Nguyễn Huy (Tuanvietnam.net) - Bắc Kinh đang viết lại quá khứ để biện minh cho các yêu sách chủ quyền đang mở rộng của họ tại những vùng biển tranh chấp. Bài viết của tác giả Philip Bowring - phóng viên ở Hong Kong đăng trên Nhật báo phố Wall.
Bất đồng giữa Philippines và Trung Quốc về bãi cạn Scarborough có vẻ như là vụ đụng chạm rất nhỏ về một vỉa đá không có người ở và vùng nước xung quanh. Tuy nhiên, nó lại rất quan trọng với các mối quan hệ trong tương lai ở khu vực vì nó thể hiện quan điểm "cứng đầu" của Trung Quốc rằng, lịch sử của các dân tộc phi Hán - những người ở vùng đất giáp với 2/3 Biển Đông là không thích hợp; rằng lịch sử chỉ là những vấn đề do người Trung Quốc viết ra và được Bắc Kinh diễn giải lại.
Lý lẽ mà Philippines đưa ra phần lớn căn cứ vào tính năng địa lý. Người Philippines gọi khu vực này là bãi cạn Panatag còn Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham. Bãi cạn cách ngoài khơi bờ biển Luzon - hòn đảo lớn nhất của quốc đảo Philippines - khoảng 130 hải lý. Nó nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển về vùng mở rộng 200 hải lý ngoài khơi bờ biển. Trong khi đó, bãi cạn cách đất liền Trung Quốc 350 hải lý.
Trung Quốc đã né tránh những bất lợi về mặt địa lý và viện dẫn các bằng chứng lịch sử nửa sự thật để áp dụng cho tất cả các tuyên bố chủ quyền đưa ra tại Biển Đông. Điều đó giải thích vì sao, giờ đây Trung Quốc không chỉ có tranh cãi với Philippines mà còn với nhiều nước khác. Bản đồ hình chữ U nổi tiếng của Bắc Kinh về Biển Đông đã khẳng định chủ quyền Trung Quốc ở những khu vực nằm trong phạm vi 200 hải lý của Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei, cũng như sát cạnh đảo Natuna giàu tài nguyên khí đốt của Indonesia.
Trong trường hợp bãi cạn Scarborough, bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra những biện minh lịch sử rằng, khu vực này đã được đề cập tới trong một bản đồ Trung Quốc từ thế kỷ 13 - giai đoạn mà chính Trung Quốc cũng nằm dưới dưới sự cai trị của người Mông Cổ. Bản đồ là kết quả chuyến đi của một con tàu xuất phát từ Trung Quốc. Đây là quan điểm đầu tiên về sự vô nghĩa và vô lý trong viện dẫn lịch sử của Trung Quốc. Các thủy thủ người Trung Quốc là người đến sau ở Biển Đông để nói rằng không có giao thương hướng tới Ấn Độ Dương. Lịch sử đi biển trong khu vực bắt đầu ít nhất ở thiên niên kỷ đầu tiên của thời đại hiện nay, được chi phối bởi tổ tiên người Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam ngày nay.
Khi hồ sơ của chính Trung Quốc được công bố, khi người Trung Quốc đi từ Trung Quốc tới Sumatra sau đó là Sri Lanka, thì tàu thuyền Mã Lai đã làm như thế. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trong kỷ nguyên ấy, người Mã Lai (bây giờ là Indonesia) đã được công nhận là những người "khai hoang" đầu tiên của hòn đảo lớn thứ ba thế giới, Madagascar - ở khoảng cách khoảng 4.000 dặm (ngôn ngữ Madagascan và 50% gen con người là gốc Mã Lai) . Họ đã xuyên qua Ấn Độ Dương từ 1.000 năm trước, trước cả cuộc hành trình hoành tráng được tụng ca do Đô đốc Trung Quốc Trịnh Hòa thực hiện từ thế kỷ 15.
Kỹ năng đi biển của người Mã Lai sau đó bị lấn át bởi những người Ấn Độ ở phía nam và người Ảrập, nhưng họ vẫn là những người đi biển hàng đầu ở Đông Nam Á cho tới khi châu Âu thống trị khu vực. Đế chế đi biển của người Chăm ở miền trung Việt Nam đã thống trị giao thương Biển Đông cho tới khi các thương nhân châu Âu bắt đầu đổ về châu Á. Giao thương giữa Champa và Luzon đã hình thành từ lâu trước khi người Trung Quốc vẽ bản đồ vào thế kỷ 13.
Bãi cạn Scarborough không chỉ nằm gần bờ biển Luzon mà còn nằm trên lộ trình trực tiếp từ Vịnh Manila tới các cảng Champa cổ xưa như Hội An và Qui Nhơn mà những thủy thủ Mã Lai đã biết tới. Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc "đặt chân đầu tiên" tới vùng tranh chấp hiện tại giống như lập luận rằng, người châu Âu tới Australia trước dân bản xứ nước này.
Một yếu tố khác mà Trung Quốc trông cậy để tuyên bố chủ quyền với bãi cạn Scarborough là Hiệp ước Paris 1898. Hiệp ước nhượng lại chủ quyền của người Tây Ban Nhan với quần đảo Philippines cho Mỹ và vẽ các đường thẳng trên bản đồ khiến bãi cạn nằm ngoài (vài hải lý) kinh độ mà hiệp ước quy định. Trung Quốc giờ đây rất "tiện dụng" sử dụng hiệp ước này khi hai cường quốc nước ngoài tới khu vực và không đả động gì tới người Philippines. Trung Quốc lập luận Manila không có chủ quyền với bãi cạn.
Trớ trêu là mặt khác, Trung Quốc đã bác bỏ "những điều ước bất bình đẳng" mà các đế chế phương Tây thiết lập, kiểu như đường McMahon chia cách Ấn Độ và Tây Tạng.
Trung Quốc cũng khẳng định rằng, vì trường hợp sở hữu của họ có thời gian là 1932 nên tuyên bố chủ quyền của Philippines sau đó không có giá trị. Nói một cách khác, họ sử dụng thực tế rằng, Philippines dưới sự cai trị của nước ngoài như một căn cứ cho các yêu sách chủ quyền của chính họ.
Manila muốn giải quyết vấn đề theo Công ước LHQ về Luật Biển nhưng Bắc Kinh đưa ra lý lẽ rằng, tuyên bố chủ quyền 1932 không bị ràng buộc bởi Công ước khi công ước có hiệu lực năm 1994. Đây là sự thoái thác khéo léo, có lẽ hầu hết là vì Trung Quốc biết rằng, trường hợp yêu sách chủ quyền của họ bị yếu thế trước thước đo Công ước.
Trung Quốc đã cố tình và ngang nhiên khẳng định chủ quyền với lịch sử được viết lại ấy và không cần tính toán tới yếu tố địa lý. Các tranh cãi hải quân của hiện tại sẽ không thể kết thúc trừ khi nước lớn nhất khu vực trong tranh chấp này ngừng viết lại lịch sử.
Nguyễn Huy theo wsj