Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - Từ khóa "tham nhũng" đang là 1 từ kép làm nên sóng gió trên chính trường VN những tuần qua.
Thậm chí, có cả trang blog cho mục đích chống tham nhũng: "Vì sự nghiệp tiêu diệt bè lũ tham nhũng, lũng đoạn kinh tế-chính trị đất nước"/QLB/.
Sóng gió còn mang tính bạo lực của những vụ bắt bớ liên miên, như bắt Bầu Kiên, bắt nguyên TGĐ Lý Xuân Hải, CEO Ngân hàng Á châu, bắt và dẫn độ về VN Dương Chí Dũng,...
BCT ĐCS VN đã cho lưu hành nội bộ 1 tài liệu gồm 330 trang với nội dung về tình trạng tham nhũng trong ĐCS VN và chủ yếu về các nghi ngờ tham nhũng, những yếu kém điều hành của Thủ tướng Nguyên Tấn Dũng.
Từ tháng 2/2012 đến hôm nay, 3,6 triệu đảng viên ĐCS VN sống trong không khí của phong trào Chỉnh đảng chống tham nhũng.
Một cặp lãnh tụ cao nhất VN: CT nước Trương Tấn Sang và TBT Nguyễn Phú Trọng đang bốc-sơ hội đồng 1 Thủ tướng "tham nhũng" và quyền hành gần như vô hạn: Nguyễn Tấn Dũng.
Từ khóa "tham nhũng" trở nên từ của miệng của người dân VN.
Tham nhũng trong quan niệm của "phó thường dân", nôm na là những hành động thu lợi có tính vật chất cho cá nhân, từ các chức vụ nhà nước, một cách phi pháp.
Bài viết này nhằm tìm hiểu một số khía cạnh có tính bản chất của tham nhũng và muốn trả lời câu hỏi: Cuộc chỉnh đảng, mà ĐCS VN phát động hôm nay, có hạn chế được tham nhũng không? Có chữa được tận gốc căn bệnh kinh niên của chế độ ĐCS trị tại VN hay không?
1. Định nghĩa kinh điển về tham nhũng
1.1 Tham nhũng là gì ?
Theo Boris Begovic Phó Chủ tịch, Trung tâm Nghiên cứu Tự do-Dân chủ (CLDS):
"Lý thuyết kinh tế đã nêu hai quan điểm cơ bản về tham nhũng. Quan điểm thứ nhất coi tham nhũng là yếu tố ngoại sinh, quan điểm thứ hai cho rằng tham nhũng là nhân tố nội sinh trong chính trị. Nếu áp dụng một trong hai quan điểm trên, chúng ta có thể chia tham nhũng thành ba loại cơ bản: tham nhũng để đẩy nhanh tiến độ, tham nhũng hành chính và “bẻ cong pháp luật”. Mặc dù trong hầu hết mọi trường hợp, tham nhũng có thể là do tình trạng vơ vét bổng lộc gây ra, song những cá nhân ích kỷ tìm cách tối đa hóa lợi ích của riêng họ cũng như các bộ luật phức tạp, mập mờ và thiếu tính khả thi cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó".
Xem http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_coruption_cipe0305.html/
Xem http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_coruption_cipe0305.html/
Còn Vito Tanzi đã đưa ra 1 câu trả lời súc tích : “Tham nhũng là hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó”.
"Có ba nội dung chính trong định nghĩa này. Nội dung thứ nhất đề cập tới nguyên tắc công minh bởi lẽ nó đòi hỏi quan hệ cá nhân hoặc các mối quan hệ khác không được xen vào các quyết định kinh tế có liên quan đến nhiều bên. Việc đối xử bình đẳng với tất cả các chủ thể kinh tế là một yêu cầu cần thiết đối với một nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả. Thái độ thiên vị đối với một số chủ thể kinh tế cụ thể nào đó chắc chắn sẽ vi phạm nguyên tắc công minh và mở đường cho tham nhũng. Không có thiên vị thì sẽ không có tham nhũng"./ xem “Tham nhũng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế học, Tập 108, trang 599-617 Tanzi, V(1993)/
Trên đây là những định nghĩa và phân tích kinh điển, có tính lý thuyết.
* * *
Trong ngôn ngữ Việt Nam, "tham nhũng" là từ kép, ghép lại từ 2 từ đầu trong 2 cặp từ "tham lam" và "nhũng nhiễu".
1.2 Tham lam.
Loài người được tiến hóa từ 1 loài vượn người. Như vậy, nguồn gốc thú vật tại con người là đậm nét và sâu sắc.
Quan sát các loài động vật, ta thấy từ loài ăn cỏ cho tới loài ăn thịt sống, đối với chúng, bao giờ chúng cũng chỉ kiếm đủ thức ăn, mà thước đo cho sự "đủ" ấy chính là dung tích của chiếc dạ dầy mà chúng sở hữu.
Cảnh 1 đàn sư tử nằm dài ngáp lười biếng trên thảo nguyên, mà không xa lắm, là đàn ngựa vằn đang bình yên gặm cỏ, là 1 cảnh phim thường thấy trên kênh truyền hình nổi tiếng National Geographic.
Đây là 1 điểm khác cơ bản giữa đàn sư tử và đàn người nguyên thủy lấy săn bắn làm nghề sinh sống.
Bộ tộc săn bắn sẽ tìm mọi cách để săn bắn hết sạch đàn ngựa vằn trên, mặc dù các bao tử của cả bộ tộc ấy có thể trong 1 ngày không tiêu hóa hết số kg thịt mà 1 con ngựa vằn cung cấp.
Trong quá trình tiến hóa để hoàn thiện thành loài Người hôm nay, con vượn người đã đánh đổi việc di chuyển bằng 4 chân: nhanh hơn, lấy việc di chuyển bằng 2 chân: chậm hơn.
Như vậy tiến hóa về mặt cơ bắp, và khả năng hoạt động săn mồi của cơ bắp yếu đi. Nhưng tổng thể, đổi lại là có lợi hơn cho sự sinh tồn, và tiến hóa của loài người.
Chuyên môn hóa cho đôi chân dùng để di chuyển, giải phóng được đôi tay để thực hiện các động tác khác ngoài động tác di chuyển.
Hơn nữa, do tư thế đứng thẳng, loài vượn người đã có khả năng quan sát tốt hơn so với một số loài động vật khác di chuyển bằng 4 chân.
Cùng với nhiều tình cờ ngẫu nhiên mà thiên nhiên đã ban thưởng, có 1 loài vượn đã tiến hóa thành loài người.
Loài người không có đặc tính nhanh nhất, mạnh nhất, khỏe nhất... trong các loài thú, nhưng nó có đặc tính biết lo xa, biết tích lũy kinh nghiệm, với não bộ đặc biệt phát triển về vùng tư duy trừu tượng...
Thế là, những bộ tộc nông nghiệp đã biết dự trữ thóc lúa phòng khi đói kém, còn các bộ tộc săn bắt, biết săn bắn nhiều con mồi hơn, để dành cho những ngày săn bắn không hiệu quả.
Sự dự trữ vượt quá nhu cầu mà thiên nhiên đã định lượng cho tất cả các loài: cái bao tử của từng cá thể, là những biểu hiện đầu tiên có tính người: tính tham lam mà chỉ loài người mới có.
Nhìn con sư tử lười biếng nằm ườn cách không xa đàn ngựa vằn, ta còn rút ra 1 kết luận khác:Định luật tiết kiệm năng lượng tối đa đã tác động lên con sư tử này.
Nếu cái bao tử đã ních đầy thức ăn và không thể ních hơn được nữa, thì tốt nhất là tiết kiệm năng lượng sinh ra từ khối lượng thức ăn ấy một cách hiệu quả nhất, mà không nên phí phạm chỗ năng lượng quí báu đó, nên con sư tử lúc này nghỉ ngơi, lười biếng.
Đây là 1 biểu hiện của qui luật sinh tồn tác động lên con sư tử làm cho nó lười biếng vô thức, do thiên nhiên áp đặt. Cá thể nào biết tiết kiệm tối đa số năng lượng ấy, thì cá thể đó có khả năng kiếm được thức ăn trong những ngày sau cao hơn những cá thể đã phung phí số năng lượng quí giá này.
Còn đàn ngựa vằn như cũng hiểu rõ qui luật này, nên đã thong thả ăn cỏ, cũng tiết kiệm tối đa năng lượng mà mình có, mà không lo lắng gì đến đàn sư tử và quên đi, 1 chốc lát, cuộc chạy bán chết lấy sống vừa rồi của cả đàn.
Như vậy qui luật sinh tồn, qui luật lớn nhất chi phối tất cả các loài sinh vật trên quả đất này, có ít nhất 2 đòi hỏi rõ ràng:
1- tìm ra " thức ăn" để tồn tại và
2- tiết kiệm tối đa năng lượng do thức ăn ấy cung cấp.
Dự trữ thức ăn vượt quá nhu cầu tự nhiên( dung lượng của cái bao tử) trong hàng triệu năm của quá trình tiến hóa đã là 1 đặc tính ghi trong gen của loài người.
Một cá thể thuộc loài người, trong sinh hoạt sinh tồn, bao giờ cũng nằm trong 1 cộng đồng nhỏ của mình / tính bầy đàn của con người/.
Tính bầy đàn giúp cho loài ngưòi tồn tại, do khả năng tìm thức ăn cao hơn.
Xã hội do tính bầy, đàn sinh ra, có qui luật tồn tại riêng của nó.
Cộng đồng này gọi là xã hội nguyên thủy loài người và dần phát triển trở thành xã hội văn minh hôm nay của mỗi dân tộc, hay đa dân tộc rồi trở thành các quốc gia của thế giới hiện đại.
Khi sự dự chữ thức ăn của 1 cá thể trong xã hội loài người vượt qua 1 chuẩn, ngầm được cộng đồng có liên hệ với cá thể ấy chấp nhận, ta gọi cá thể ấy là tham lam.
1.3 Nhũng nhiễu.
Quan sát 1 trẻ nhỏ, ta thấy hiện tượng sau: Nếu luôn được chiều chuộng, đứa trẻ tỏ ra nhõng nhẽo, đòi hỏi được cư sử theo ý của mình. Quan sát này không hạn chế vào 1 cá biệt: Bất cứ 1 đứa trẻ nhỏ nào, nếu được nuông chiều đều nhõng nhẽo. Như vậy, nhõng nhẽo là hiện tượng có tính bản chất, trong gen di truyền. Nhõng nhẽo xuất hiện khi hoàn cảnh nuông chiều cho phép.
Khi trưởng thành, đã học hỏi nhiều qui định phức tạp trong xã hội loài người, gen "nhõng nhẽo" được gọi là "nhũng nhiễu" để phân biệt tính trưởng thành của "nhõng nhẽo".
Cũng như "nhõng nhẽo", "nhũng nhiễu" chỉ xuất hiện khi hoàn cảnh cho phép, nên gen này cũng được gọi là gen chìm.
Hoàn cảnh cho phép được nói đến, chính là những cương vị tương đối quan trọng trong thang bậc nhà nước.
Theo định nghĩa chung, ai tham lam và nhũng nhiễu nhân dân được gọi là kẻ tham nhũng.
Tham nhũng là 1 căn bệnh có tính bản năng, được ghi lại trong gen, di truyền từ đời này sang đời khác của con người.
Tham nhũng xuất phát từ bản năng tồn tại, dự trữ thức ăn và qui luật tiết kiệm năng lượng tối đa.
Ai cũng có gen này trong bộ gen 23 nhiễm sắc thể của mình.
Thường thì nó biểu hiện ở dạng lặn.
Khi điều kiện cho phép: có chức, có quyền, thì nó hiện ra và trở thành gen trội.
Tuy thuộc tính của tham nhũng là bản năng, nhưng khi con vượn người trở thành con người, nó không thể mang tất cả những đặc trưng mang tính dã thú làm thành đặc trưng cho tính con người được.
Xã hội loài người có 1 đòi hỏi khắt khe là để tiến hóa, nhiều khi những bản năng xúc vật của những cá thể trong xã hội, phải được văn minh hóa bằng những qui định, ràng buộc thuận với qui luật sinh tồn, nhưng văn minh hơn, đảm bảo tính bền vững của xã hội loài người, như 1 lợi ích chung nhất. Nếu qui định, đi ngược hoàn toàn với qui luật sinh tồn, qui luật tiến hóa của loài người, thì qui định này bao giờ cũng thất bại.
Điều kiện tiên quyết để 1 điều luật, 1 qui định được mọi thành viên xã hội tôn trọng, thực thi là điều luật, qui định này phải thuận với qui luật sinh tồn của thiên nhiên, tạo hóa.
Thí dụ cho sự thất bại của qui định trái hoàn toàn với qui luật tiến hóa của con người là việc chống CN cá nhân của lý thuyết Mac Lênin.
Thí dụ cho nguyên tắc văn minh của xã hội văn minh áp đặt lên luật di truyền của tạo hóa là qui định 1 vợ, 1 chồng.
1.4 Ta lấy thí dụ về qui luật di truyền.
Theo qui luật di truyền, thì con đực, có nhiệm vụ được tạo hóa giao cho, là phải di truyền lại bộ gen của mình một cách tối đa, gây giống tối đa.
Nghĩa là, đối với loài người, đàn ông phải thụ tinh trên số lượng đàn bà nhiều nhất, có thể được, để duy trì bộ gen của mình.
Sự ghen tuông nẩy sinh, giữa các đàn ông của 1 cộng đồng loài người, một bộ tộc, đã gây ra những chém giết có thể gây tuyệt chủng chính bộ tộc đó.
Như vậy, sự bền vững của 1 xã hội loài người, trường hợp này là 1 bộ tộc, lại bị chính 1 qui luật có tính cơ bản nhất của thiên nhiên: qui luật di truyền, gây cản trở.
Các xã hội loài người văn minh đã tìm ra 1 dung hòa tuyệt vời : Luật 1 vợ, 1 chồng.
Luật này vẫn đảm bảo qui luật duy truyền mà tự nhiên đòi hỏi, lại văn minh hóa qui luật này.
Luật này đã giải quyết mâu thuẫn nẩy sinh giữa các cá thể có xung khắc.
Khi các qui tắc chung của Xã hội được tôn trọng, mọi người cùng chung sức xây dựng xã hội của mình.
Qua thí dụ trên, ta thấy: 1 xã hội, 1 nhà nước,... những sản phẩm nhân tạo do 1 cộng đồng, 1 bộ tôc con người tạo ra..., có thể có những đòi hỏi không hoàn toàn khớp với những ngộ nhận ban đầu của con người về những qui luật của tạo hóa.
1.5 . Chống chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với qui luật tiến hóa của tạo hóa.
CN Mác Lênin cho rằng giai cấp vô sản sẽ là giai cấp đoạt quyền lãnh đạo của giai cấp tư sản qua cách mạng XHCN toàn cầu, và xây dựng 1 xã hội cộng sản văn minh, trong đó không có khái niệm tài sản tư nhân, tất cả đều công hữu.
Tự chung lại, CN Mác Lênin lý luận như sau : Khi đã đoạt được quyền lãnh đạo, giai cấp vô sản sẽ quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của giai cấp tư bản. Như vậy, khác hẳn những kẻ chiến thắng trong chế độ phong kiến là chiếm đoạt tài sản của kẻ thất bại, trong cách mạng vô sản, không có chiếm đoạt tài sản làm của riêng. Khái niệm công hữu được đưa ra, mà hôm nay ở VN là khái niệm tài sản toàn dân như đất đai,...
Mỗi con người trong xã hội hiện đại là thành quả di truyền của hàng triệu năm tiến hóa. Tính cá nhân trong mỗi 1 con người đã được tạo nên do hình thành từ những cặp gen khác nhau của những con đực, con cái khác nhau. Không ai giống ai cả, do bố và mẹ là những cặp đôi khác nhau. Tính khác biệt của từng cá thể đã trải dài theo thời gian tiến hóa hàng triệu năm, mà đến hôm nay không thể tìm được 2 người giống nhau hoàn toàn về cấu tạo gen cũng như tâm tính.
Như vậy thì tính tham lam và nhũng nhiễu của con người cũng được di truyền hàng triệu năm và khác nhau ở mỗi cá thể riêng biệt.
CN Mác Lênin cho rằng chống chủ nghĩa cá nhân sẽ xây dựng 1 tính cách mới của con người : Không tham lam riêng cho bản thân, không tư lợi cho cá nhân....Mọi thành viên của xã hội cộng sản đều phấn đấu cho mục đích chung CNCS, cho tổng các tài sản công hữu đồi dào để : Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu....
Chống chủ nghĩa cá nhân là tuyên chiến, là gạch bỏ hoàn toàn 1 thuộc tính có tính bản năng, được di truyền qua hàng triệu năm tiến hóa của con người: quyền được dự trữ thức ăn, quyền được lo lắng cho tương lai...những thể hiện của qui luật sinh tồn và qui luật thiên nhiên “tiết kiệm tối đa năng lượng đang có”.
Sự thất bại của việc chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng theo lý thuyết cộng sản, là hiển nhiên và rõ ràng.
1.6 Tính phá hủy xã hội do tham nhũng là ghê gớm, mà ai cũng hiểu được 1 cách không khó khăn lắm.
Chế độ phong kiến hàng nghìn năm không đấu tranh có hiệu quả với tệ tham nhũng ở tầng lớp quan lại phong kiến. Dù rằng luật pháp phong kiến là vô cùng tàn khốc dành cho những kẻ tham nhũng, như chu di cửu tộc, chu di tam tộc, lăng trì, ngũ mã phanh thây.. v..v.. thì tham nhũng vẫn nở rộ, nhất là khi chính quyền phong kiến trung ương suy yếu. Mà ngay cả khi chính quyền trung ương còn mạnh, nếu kẻ tham nhũng khôn khéo, vẫn có thể tạo nên 1 gia tài kếch xù.
Lịch sử của chế độ phong kiến TQ cho chúng ta 1 thí dụ điển hình về tham nhũng : Hoạn quan Hòa Thân đời vua Thanh Càn Long tham nhũng đến độ, khi bị bắt, kiểm kê tài sản của Hòa Thân, tổng giá trị tài sản này to lớn vô cùng tận, vượt mọi tưởng tưởng của con người và bằng 15 năm ngân khố thu thuế của nhà Thanh trên toàn TQ./ xem: Hòa Thân. Wikipedia/
Như vậy, 1 xã hội muốn phát triển, chống tham nhũng phải là 1 trong những ưu tiên của bộ luật dân sự, bộ luật kinh tế, bộ luật nhà nước, bộ luật chính phủ...
Chế độ phong kiến, các chế độ độc tài là những chế độ lạc hậu của loài người, đã đấu tranh không có kết quả với bệnh tham nhũng.
2. Đảng cộng sản VN không chống có kết quả được tham nhũng
Sự độc quyền lãnh đạo của 1 chính đảng như đảng cộng sản VN hôm nay tại VN đã cho phép khẳng định: Chế độ hiện hành vẫn là tiếp tục của chế độ phong kiến đã tồn tại hơn 1000 năm qua tại VN. Thay vì 1 ông vua, ta có BCT ĐCS VN gồm 14 ủy viên. Thay vì tầng lớp quí tộc phong kiến, ta có tầng lớp quí tộc cộng sản. Người dân dưới chế độ cộng sản chỉ có tự do giả tạo, dân chủ trá hình. Thực chất, họ vẫn là những nô lệ đóng thuế è cổ, vẫn là mục tiêu của bóc lột nô lệ bởi tầng lớp quí tộc cộng sản.
Đặc tính độc quyền lãnh đạo của ĐCS VN đã tạo nên cho những quan chức cao cấp 1 vị trí thuận lợi cho tham nhũng. Có quyền hành lớn, không có giám sát và tư pháp công bằng, tham nhũng ở VN nở rộ trong mọi ngành, mọi cấp.
Như vậy phát động 1 phong trào chống tham nhũng chỉ có nghĩa là phát động 1 phong trào làm xáo lộn xã hội mà không chữa tận gốc căn bệnh này.
Những nhân vật tham nhũng có thể bị mất chức, nhưng thay thế vào đấy là những nhân vật sẽ tham nhũng tinh vi hơn, lẩn lách các loại luật nhiều mánh khóe hơn...
Sau đây, ta sẽ xem xét vài nhân vật chính của Chỉnh đảng, chống tham nhũng.
2.1. TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng.
Cho đến 1/10/2012, vị lãnh tụ này không nổi bật lắm. Nhưng những ai quan sát về chính trị đều biết rằng: Đây không phải là 1 nhân vật tầm thường.
Tính không tầm thường thể hiện ở chỗ ông ta rất khôn khéo ẩn mình, bọc quanh mình chiếc vỏ giáo điều Mác Lênin, mà vẫn khẽ khàng leo lên cao đến chức CT Quốc hội VN.
Thế nhưng tính không tầm thường của nhân vật này này còn thể hiện ở câu "Năm qua Biển Đông không có gì lạ".
Đây là 1 nhậy bén chính trị khi nhìn thấy ảnh hưởng của TQ tại đường lối chính trị của Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh,...
Đây là 1 cương lĩnh chính trị, được thực hiện 1 cách nhất quán bởi vị CT QH VN này. Không 1 lần nào QH VN họp về Biển Đông, trong thời kỳ ông ta tại nhiệm.
Có cương lĩnh chính trị hàng phục TQ một cách rõ ràng, mà các ứng cử viên vào chức TBT ĐCS VN khác không có, đã thể hiện bản lãnh hơn người của Nguyễn Phú Trọng.
Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Quang Nghị, Hồ Đức Việt... chỉ nhọc công đấu đá nhau, tranh dành cái nghế TBT, mà cuối cùng Nguyễn Phú Trọng chỗm chệ ngồi vào nghế này.
Nếu những thông tin rằng Nguyễn Phú Trọng đã không tham gia vào 1 vụ tham nhũng nào lớn, là đúng, thì có thể suy ra 1 hệ quả như sau:
Đây là nhân vật có dã tâm rất lớn.
Tay TBT này không phải không muốn tham nhũng mà không thèm tham nhũng những vụ nhỏ.
Không phải ông ta chỉ muốn đứng ở ngôi cả quyền lực 1 nhiệm kỳ, mà đứng ở đây đến hết đời.
Đến lúc tất cả quyền lực vào tay, ông ta sẽ thu lợi lớn.
Là vua, ông ta sẽ có 90 triệu người Việt lao động nô lệ cho lợi tức của nhà Nguyễn Phú Trọng.
Là vua, Nguyễn Phú Trọng sẽ bán dần Hoàng Sa, Trường Sa cho TQ mà hưởng lợi hàng tỷ đô la.
Là vua, cả guồng máy kinh tế của nhà nước VN sẽ cung cấp chi tiêu cho lãnh tụ tối cao Nguyễn Phú Trọng.
Đại diện cho ĐCS VN kiên trì đường lối Mác Lênin, Nguyễn Phú Trọng sẽ là 1 lãnh tụ của khối cộng sản sót lại sau kỷ nguyên sụp đổ của bức tường Bec Linh. Bài giảng về CNXH của Nguyễn Phú Trọng tại Cu Ba nói lên ước vọng này của người cộng sản giáo điều.
Việc triệu tập 1 cách bất thường, khẩn cấp Hội nghị TW 6 khóa 11, sớm hơn kế hoạch 15 ngày, nếu không có lý do xác đáng, thì đây là 1 dấu hiệu muốn quan trọng hóa bản thân mình của Nguyễn Phú Trọng.
Không khí chính trị tại VN trở nên hồi hộp, bất an đã gây cho người dân có 1 cảm giác về tính lãnh tụ của Phú Trọng.
Đây là mục đích mà ông ta muốn.
2.2. CT nước Trương Tấn Sang.
Vị lãnh tụ CS này bắt đầu nổi sáng khi trực tiếp sử lý các công việc của đảng trong cương vị Thường trực Ban bí thư TW đảng.
Ông ta được truyền thông VN nói nhiều đến, sau khi trở thành tác giả của câu nói về bầy sau phá hoại đất nước này.
Ông Trương Tấn Sang cũng làm người hùng hục moi lục tư liệu, bằng chứng về Vinashin hòng cản đường thăng tiến của Nguyễn Tấn Dũng.
Nhưng rồi nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.
Nguyễn Tấn Dũng thoát hiểm, lại còn vẫn ngồi chức Thủ tướng béo bở.
Nguyễn Phú Trọng nằm khểnh chờ "sung TBT" rụng, mà "sung TBT' rụng vào ông ta thật.
Trương Tấn Sang đành chịu chức CT nước, danh to mà thực hão.
Hôm nay cũng vậy, blog QLB tiếng đồn khắp nơi là của Trương Tấn Sang, nhưng ngày mai, khi đã tiệu diệt thành công Nguyễn Tấn Dũng, thì sẽ rơi cái mặt nạ này xuống. Bộ mặt thứ 2 của QLB, bộ mặt thật, là Nguyễn Phú Trọng.
Trương Tấn Sang sẽ lại “bắt tép nuôi cò” 1 lần nữa.
Tuy CT Trương Tấn Sang không phải là người hoàn hảo, mầm mống tham nhũng cũng có trong vụ Năm Cam, nhưng những hi sinh cá nhân to lớn của ông cho lý tưởng Cộng sản cũng đã đem lại cho ông ta một lượng ủng hộ viên nhất định.
Khác với Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang chưa có biểu hiện thần phục TQ một cách lộ liễu.
Nếu tham vọng to lớn của TBT gặp thuận lợi, thì Trương Tấn Sang phải đồng ý với cương vị bù nhìn hoặc phải ra đi.
Trường hợp CT Trương Tấn Sang nhìn ra các nước đi và âm mưu thâm hiểm bên trong của Nguyễn Phú Trọng, mà có mưu kế, bài bản để hóa giải nó, thì cặp đôi này có thể tồn tại lâu dài do phải nương tựa lẫn nhau.
Trong tương lai, nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị hạ bệ thì có thể chúng ta sẽ chứng kiến Nguyễn Phú Trọng làm TBT kiêm Ct nước, phụ trách ít nhất là BNG, BQP và BCA.
Ông Trương Tấn Sang sẽ có thể làm Thủ tướng, thay vị thủ tướng tạm thời nào đấy như Nguyễn Sinh Hùng.
Trong cuộc chiến tương lai , có thể xẩy ra, thì khuyết điểm trong quá khứ của Trương Tấn Sang: bắt tay với Năm Cam, có hành động muốn xâm phạm tình dục với 1 phụ nữ khác... sẽ được Nguyễn Phú Trọng sử dụng.
Ngược lại, là người có thành tích tù tội trong thời chính quyền VNCH, Trương Tấn Sang hơn hẳn Nguyễn Phú Trọng về tinh thần yêu nước, nên ông ta có thể khơi ra điểm yếu là thân TQ của TBT.
2.3 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đặc tính ghen ghét thành công của người khác là 1 đặc tính xấu của con người. Nhất là khi các thành công này có dạng tiền mặt, qui đổi ra hàng triệu đô la.
Nói thẳng ra, Nguyễn Tấn Dũng là đại diện của 1 giai đoạn quá độ khi CNXH thất bại, nhưng ĐCS VN không muốn giải thể, cố nặn ra 1 khái niệm: Kinh tế định hướng XHCN đặt dưới sự lãnh đạo độc quyền của ĐCS VN.
Đây là giai đoạn các đảng viên ĐCS VN tranh thủ làm giầu, tranh thủ biến của công thành của riêng, tranh thủ biến quyền lực thành tiền măt, thành đô la...
Nguyễn Tấn Dũng đã thành công làm giàu cho gia đình và bản thân qua những năm làm Thủ tướng chính phủ CS VN.
Hàng tỷ đô la bị thất thoát từ những đầu tư, dự án của Vinashin, Vinalines... làm hỏa mù cho những triệu, chục triệu đô la tham nhũng.
Thủ tướng đã bị các đồng chí của mình trong BCT ĐCS VN ghen ghét.
Nhà dột từ nóc dột xuống. Hôm nay VN là 1 đất nước mà quan chức người người tham nhũng, cứ có chức dù chỉ là trưởng thông, trưởng làng cũng tham nhũng.
Kể từ khi QLB ra đời, Thủ tướng đã trở thành đích ngắm của rất nhiều trang mạng.
Sinh mạng chính trị của Thủ tướng đã chết một nửa và sự ra đi của Thủ tướng là tiên đoán được.
Thủ tướng muốn giải cứu cho bản thân mình mà quay sang nịnh TQ, đàn áp dân chủ, một nước đi hết sức sai lầm.
Con đường thoát danh dự duy nhất của Nguyễn Tấn Dũng là trở cờ với ĐCS VN, giải tán ĐCS VN và tôn vinh dân chủ, mà mà hạ sách là phải đảo chính.
Làm được điều này thì lịch sử VN sẽ nghi công Thủ tướng và tội tham nhũng sẽ được giảm nhẹ đi.
Kết luận
Chống tham nhũng là 1 quá trình đấu tranh của xã hội loài người nhằm tiến đến văn minh, công bằng.
Đây cũng là cuộc đấu tranh của loài người với chính bản thân mình, nhằm hoàn thiện tính con người trong mỗi cá thể.
Thành công chống tham nhũng của các xã hội Bắc Mỹ và Châu Âu, nhất là Bắc Âu là những gương sáng để các nước có tham nhũng đại trà noi gương phát triển.
Cuộc Chỉnh đảng do TBT Nguyễn Phú Trọng phát động từ tháng 2 nhằm chống tham nhũng, cụ thể là chống Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhằm dành lại cho các đảng viên thân TQ thuộc phe Nhà nước + Đảng những vị trí béo bở hòng làm hậu thuẫn cho chính sách bành trướng của TQ tại Châu Á đã đến hồi kết.
Trong BCT, Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng đã không có được đa số.
Phải đưa kiểm điểm của cả BCT xuống Hội nghị TW 6 khóa 11 đã là thất bại bước đầu của cặp võ sĩ Trọng-Sang.
Họ hi vọng có đa số trong 175 ủy viên TW Đảng CS VN.
Nhưng những ủy viên TW này là ai?
Đa số trong bọn họ cũng là những nhân vật tham nhũng khét tiếng trong các địa phương, ban, bộ... mà họ nắm quyền hành.
Họ cũng là những "Nguyễn Tấn Dũng" tại cơ sở quyền lực của họ.
Hi vọng những người này bỏ phiếu chống Thủ tướng là 1 tính toán sai.
Hi vọng làm trong sạch được ĐCS là hi vọng hão huyền.
Những giáo điều của TBT đã không có ủng hộ.
ĐCS VN đã là 1 chính đảng không có tương lai.
Cương lĩnh của đảng này là hàng phục TQ, tạo điều kiện cho chóp bu cộng sản tham nhũng vô tội vạ... đã đốt đi những cơ hội phát triển đất nước.
Chỉ có dân chủ, đa đảng phái mới mang lại cho VN cơ hội sánh vai với các cường quốc thế giới, cơ hội đòi lại hoàn toàn Trường Sa, Hoàng Sa.
Nếu Thủ tướng không có khuyết điểm, thì các thủ trưởng tham nhũng cấp dưới sẽ noi gương Thủ tướng mà đẩy khuyết điểm đi hướng khác.
Chỉnh đảng đã mất hết động năng và thế năng và trở thành 1 cuộc thanh toán tầm thường do ghen ghét nhau về tài sản.
Ngày mai, những nhân vật chóp bu này sẽ nhìn vào mắt nhau ra sao khi họp BCT?