Trung Quốc: Biểu tình chống Nhật "đã đi quá xa" - Dân Làm Báo

Trung Quốc: Biểu tình chống Nhật "đã đi quá xa"

... Còn biểu tình của Việt Nam chống Trung Quốc thì "đã đi... quá gần"!?

Phạm Khánh (Infonet) Hôm 20/8, nhiều trang web của Trung Quốc đã đăng tải những bức ảnh về các cuộc biểu tình chống Nhật trên khắp cả nước. Trong những bức ảnh người ta thấy những chiếc xe hơi của Nhật bản bị lật ngược và nghiền nát, thể hiện sự phản đối dữ dội đối với Nhật Bản trong vụ tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhiều phương tiện truyền thông quốc gia và cộng đồng mạng Trung Quốc lại phản đối những hành động này cho cho rằng những người biểu tình từ Thâm Quyến đến Thẩm Dương đều đã đi quá xa.

Một bài xã luận trên trang nhất của Báo Thanh niên Trung Quốc có đoạn viết: "Đây là loại "lòng yêu nước" sẽ không bao giờ nhận được những tràng pháo tay. Nó sẽ chỉ khiến cho những người yêu nước chân chính cảm thấy xấu hổ".

Một đoạn video đăng tải trên mạng cho thấy hàng chục người ở thành phố Thâm Quyến đã tấn công và cuối cùng lật nhào một chiếc xe sản xuất tại Nhật Bản của cảnh sát. Video cho thấy một người đàn ông, tay nắm chặt một lá cờ Trung Quốc, nhảy múa trên đỉnh một chiếc xe bị lộn ngược và xung quanh là đám đông đang cổ vũ, hò hét.

Người biểu tình diễu hành yêu cầu Nhật Bản từ bỏ tuyên bố chủ quyền 
đối với quần đảo Senkaku, ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc hôm 19/8/2012.

Một người dùng trên trang mạng xã hội Weibo cho biết: "Tôi ghét Nhật Bản, nhưng hành động của đồng bào chúng ta trong cuộc biểu tình chống Nhật là không phù hợp”.

Một người khác cho biết: "Nếu bạn đang đập xe ô tô làm từ Nhật Bản của người Trung Quốc trên đất Trung Quốc hoặc đánh đập một người Nhật Bản thì tất cả những hành động này đều là bất hợp pháp".

Tinh thần phản đối Nhật ngày càng sôi sục vào cuối tuần vừa qua sau khi một nhóm các nhà hoạt động Nhật Bản đã đặt chân thành công lên quần đảo đang tranh chấp mà Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư tại biển Hoa Đông. Quần đảo đang được kiểm soát bởi Nhật Bản, nhưng Trung Quốc và Đài Loan lại cũng đang tuyên bố chủ quyền.

Chủ quyền trên quần đảo này có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và chiến lược bởi vì nó là một ngư trường lớn, nắm giữ nhiều tiềm năng về dầu và khí đốt tự nhiên.

Một số người dùng internet đã kêu gọi tẩy chay các sản phẩm Nhật Bản. Một bức ảnh được đăng trên Weibo cho thấy một tấm biển được đặt bên ngoài một trạm xăng từ chối đổ xăng cho xe hơi Nhật Bản vào, tuy nhiên tính xác thực của bức ảnh này vẫn chưa được kiểm chứng.

Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Trung Quốc tiếp tục kêu gọi sự đoàn kết hơn đối với tranh chấp trên đảo Điếu Ngư. Những bài hùng biện về chủ nghĩa dân tộc trên các phương tiện truyền thông chính thống có số lượng ngày càng tăng, đang kêu gọi các quan chức Bộ Ngoại giao và các nhà lãnh đạo chính phủ khác có hành động quả quyết hơn về các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông.



*

Trung Quốc

Việt Nam

Trung Quốc

Việt Nam


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo