Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Từ “dư âm” chuyến công du Mỹ của Tổng thống Myanmar Thein Sein, trong buổi hiện diện tại Hiệp Hội các quốc gia châu Á (Asia Society) ở New York (Mỹ) trong phần trả lời phỏng vấn của BBC ngày 29/9 liên quan đến nhà đối lập bà Aung San Suu Kyi (trước đó đến thăm Mỹ 16/9) khi được hỏi về khả năng trong tương lai bà Suu Kyi có thể trở thành Tổng Thống Myanmar, vị Tổng Thống đương nhiệm này thẳng thắng chân tình nói: “Điều đó phụ thuộc vào ý chí nguyện vọng của người dân, nếu toàn dân Myanmar lựa chọn bà ấy, tôi cũng sẽ chấp nhận. Hiện giữa tôi và bà ấy không có vấn đề gì. Chúng tôi đang hợp tác với nhau” (BBC).
Tổng thống Myanmar Thein Sein phát biểu tại Hội châu Á (Asia Society)
ở New York (Mỹ) ngày 27-9 - Ảnh: Reuters
ở New York (Mỹ) ngày 27-9 - Ảnh: Reuters
Chút “dư âm” qua lời phát biểu mang đậm chất đoàn kết dân tộc, đặt quyền lợi quốc gia lên trên khuynh hướng chính trị của vị chính khách gốc tướng lãnh quân đội Myanmar một thời “không đội chung trời” với cánh chim Nobel hòa bình đối lập bà Aung San Suu Kyi, khiến chúng ta – những người dân Việt, không khỏi nao lòng buồn đau trong bối cảnh hiện nay tại quê nhà khi mà “cung vua” và “phủ chúa” trong triều đình chóp bu “nhà nước, đảng” CSVN đang đến cao trào cuộc chiến cạnh tranh quyền lực cũng nhắm vào cái “ngai Tổng Thống” sáng giá béo bở sắp tới đây, một vị trí có tầm quan trọng quyết định sự hưng thịnh của một quốc gia, thay vì do toàn dân hay Quốc Hội luận bàn phúc quyết như đa phần các quốc gia văn minh trên thế giới thì nội bộ đảng CSVN đang lợi dụng sự bất tài tham nhũng gây ra nhiều tai họa cho nền kinh tế của thủ tướng đương nhiệm 3D để “cấu xé” lẫn nhau toan tính sau hạ bệ (nếu có thể) thì “xí phần” cho bè nhóm bầy đàn của mình.
Trước tình trạng bi đát của toàn cảnh nền kinh tế xã hội đầy dẫy nhưng đe doạ bất an như hiện nay toàn dân có quyền truy nguyên bộ chính trị, ai duyệt xét năng lực cá nhân, chủ tâm đề xuất cho 3D vào vị trí Thủ Tướng để đưa ra Quốc Hội và định hướng biểu quyết “thuận” trong 2 lần 6 năm trước đây, không thể là một cá nhân? – Và hiện nay cũng trong chiều hướng đó, khi mà theo Hiến Pháp, Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân thì không thể trong hội nghị trung ương đảng lần thứ 6 này ông TBT/đảng phát biểu công khai trong chương trình làm việc có bàn rất sớm các “Qui hoạch, tiêu chuẩn về nhân sự cấp cao cho giai đoạn 2016-2021…”. 175 uỷ viên TW đảng sẽ bàn về việc sắp xếp các chức danh lãnh đạo chủ chốt (trong đó có lãnh đạo CP/ nhà nước). Chúng ta không lạ gì điều này của đảng CS độc tài toàn trị - Nhưng 175 con người ấy không thể ngồi trên Hiến Pháp và trên đầu gần 90 triệu con người để mưu toan toa rập áp đặt sự chọn lựa dựa trên tiêu chuẩn cá nhân của “đảng” chứ không theo chuẩn “phổ quát” của kiến thức tài năng đạo đức cá nhân đối tượng do toàn dân giám sát nghiệm suy phúc quyết chọn lựa! Vết chân thủ tướng 3 D đang nhầy nhụa để lại rành rành có phải di lụy hậu quả từ quan niệm độc tài cố hữu của “đảng ta” rằng: “Hồng hơn Chuyên”?
Đừng quên thập niên 80 tập thể lãnh đạo “đảng ta” đã từng sáng suốt nhất trí cao giao nền kinh tế quốc gia vào tay nhà một thơ rất “Hồng Stalin” Tố Hữu để rồi ông ta cùng 4 bộ trưởng trong CP phá nát như tương tàu nền kinh tế quốc dân của cả nước một thời?
Bài học ấy “đảng ta” hình như chưa thuộc. Hơn 1/4 thế kỷ sau, một sự kiện cũng gần giống như vậy, nhắc nữa thêm não lòng, nhưng bản chất nó cực kỳ phi lý ảnh hưởng đến sự phồn vinh của đất nước nên trước cận cảnh có thể “thay ngựa giữa dòng” ở hàng chóp bu “phủ chúa” cũng cần lắm mổ xẻ lại những chi tiết về năng lực của một ông “y tá vườn” không biết loi ngoi chòi đạp như thế nào mà leo lên cầm “chìa khoá tay hòm” (thống đốc Ngân Hàng) rồi lại vớ bẩm được cái ghế Thủ Tướng hơn một nhiệm kỳ để lại di lụy hiện nay mà hậu quả tính toán chính xác giá trị thiệt hại từ mồ hôi nước mắt nhân dân còn khủng khiếp hơn cái hậu quả của Tố Hữu “kinh bang tế thế” như làm thơ trước kia?
Hậu quả ấy có phải phát sinh từ năng lực rất kỳ quặt này? 3D sinh năm 1949 đến năm 1961 (lúc 12 tuổi) tham gia QĐNDVN (?) làm công tác văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sĩ. Nguyễn Tấn Dũng sau đó lần lượt giữ các chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng (tương đương trung sĩ), Trung đội bậc trưởng (chuẩn uý), Đại đội bậc phó (thiếu uý), Đại đội bậc trưởng (trung uý ) - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá. Nguyễn Tấn Dũng gia nhập đảng chính thức ngày 10/3 năm 1968 (lúc này 19 tuổi) – (Dưới mắt khi tuyển trạch “đảng ta” nhận xét ra sao, thời gian nào, 3D học tập tiếp thu kiến thức văn hoá ở đâu?) - 1975 Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó đang là cấp bậc trung úy, đã chọn ở lại phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau năm 1975, ông lần lượt giữ các chức vụ Thượng úy, Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207; Đại úy, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152; Thiếu tá, Trưởng ban cán bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang (lúc này mới 26 tuổi?) - Theo Wikipedia.
Vậy mà từ những bằng cấp chỉ có thể có do “nằm hầm” ấy 3D đã kinh qua hay “kinh hãi” với các chức vụ trong nhà Nước như: (1995- 96) thứ trưởng bộ Nội Vụ - (1997) Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VIII và là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phụ trách tài chính Đảng CSVN - đại biểu Quốc hội khoá X (đại biểu khu vực 3 Hải Phòng) và được đề cử giữ chức Phó Thủ tướng; sau đó Thủ tướng Phan Văn Khải cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực và Chủ tịch Hội đồng Tài chính - Tiền tệ của Chính phủ, -1998, kiêm nhiệm chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chức vụ này ông giữ đến tháng 12 năm 1999 thì bàn giao lại cho ông Lê Đức Thúy. Ngày 16 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử Nguyễn Tấn Dũng làm người kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI. Ngày 27 tháng 6 năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội bầu làm tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (Wikipedia)
Với năng lực phát sinh từ giọt máu (không thấy văn bản nào thừa nhận) đỏ rực một màu “Hồng” thì “đảng” chỉ định 3D ngồi vào ghế Thủ Tướng để “kinh bang tế thế” thì với cái kiến thức Y Tá hổ lốn miệt vườn thuở thiếu thời 3D vừa rút “hồng cầu” vừa điều trị thay “máu” nhân tạo liên tục cho nền kinh tế chính trị xã hội Việt Nam hiện nay trở nên “xanh lè” vì thiếu sức sống đang ngất ngư thoi thóp là điều ai cũng có thể hiểu được.
Năm 1986, Phó thủ tướng (PCT/HĐ bộ trưởng) nhà thơ quản lý kinh tế Tố Hữu làm tan nát nền kinh tế cả nước bị cách chức mọi chức vụ - nhưng nhờ mấy câu thơ “đỏ rực”: “Sta -lin! Sta-lin! / Yêu biết mấy nghe con tập nói / Tiếng đầu lòng con gọi Sta-lin! / Ông Sta-lin ơi! Ông Sta-lin ơi! / Hỡi ơi Ông mất, đất trời biết không? / Thương cha, thương mẹ, thương chồng / Thương mình thương một thương Ông thương mười" nên còn vớt vát được ngôi biệt thự gần hồ Thuyền Quang mà TP Hà Nội cấp cho ông. Trước Đại lễ ngàn năm Thăng Long, bà Thanh (vợ Tố Hữu) đã bán ngôi biệt thự này cho Tiểu Gia Vũ Phạm Nhật (em trai đại gia Vượng Wincom) với giá 11 cây vàng/m2. Trên tổng diện tích đất 890m2 vị chi là 9.790 cây, (gần mười ngàn lượng vàng SJC) tương đương khoản 15 triệu đôla.
Bà Thanh đã dùng khoảng 2 triệu đôla để xây nhà tưởng niệm cho Tố Hữu. Số còn lại bà gửi tiết kiệm bằng vàng.
Còn với thủ tướng 3D nếu “lỡ” mất chức không biết với các câu nói này ông có được bao nhiêu?
"Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay" (?) (Lễ nhậm chức Thủ Tướng)
"Là người đứng đầu, tôi xin nhận trách nhiệm về Vinashin - Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai". (?) (Trả lời về trách nhiệm với vụ Vinashin).
Nghe bàn dân thiên hạ râm ran – Hình như cũng giống cái hậu của “nhà Thơ lớn” nhưng chí ít cũng gấp trăm lần giá trị biệt thự Tố Hữu… không biết đúng sai?