạt cổ đông lớn “mua chui” cổ phiếu STB sau 3 tháng, khi cuộc thâu tóm STB của nhóm cổ đông Eximbank đã xong xuôi - liệu có công bằng với STB, cán bộ nhân viên Ngân hàng và các cổ đông gốc STB hay không?

Vụ việc STB bị thâu tóm đã và đang dấy lên nỗi lo chung của các DN niêm yết về khả năng chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK

Thứ hai, vụ việc nhóm cổ đông lớn Eximbank có ý định thâu tóm Sacombank bùng nổ từ ngày 29/2/2012 khi Chủ tịch Eximbank công bố đã nhận ủy quyền đến 51% cổ phần STB trong điều kiện kiện STB chưa chốt danh sách cổ đông để tổ chức đại hội, khiến dư luận đặt ra câu hỏi lớn: những ai cùng liên minh mua lượng lớn cổ phiếu STB nhằm mục đích thâu tóm?
UBCK ngay sau đó (ngày 1/3/2012) đã có công văn yêu cầu cả EIB và STB báo cáo về vụ việc, nhưng sau đó không có bất kỳ một thông tin nào từ cơ quan quản lý cung cấp ra thị trường.
Sự im lặng của nhà quản lý cho đến khi cuộc thâu tóm ngã ngũ, nên phải hiểu như thế nào trong cuộc chiến nóng bỏng giành quyền kiểm soát Sacombank - một DN niêm yết lớn trong TOP 10 DN có giá trị vốn hóa lớn nhất TTCK?

Thứ ba, vụ việc STB bị thâu tóm đã và đang dấy lên nỗi lo chung của các DN niêm yết về khả năng “mất lúc nào không biết”, khi những quy định và giám sát thực hiện quy định pháp lý về M&A không chặt chẽ như hiện nay. Trên TTCK, ai có tiền đương nhiên có quyền mua cổ phiếu, nhưng pháp luật ở đâu nếu những đối tượng “mua chui” cổ phiếu vì mục đích thâu tóm DN, lại chỉ bị phạt vài chục triệu đồng?

M&A vốn là một hoạt động bình thường trên TTCK. Nhưng M&A là một hoạt động rất nhạy cảm vì liên quan đến rất nhiều chủ thể, nên ở đó, cần hơn hết là sự công bằng của luật pháp, sự minh bạch và công khai của các đối tượng tham gia M&A theo đúng quy chuẩn của luật pháp. Vụ STB bị thâu tóm là một bài học lớn cho các DN, nhưng ở đó còn có những câu hỏi ngỏ, rất cần nhà quản lý lên tiếng trả lời.



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo