Oan hồn - Dân Làm Báo

Oan hồn

Lĩnh Nguyên (Danlambao) - Chết là nhắm mắt xuôi tay, Chết là hết là vĩnh viễn ra đi để lại sau lưng những niềm thương nỗi nhớ cho những người thân còn ở lại. Theo quan niệm của người Á Đông “Sống cái nhà thác cái mồ” vì vậy hiện nay có rất nhiều đại gia đã bỏ ra hàng triệu đô la để xây lăng cho mình hay họ chuẩn bị một cổ quan tài bằng gỗ quý đến hàng trăm nghìn đô la. Đó là đối với người đang còn sống họ muốn tự tay lo việc hậu sự của mình. Còn những người đã chết, khi con cháu làm ăn phát đạt thì về xây lăng đắp mộ cho ông bà, cha mẹ, để đến đáp ơn nghĩa sinh thành, chính những quan niệm đó mà hiện nay đã có thành phố Ma nằm bên bờ biển Thuận An thuộc tỉnh Thừa Thiên – Trung phần.

Chính vì những suy tư nầy và đạo hạnh của một con người mà tôi có cơ duyên gặp và trở nên quen thân với nhà văn quân đội đại tá Trần Công Tấn, Ông là một phóng viên chiến trường thời chiến tranh khốc liệt, Ông đi theo bộ đội dọc theo dãy Trường Sơn rồi qua Lào, đặc biệt ông nói tiếng Lào như một người Lào không hơn không kém! Ông kể cho tôi nghe những mãnh đời ngang trái của các anh bộ đội còn non trẻ vừa mới vào chiến trường B, có anh ăn chưa hết gói lương khô thì đã giã từ vũ khí. Ông đã chứng kiến biết bao sự chết chóc trên trận mạc, nói đến đây ông lại thầm nhủ đời là thế đó cháu ạ! Chú Tấn chứng kiến quá nhiều sự tang thương dâu bể, từng sống chết với anh em bộ đội trên chiến trường, từng đi làm phóng sự cho các quan to, nhưng không ai đối xử tệ với cánh nhà báo như ông Lê Duẫn. 

Sau bao nhiêu năm thăng trầm nơi chiến địa, chứng kiến sự chết chóc một cách oan khiên, và sự ra đi quá khắc nghiệt của những người lính trẻ, do chính bàn tay đẫm máu của csvn gây ra. Ông than rằng, cuộc chiến Nam-Bắc của Hoa Kỳ sau khi quân miền Bắc thắng quân đội miền Nam, tướng Robert E. Lee ra lệnh cho quân lính của ông bỏ súng xuống rồi ông đến ôm tướng Ulysses Grant và nói: Trong trận chiến nầy không có kẻ thắng người thua, và họ cùng nhau nắm tay nhau trả lại mối thù về nơi gió cát. Chính vì lòng vị tha và bao dung của một con người biết nhìn xa thấy rộng mà họ đã đưa đất nước Hoa Kỳ có được ngày hôm nay. Nói đến đây ông ngúm một chút rượu chát cùng tôi rồi ông nói tiếp, nhìn người ta như thế nghĩ lại đau xót cho quê hương mình! Tôi hỏi ông nghĩ gì về Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa? ông trả lời có lần đi Dĩ An, ông tình cờ đi ngang qua mà thấy lòng chua xót!

Rồi ông kể cho tôi nghe về nghĩa trang Trường Sơn, một nghĩa trang được nhà nước csvn cho xây dựng nằm trên địa bàn tĩnh Quảng Trị. Đã gần một thập niên sau cái gọi là giải phóng miền Nam để rồi thấy "Ôi xương tan, máu rơi lòng hận thù ngất trời!"

Những người nằm xuống bên kẻ thắng thì bị bỏ rơi và người thua thì mồ mả đã bị cày phá. Vâng! đã 10 năm sau nhà nước csvn mới bắt đầu cho xây dựng nghĩa trang Trường Sơn để quy tụ hài cốt của kẻ thắng được gọi là Liệt Sĩ về nơi chốn thanh bình của miền vĩnh phúc, cũng chẳng tốt lành gì? công việc nầy cốt lỏi của vấn đề chẳng qua để mỵ dân họ gọi là công trình đền ơn đáp nghĩa, trên thực tế biết bao nhiêu bà mẹ anh hùng, vợ liệt sĩ ngày đêm vác đơn đi khiếu kiện vì bị nhà nước chiếm đoạt đất đai ruộng vườn của họ và rồi cái gì đến cũng phải đến! Trong lúc chuẩn bị làm lễ khánh thành, công trình vẫn chưa hoàn tất, nhưng cũng phải tiến hành để mời các vị tai to mặt lớn từ Hà Nội và đại diện các đơn vị cũng như quan chức đứng đầu các tĩnh về tham dự, có làm như thế thì công trình mới được nhiệm thu để giải ngân, lúc đó các quan đến tham dự mới có phong bì! 

Phần nghi lễ, nào ảnh bác Hồ, nào cờ bay, cán lọng được trang hoàng một cách "hoành tráng", tự nhiên một trận cuồng phong nỗi lên mà người dân Quảng Trị thường gọi là gió Lào thổi bay tung tóe, di ảnh ông Hồ bị gió cuốn lên không trung rồi rơi xuống đất, kính bể nát thành từng mãnh nhỏ, cờ lọng, bàn ghế có cái bị gió thổi cuốn đi xa cả hàng trăm mét! Quan to, quan nhỏ bỏ chạy trối sống bán chết giữa cảnh núi rừng Trường Sơn. Nói đến đây tôi chợt nhớ bài thơ Chiêu Hồn Tử Sĩ của Cụ Nguyễn Du.

…Nào những kẻ bày binh bố trận 
Vâng mệnh sai lĩnh ấn nguyên nhung 
Gió mưa thét rống đùng đùng 
Phơi thây trăm họ làm công một người 

Khi thất thế cung rơi tên lạc 
Bãi sa trường thịt nát máu trôi 
Bơ vơ góc bể chân trời 
Bó thân da ngựa biết vùi vào đâu 

Trời xâm xẩm mưa gào gió thét 
Khí âm ngưng mù mịt trước sau 
Năm năm sương nắng dãi dầu 
Còn đâu tế tự, còn đâu chưng thường…

Phải chăng những oan hồn nầy đã đập nát di ảnh của ông Hồ để nói lên những oan ức đồng thời cảnh tỉnh những người còn sống rằng chính vì ông Hồ mà chúng tôi đã chết oan một cách tức tưởi.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo