Giới thiệu sơ về “Hồ Chí Minh: Một Cuộc Đời” - Dân Làm Báo

Giới thiệu sơ về “Hồ Chí Minh: Một Cuộc Đời”

Một Người Yêu Nước (Danlambao) - Trước hết xin mạn phép tác giả của “Hồ Chí Minh: Một Cuộc Đời” (Ho Chi Minh - A Life) được chuyển dịch ra tiếng Việt không ngoài mục đích phổ biến sâu rộng trong dân Việt Nam có được cơ hội đọc trọn tác phẩm. Dịch giả tuyệt đối KHÔNG vì mục đích tư lợi riêng. Và đồng thời xin đọc giả phổ biến xa hơn cho tác phẩm dày công sức nầy mà qua đó tên của chính tác giả cũng được mọi người biết đến nhiều hơn và đương nhiên xin đọc giả tuyệt đối KHÔNG in ra thành sách với mục đích thương mại. Trân trọng cảm ơn tác giả qua câu nói đầu trang: “Đây là cuốn sách dành cho những người bạn thân ái Việt Nam của tôi.”

Sơ lược về tác giả: 

William J. Duiker là Giáo sư Danh dự về Á Đông thuộc bộ phận Nghệ thuật Tự do tại Đại Học Pennsylvania vào năm 1994 và được trao tặng một Huy chương Học giả phân Khoa cho Thành tựu Xuất sắc vào mùa xuân 1996. Ông ta là thành viên của Bộ phận Lịch sử tại Penn State cho đến khi nghĩ hưu vào mùa xuân 1997. Vào năm 2000, ông ta vẫn sống ở Southern Shores, Bắc Carolina với gia đình. 

Ông ta chuyên về lịch sử hiện đại Việt Nam và Trung Quốc, cũng như viết thêm về lịch sử thế giới và là một học giả hàng đầu về cuộc đời của Hồ Chí Minh, với tác phẩm “Hồ Chí Minh: Một Cuộc Đời”. Ông ta đã từng đóng tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn như là một sĩ quan dịch vụ nước ngoài, bao gồm Đài Loan, vào giữa những năm 1960s và đã dành gần ba mươi năm nghiên cứu cuốn sách này. Ông ta đã từng đi du lịch liên tục đến Việt Nam trong thập kỷ qua để có được những tài liệu nghiên cứu và những cuộc phỏng vấn một số người Việt đang sinh sống vốn là những người được cho là biết rõ về ông Hồ, cũng như với những cán bộ Cộng sản ở miền Bắc với nhiều cấp bậc và vai trò khác nhau. Thêm vào đó là một số tài liệu từ kho lưu trữ của Liên Xô vốn được mở ra cho công cộng nhưng một số tài liệu khác được giấu kín khiến cho cuộc nghiên cứu qua bằng chứng có đôi phần chưa hẳn là hoàn tất trọn vẹn. 

Vài nhận xét về tác phẩm “Hồ Chí Minh: Một Cuộc Đời”:

Cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2000 bên Hoa Kỳ và đến Việt Nam khoảng năm 2001 trong thời kỳ được gọi là “Đổi Mới.” Tuy nhiên, nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn ngăn cấm việc chuyển dịch cuốn sách ra tiếng Việt vì nhiều lý do được gọi là “nhạy cảm” theo nghĩa của Đảng mặc dù tác phẩm đó mang cái tên toát ra một khuynh hướng ngưỡng mộ của tác giả đối với nhân vật chính ngay trên tựa sách và trong suốt 16 chương với khoảng 590 (nếu bao gồm 32 trang hình ảnh và những tài liệu dẫn chứng vào khoảng 750 trang). 

Quả thật đây là một cuốn sách chứng tỏ tác giả đã dày công nghiên cứu --gần 30 năm, theo như tác giả viết trên tác phẩm đó-- và có khả năng vượt trội hơn những tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau nhưng có cùng chủ đề về tiểu sử của Hồ Chí Minh. Dù rằng cuốn sách chứa nhiều tài liệu như một sưu tập từ những nguồn tin khác nhau, nó vẫn mang khá nhiều sự hạn hẹp trong việc chọn lọc thông tin vô chứng cớ --gần như một truyền thuyết-- qua ngòi bút diễn tả lại của tác giá khiến cho chủ đề về “tiểu sử” gần như bị cô động theo một phiến diện có chủ ý. 

Thứ nhất là tác giả vô hình chung đã để tình cảm của chính mình pha lẫn vào sự kiện. Chính điều nầy khiến cho độc giả cảm thấy mơ hồ hơn là được thuyết phục, vì chủ đề chính của cuốn sách là tiểu sử --không phải là tiểu thuyết hay giả sử truyện. Những sự kiện đó nếu sai lạc sự thật, chắc chắn sẽ làm đổ vỡ phần lớn nội dung với những nghi ngại từ đọc giả và cho thấy khía cạnh phiến diện của tình cảm phơi bày, đưa dẫn, và tạo nên hơn là những phản ảnh xét đoán sâu sắc dựa trên sự phân minh và vô tư theo tinh thần của người viết sử chân chính. Dù rằng với thể loại tiểu sử cho phép tác giả thêm vào những hư cấu từ một câu chuyên dân gian được kể lại nào đó, luôn luôn được bắt đầu bằng những câu như là “có người thuật lại...” hoặc “nghe nói rằng...” để bảo đảm tính chân thật của sự kiện đối với đọc giả và sự công tâm của tác giả. 

Thứ đến là vấn đề chọn lọc nguồn tài liệu khả tín mà qua đó nó đòi hỏi nơi tác giả sự phán đoán sáng suốt, cẩn thận, và tri thức. Suốt 30 năm nghiên cứu và danh vị của một nhà trí thức hữu hạn có thể làm yên lòng đọc giả gởi thác niềm tin vào những dòng chữ trong tác phẩm đó. Tuy nhiên, có những sự kiện được ghi nhận một cách rõ ràng trong lịch sử và ngay cả trong những tài liệu phong phú đã phải cuối cùng bị vứt bỏ vì chẳng qua chúng được tạo ra dưới một quyền lực khắt khe dùng bút kiếm, bút súng thay vì bút lông, bút mực. Lịch sử nhân loại đã từng chứng minh điều đó, bao gồm cả lịch sử Việt Nam hay bất kỳ nước nào. Tuy có những lỗi lầm khó phán đoán trong hiện tại vì sự che giấu của chính quyền đương thời, vì thế sự khả tín thường được xét trên một triều đại, chế độ, và tác động ngoại bang hơn là cứ moi móc từ những cuộc phỏng vấn với những quan chức đương thời, và đóng tài liệu được tung ra một cách chọn lọc để cuối cùng tác giả mặc nhiên đó là sự thật. 

Kế đến là sự khách quan trong cách dùng từ để diễn đạt không chỉ là đối với những sự kiện, mà còn đối với những nhân vật liên hệ trong đó. Thói thường khi được nghe một câu chuyện kể lại từ một người có ít nhiều ác cảm với nhân vật trong chuyện, người được nghe dường như cũng tự rơi vào bẫy ác cảm đó qua những từ ngữ được dùng do người kể. Và người nghe có cảm giác rằng đó là tên, thằng, hơn là ông, ngài trong khi chính người đó cũng chẳng buồn tim hiểu thêm hay chẳng biết rõ gì hơn qua câu chuyện. Và sự kiện bao gồm nhân vật được nhắc đến chắc chắn cũng bị biến thành sai biệt, méo mó theo ý người kể. Cuối cùng, tất cả được diễn lại qua ngòi bút một cách thiếu vô tư và suy xét bằng một giọng văn dường như không hẳn thuộc về tác giả nhưng tâm trí của chính tác giả cứ ảo tưởng đó là sản phẩm của chính mình viết ra. 

Sau cùng là dường như có nhiều sự mâu thuẫn trong sự bày tỏ nhận xét của tác giả từ chương nầy nhảy ngược tư tưởng nơi chương khác đến nỗi tạo sự đối nghịch hoàn toàn hơn là bổ sung. Trong mỗi chương có riêng những phần chú thích trích dẫn những nguồn tài liệu vì vậy nếu những nguồn tài liệu có sự mâu thuẫn, chắc chắn ảnh hưởng không ít đến sự bày tỏ nhận xét của tác giả trên hai thái cực đối đầu. Duy chương sau cùng cho thấy rằng tác giả khá hoàn toàn thoát ra khỏi lưới tài liệu và vì chương 17 đó không phần lớn đánh dấu những nhận xét được đúc kết của chình tác giả. 

Kết luận: 

Thông thường, khi viết về tiểu sử một người nào đó, tác giả ít ra cũng đã có lòng ngưỡng mộ nhân vật chính. Ông W.J. Duiker cũng từng thổ lộ như thế trong phần mở đầu một cách công khai. Bấy nhiêu đó cũng là điều thú vị cho những người Việt Nam tìm đọc cuốn sách nầy. Dịch giả cũng đã cố gắng bắt lấy tư tưởng của tác giả dù không phải là chuyên nghiệp, hầu giới thiệu đến tất cả những ai muốn hiểu thêm về nhân vật có tiếng tăm Hồ Chí Minh và kèm theo những chú thích của riêng dịch giả tìm kiếm để làm sáng tỏ hơn những sự kiện trong đó. Điều khác biệt hơn hết là toàn bộ cuốn sách không bị cắt bỏ, hoặc có những điểm sai lầm (hay cố tình sửa sai) như trong bài của dịch giả Nguyễn Thành Nam vốn thêm vào những từ ngữ thiếu phân minh trong tư tưởng thiếu vô tư. 
Mong rằng những đọc giả của nó sẽ tự tìm thấy những nhận xét riêng cho mình qua ánh sáng sự thật bằng tâm hồn trong sáng hơn trong tư duy của mỗi cá nhân. Và ánh sáng, cuối cùng, sẽ tìm thấy những nguồn sáng khác để hòa nhập cho một Việt Nam ngày mai.

Xin được giới thiệu với các bạn trong thôn Danlambao toàn bộ bản dịch tại đây: 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo