RFA - Việt Nam vẫn nằm ở bậc 2, Tier 2, các nước có vấn đề về buôn người trong phúc trình thường niên về nạn buôn người trên thế giới năm 2012 của Bộ Ngoại Giao Mỹ, công bố chiều thứ Ba vừa qua.
Phúc trình cho thấy Việt Nam là nguồn xuất phát và cũng được coi là điểm đến của tệ nạn buôn người với đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán vào đường mãi dâm hoặc lao động cưỡng bách.
Báo cáo nói Việt Nam xuất khẩu công nhân nam nữ qua Đài Loan, Malaysia, Nam Hàn, Lào, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác nữa trên thế giới, để làm việc trong ngành lao động tay chân như xây dựng, đánh bắt cá, trồng trọt, lâm nghiệp, khai thác mỏ hoặc trong các hãng xưởng. Phúc trình nói phần lớn lao động Việt đi theo con đường xuất khẩu do các công ty của nhà nước phụ trách, trở thành nạn nhân vì gặp nhiều khó khăn và bị bóc lột sức lao động, bị buộc làm việc quá mức tại đất nước họ được đưa tới.
Bên cạnh đó, vì không có sự bảo đảm hoặc liên lạc chặt chẽ giữa lao động với công ty môi giới vì thế những trường hợp bất ưng và bị bóc lột sức lao động của công nhân Việt Nam đã không được chủ sử dụng lao động và công ty môi giới giải quyết.
Mặt khác, phúc trình cũng noí phụ nữ và trẻ em Việt Nam vẫn là đối tượng bị buôn đi bán lại vào những đường mãi dâm đến Kampuchia, Trung Quốc và Lào rồi từ những nước này bị đưa qua Thái Lan, Malaysia, Singapore kể cả Châu Âu.
Trong khi đó đại diện Việt Nam và Lào, Thái Lan gặp nhau tại Quảng trị hôm nay để thảo luận về tệ nạn buôn người.
Cuộc gặp được do tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam chủ trì với đại diện của tỉnh Quảng Trị của Việt Nam, đại diện tỉnh Savanaket của Lào và, đại diện tỉnh Mukdahan của Thái Lan.
Theo số liệu của Bộ Công an, kể từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã phát hiện khoảng 2 ngàn 500 trường hợp buôn người, trong đó có gần 6 ngàn nạn nhân.
Ba tỉnh Quảng Trị, Savanaket, Mukdahan đã phối hợp cùng nhau nhằm nêu lên tình trạng buôn người. Tại cuộc gặp này, đại diện 3 tỉnh cũng tìm ra phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình cũng như để cộng đồng quan tâm hơn về tình hình.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-tier-2-traffi-perso-06202012095749.html
*
Báo cáo được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố ngày 19-6 (giờ địa phương), tức ba tháng trước khi ngày kỷ niệm 150 năm Tổng thống Abraham Lincoln đưa ra Tuyên ngôn giải phóng nô lệ vào tháng 9-1862.
Theo báo New York Times (Mỹ) ngày 20-6, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận trong gần 27 triệu nạn nhân buôn người, đa số là phụ nữ và trẻ em bị ép buộc lao động hoặc mại dâm.
Báo cáo được soạn thảo dựa theo thông tin tập hợp từ 185 nước. Báo cáo ghi nhận chỉ có 33 quốc gia tuân thủ đầy đủ pháp luật về chống nạn buôn người.
Trong 42 nước thuộc danh sách cần theo dõi, hầu hết không đưa ra được con số nạn nhân cụ thể hoặc không đưa ra bằng chứng cho thấy đã thực sự quan tâm đến công tác chống buôn người. Myanmar và Venezuela đã thoát khỏi danh sách cuối nhóm về buôn người và vươn lên nhóm đầu.
17 nước bị xếp cuối danh sách do đối xử với các nạn nhân buôn người như tội phạm và từ chối mọi quyền tự do của họ. Riêng đối với Syria, nước này đã không nỗ lực ngăn chặn lao động cưỡng bức và bóc lột tình dục. Nguyên nhân do tình hình bạo lực đã làm an ninh suy yếu.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định: “Hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp hơn là mồi nhử mà bọn buôn người sử dụng để dụ dỗ nạn nhân. Vì thế, mục tiêu của chúng ta là phải thực hiện được giấc mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ”.
Báo cáo chỉ rõ nạn buôn người hiện nay có nhiều phương sách tinh vi, không đơn thuần là đưa người qua biên giới trái phép và bắt các nạn nhân làm mại dâm.
Đó có thể là chiêu dụ dỗ nhân công ra nước ngoài với lời hứa ngon ngọt sẽ có công việc lương cao, sau đó quyền tự do đi lại của nhân công nọ bị tước đoạt do hộ chiếu bị giữ, hoặc nạn nhân bị ép buộc lao động trong nước và bị hạn chế đi lại.
Báo cáo chỉ rõ bản chất của buôn người là từ chối quyền tự do của nạn nhân, bao gồm cả quyền tự do lựa chọn nơi sống và cách sống, tự do làm việc hay từ chối làm việc, tự do về thân thể của mình.
Báo cáo cho hay mối quan tâm của chính phủ các nước về vấn đề nhập cư bất hợp pháp đôi khi gây khó khăn trong công tác chống buôn người. Nhiều lúc nạn nhân buôn người bị xem như tội phạm hay người nhập cư bất hợp pháp.
Báo cáo nhấn mạnh bọn buôn người là tội phạm và kêu gọi mọi người giúp đỡ giải phóng, bảo vệ các nạn nhân đồng thời kêu gọi chính phủ các nước nỗ lực đối phó với vấn nạn này.
Duy Khang
*
Gần 27 triệu nạn nhân buôn người
Duy Khang (Phapluattp) - Gần 27 triệu nạn nhân của bọn buôn người sống
chẳng khác gì nô lệ trong xã hội ngày nay. Báo cáo thường niên của Bộ
Ngoại giao Mỹ về nạn buôn người đã đưa ra số liệu nêu trên.
Dụ dỗ nhân công và hạn chế họ đi lại là hành vi buôn người.
Báo cáo được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố ngày 19-6 (giờ địa phương), tức ba tháng trước khi ngày kỷ niệm 150 năm Tổng thống Abraham Lincoln đưa ra Tuyên ngôn giải phóng nô lệ vào tháng 9-1862.
Theo báo New York Times (Mỹ) ngày 20-6, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ ghi nhận trong gần 27 triệu nạn nhân buôn người, đa số là phụ nữ và trẻ em bị ép buộc lao động hoặc mại dâm.
Báo cáo được soạn thảo dựa theo thông tin tập hợp từ 185 nước. Báo cáo ghi nhận chỉ có 33 quốc gia tuân thủ đầy đủ pháp luật về chống nạn buôn người.
Tiêu điểm
28% số vụ buôn người đã gia tăng so với năm ngoái (42.291 người) trong khi số vụ truy tố chỉ tăng 10%.Đại sứ Mỹ đặc trách về nạn buôn người Luis CdeBaca |
Trong 42 nước thuộc danh sách cần theo dõi, hầu hết không đưa ra được con số nạn nhân cụ thể hoặc không đưa ra bằng chứng cho thấy đã thực sự quan tâm đến công tác chống buôn người. Myanmar và Venezuela đã thoát khỏi danh sách cuối nhóm về buôn người và vươn lên nhóm đầu.
17 nước bị xếp cuối danh sách do đối xử với các nạn nhân buôn người như tội phạm và từ chối mọi quyền tự do của họ. Riêng đối với Syria, nước này đã không nỗ lực ngăn chặn lao động cưỡng bức và bóc lột tình dục. Nguyên nhân do tình hình bạo lực đã làm an ninh suy yếu.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định: “Hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp hơn là mồi nhử mà bọn buôn người sử dụng để dụ dỗ nạn nhân. Vì thế, mục tiêu của chúng ta là phải thực hiện được giấc mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ”.
Báo cáo chỉ rõ nạn buôn người hiện nay có nhiều phương sách tinh vi, không đơn thuần là đưa người qua biên giới trái phép và bắt các nạn nhân làm mại dâm.
Đó có thể là chiêu dụ dỗ nhân công ra nước ngoài với lời hứa ngon ngọt sẽ có công việc lương cao, sau đó quyền tự do đi lại của nhân công nọ bị tước đoạt do hộ chiếu bị giữ, hoặc nạn nhân bị ép buộc lao động trong nước và bị hạn chế đi lại.
Báo cáo chỉ rõ bản chất của buôn người là từ chối quyền tự do của nạn nhân, bao gồm cả quyền tự do lựa chọn nơi sống và cách sống, tự do làm việc hay từ chối làm việc, tự do về thân thể của mình.
Báo cáo cho hay mối quan tâm của chính phủ các nước về vấn đề nhập cư bất hợp pháp đôi khi gây khó khăn trong công tác chống buôn người. Nhiều lúc nạn nhân buôn người bị xem như tội phạm hay người nhập cư bất hợp pháp.
Báo cáo nhấn mạnh bọn buôn người là tội phạm và kêu gọi mọi người giúp đỡ giải phóng, bảo vệ các nạn nhân đồng thời kêu gọi chính phủ các nước nỗ lực đối phó với vấn nạn này.
Tân Hoa xã đưa tin ngày
19-6 (giờ địa phương), Ủy ban châu Âu đã thông qua chiến lược năm năm
mang tên Chiến lược của Liên minh châu Âu về loại bỏ nạn buôn người
(2012-2016). Chiến lược mới gồm 40 biện pháp cụ thể xoay quanh năm trục
ưu tiên liên quan đến phòng chống buôn người, bảo vệ và giúp đỡ nạn
nhân, truy tố bọn buôn người.
|