Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Nếu phấn đấu chức quyền là một việc khó, giữ được chức quyền còn khó hơn, thì dám từ bỏ chức vụ mới thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước” (Ngày 1/11 vừa rồi tại hội trường Quốc Hội - ĐB Đỗ Văn Đương đề xuất mở cuộc vận động từ chức: Trước hết là với các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng. ĐB/QH này nhấn mạnh như vậy) (vietnamnet.vn).
Cũng trong phiên họp này cử tri nhân dân từ lâu lắm rồi mới nghe được một lời đề nghị có hàm lượng “chất xám cao” nhân danh QH:
Theo đại biểu Trần Đình Nhã (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội: “Quốc hội nên quyết định thành lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng, nếu không điều tra tất cả thì cũng tập trung vào 3 tội danh: Tham ô, hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Cơ quan này độc lập do Quốc hội lập ra, báo cáo công tác trước Quốc hội” (vietnamnet.vn). Điều này cho toàn dân thấy: Tham nhũng đã tiến đến giai đoạn liên kết khối lượng “rắn” đậm đặc, có tổ chức, đe dọa sự sống còn của cả Dân Tộc.
Tham nhũng, từ ngữ trở nên quen thuộc ngang bằng với từ Toilet hay WC nhưng hai cụm từ sau thì nó phổ biến đến tận những người dân nhèo nhất của xã hội. Chỉ riêng cụm từ “tham nhũng” nó là “tham hiệu, đặc chủng” không dành riêng cho tất cả mọi người.
Ai THAM – Ai NHŨNG?
Câu hỏi không khó để bất cứ ai phải ngập ngừng – (Nghị sự “chống tham nhũng” ngày 1/11 vừa rồi tại hội trường, các ĐB/QH thay nhau tranh luận như mổ bò về vấn đề này).
Chắc chắn là 85 triệu đồng bào nhân dân trên “răng” dưới “dế” chúng ta chẳng có bất cứ điều kiện nào để “được” tham nhũng. Có điều mai mỉa ngẩm thấy cũng vui vui, 100% chỉ có đảng viên CS có chức có quyền của chế độ “nhà nước, đảng” này mới có đủ điều kiện “tham nhũng”, mà QH thì đang tìm ra các giải pháp để chống lại, nhưng oái oăm là diệt trừ tham nhũng thì cũng như vô tình hay cố ý muốn “ám sát” đảng CSVN??.
Sao lại là “ám sát” đảng “ta”? Tưởng như vô lý, nhưng thực tế có cơ sở chứng minh, bởi vì cái lý tưởng CS/XHCN tới thời điểm này tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới nó như ánh “tà dương” thoi thóp chút ánh sáng hiu hắt cuối cùng. Nhân loại đã và đang chứng minh rõ ràng đó là một thứ chủ nghĩa “ảo vọng” đã gây nên rất nhiều máu và nước mắt cho nhân loại chứ không thể mang đến phồn vinh như cái lý thuyết bịp bợm hào nhoáng tuyên truyền của chính nó, vì vậy trên thực tế từ hàng “lãnh đạo” đến đảng viên “cắc ké” CSVN, tất cả họ đều rất rõ bản chất CN/CS, nhưng họ đang cố diễn nhưng vai diễn cuối cùng để vận dụng mọi cơ hội “tham nhũng” kiếm chác một cái gì đó trước khi vở kịch “CNXH là khát vọng của nhân dân ta” hạ màn.
Và lúc này thì chẳng còn tư tưởng Lenin hay chú Bác nào nữa, mà họ cùng tề tựu xung quanh “đảng” câu kết siết chặt thế lực “độc tài toàn trị”, qua đó họ bám vào với cứu cánh duy nhất cho mục đích “tham nhũng” là có cơ hội được “đảng” cất nhắc vào những vị trí “màu mỡ” và che chắn bảo vệ trước pháp luật để “được tham nhũng trong an toàn”. Nó như một sự hổ tương qua lại có lợi cho “cả hai” (tập thể đảng và cá nhân mình) và vì vậy nếu hình thành một cơ chế “diệt được tham nhũng” hiệu quả thì vô hình chung cũng như “ám sát” đảng, bởi khi “tiêu diệt” có hiệu quả tham nhũng mà “đảng” không bảo vệ được thì chẳng còn đảng viên nào cần đến “đảng” nữa, cũng có nghĩa “tham nhũng: Hết, đảng sẽ chết bởi trơ trọi và cô đơn”.
Cái vòng lẫn quẫn hài hước rất buồn cười, mà thực tế nó diễn ra gần đúng như vậy khiến hệ số “minh bạch và tham nhũng” của CHXHCN/VN bao năm rồi vẫn như bất động ở vị trí gần “đội sổ” trên thang điểm công bố của Tổ chức Minh Bạch quốc tế - Ngày 26/10, Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) đã công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) trong đó Việt Nam xếp hạng 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ, với điểm số 2,7/10 (điểm 10 là sạch) (baomoi.com).
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng mọi sự khoa trương “chống tham nhũng” hiện nay cốt chỉ để trấn an dư luận, tất cả sẽ hoài công như “đá ném ao bèo”. Nếu không có một cơ quan chống tham nhũng “đặc biệt” ngoại lệ – độc Lập tuyệt đối – với trách nhiệm chỉ biết trên đầu mình là Tổ Quốc, hai vai là Công Lý và Pháp Luật, với một trái tim “mù lòa và câm điếc” trước mọi áp lực bất cứ từ đâu đến, để kiên định dứt khoát độc lập trong điểu tra, đó mới là những điều kiện cần và tạm đủ cho một cơ quan “chống tham nhũng”. Nhưng rất tiếc, điều này thì không thể, vì chế độ “Ta” là “độc tài toàn trị” đảng CS “anh minh” lãnh đạo hết ráo mọi thứ? Sắp tới Ủy Ban chống tham nhũng do TBT/đảng (người đọc diễn văn bế mạc hội nghị TW đảng “nghẹn ngào, mếu máo” vừa rồi) làm “chủ xị”! mà đảng CSVN có truyền thống sống chết với cái “điều 4 Hiến Pháp” thì chống và đẩy lùi tham nhũng chỉ là “ảo vọng” như chính cái “ảo vọng” CS/XHCN của nó.
Một thực tế (nhà “nước, đảng ta” có thể tổ chức tham quan đối chiếu kiểm tra) tự nó chứng minh rất hùng hồn.
Trong khu vực Asean, những quốc gia tôn trọng nhân quyền, có báo chí tư nhân của người dân tự do xuất bản tham gia ngôn luận với xã hội thì “tham nhũng rất ít” không đáng kể, nhất là rất hiếm có tham nhũng “của công”. Sỡ dĩ nó hiệu quả như vậy là vì nhờ sức mạnh của “tai mắt” công luận cộng đồng tư nhân tiếp sức, chính phủ các quốc gia ấy hóa giải được cái công thức “vàng” của tham nhũng là: Tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin – Đây là công thức mà quốc tế thừa nhận nếu không có nó thì tham nhũng rất khó phát triển. Nhưng nhà nước Cộng Sản Việt Nam hiện nay thì lại đang “chăm bón” nhiệt tình mảnh đất này cho công thức nói trên phát triển, bằng nghị định cấm tuyệt đối mọi hình thức “báo chí tư nhân”?. Sự ngược ngạo “quái dị” so với các láng giềng khu vực khiến thế giới không ngạc nhiên chút nào với kết quả hiện nay là một biển “trầm luân” tham nhũng, đang làm cho nền “kinh tế’ Việt Nam hiện tại như một đống “hỗn độn” mà “thủ lĩnh” là “đồng chí X ” cũng là “đồng minh” trong cái đống “hổ lốn” ấy.
Đáng lưu ý, trong phiên họp QH ngày 1/ 11 Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga nêu ra hàng loạt câu hỏi liên quan án tham nhũng:
“Tại sao các vụ án về trật tự trị an, thời gian càng kéo dài thì càng mở rộng án, đối tượng phát hiện ngày càng nhiều, tính chất phạm tội càng nghiêm trọng, chứng cứ càng được củng cố chặt chẽ, nhưng với án tham nhũng thì ngược lại, càng kéo dài thời gian xử lý càng thu hẹp phạm vi đối tượng, tính chất phạm tội, thay đổi tội danh, tài liệu chứng cứ, thậm chí bị mất theo hướng có lợi cho đối tượng phạm tội, sau đó không còn xử lý được nữa?”
Bà cũng đưa ví dụ về những "lỗi sơ đẳng" mà các điều tra viên mắc trong quá trình điều tra tham nhũng khiến có vụ không đủ căn cứ pháp lý để khởi tố. Tình trạng này, theo bà Nga, "chính là dấu hiệu của tham nhũng trong lực lượng có chức năng chống tham nhũng"..(vietnamnet.vn)
ĐB/QH Đỗ Văn Đương gay gắt nói. Tham nhũng nhiều nhưng phát hiện ít, phát hiện nhiều nhưng xử ít, xử nhẹ, tài sản nhà nước nhân dân thất thoát nhiều nhưng thu hồi về rất ít (vietnamnet.vn).
Thưa nhị vị ĐB/QH, nếu chịu khó lục lại hồ sơ báo chí thì những câu hỏi ấy nó thắp thoáng có trong nhiều vụ án “kinh tế, tài chính ” từ lớn, đến rất lớn mang hình thù “đầu voi đuôi chuột”. Không khó hiểu lắm để chúng ta nghiệm suy: Nếu quí vị là can phạm tội tham ô 100 tỷ đồng mà có người “mớm cung” - cho chọn một trong hai điều kiện:
1)Bị tịch thu toàn bộ tài sản và tử hình;
2) Chỉ còn lại tội tham ô 20 tỷ - phải ói ra 80 tỷ, lấy 20 tỷ trong số này nộp trả lại cho nhà nước, gọi là thành khẩn “khắc phục hậu quả”, án tù giảm xuống còn 5 năm và còn tích lũy 20 tỷ làm vốn sau khi mãn tù (60 tỷ bốc hơi biên mất, phải quên đi trong não trạng) có người hoàn tất hồ sơ, mọi việc cứ trình tự làm theo hướng dẫn từ a đến z ngay cả lời khai trước tòa dù nhớ trước quên sau không khớp hồ sơ cũng được tòa chấp nhận.
Thì liệu quí vị chọn điều kiện nào?
Vì vậy câu hỏi ĐB/QH Đỗ Văn Đương: “phát hiện nhiều nhưng xử ít, xử nhẹ, tài sản thất thoát nhiều nhưng thu hồi ít” nó gần gũi trong trường hợp này. Thậm chí “với án tham nhũng càng kéo dài thời gian xử lý càng thu hẹp phạm vi đối tượng, tính chất phạm tội, thay đổi tội danh, tài liệu chứng cứ, thậm chí bị mất theo hướng có lợi cho đối tượng phạm tội, sau đó không còn xử lý được nữa? ” như của ĐB/ QH Lê Thị Nga nêu ra vẫn có thể diễn ra bình thường bởi một loạt “phù phép” chuyên nghiệp biến hóa tùy theo giá trị “tài chính” hay độ “khó dễ, mắc mớ” của vụ án, nói chung những vụ án “tham nhũng” lớn trong quá khứ nó kết thúc với cái “hậu” êm ái, thường thì đều có bóng dáng băng nhóm “Khổng Minh Gia Cát mafia” quyền lực lớn “thích tham nhũng” ẩn mình đâu đó.
Không giống như kinh nghiệm chống tội phạm “thâm lạm tài sản quốc gia” của các nước Bắc Âu (những nước có chỉ số minh bạch tốt nhất) ngay khi phát hiện tình nghi, can phạm bị khống chế tài sản tức thời và trước tiên bởi một bộ phận chuyên nghiệp “thu hồi tài sản quốc gia” bằng một bản tự nguyện kê khai toàn bộ tài sản rất chi tiết dưới mọi hình thức mà can phạm sở hữu và bị kiểm kê niêm phong tại thời điểm ấy – mọi tài sản khác phát hiện thêm sau đó không có trong bảng kê khai sẽ bị sung công quỷ như vô thừa nhận. Sau quá trình điều tra nếu có tội, ngoài án tù cho can phạm thì tài sản quốc gia bị thâm lạm sẽ thu hồi về cho đầy đủ từ tài sản của can phạm. Nếu vô tội thì tài sản vẫn còn nguyên của đương sự.
Mấu chốt quan trọng là việc kiểm kê tài sản gắt gao ngay tức thời, trước khi điều tra, để tránh tẩu tán tài sản và trách nhiệm này thuộc “bộ phận thu hồi tài sản quốc gia” chứ không phải “điều tra” viên.
Phần lớn án tham nhũng kinh tế tài chính tại VN chúng ta không xem trọng việc này, nếu có, cũng sơ sài chiếu lệ đây chính là kẻ hở nghiệm trọng mà các điều tra viên “tham nhũng” hay cấu kết cùng can phạm tẩu tán tài sản rất lớn chiếm đoạt của nhà nước nhân dân trong quá trình “điều tra”.
Tại các nước văn minh, Pháp Luật hướng dẫn rất chi tiết, việc tìm ra và thu hồi tài sản quốc gia bị chiếm đoạt nó quan trọng ngang bằng với điều tra truy tìm chứng cứ phạm tội.
Các luật gia Việt Nam ước lượng một số rất lớn tài sản nhà nước nhân dân bị “tước đoạt” lần thứ hai trên tay các can phạm trong quá trình điều tra cũng nhiều và quan trọng như lần thứ nhất từ can phạm trực tiếp “ăn cắp” nhưng sự tước đoạt lần thứ hai nó “ngọt ngào” bởi có lợi “hai chiều” cho kẻ tước đoạt và tội phạm. Chỉ có nhân dân là cảm thấy vị đắng nghét.
Cũng trong phiên họp này cử tri nhân dân từ lâu lắm rồi mới nghe được một lời đề nghị có hàm lượng “chất xám cao” nhân danh QH:
Theo đại biểu Trần Đình Nhã (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội: “Quốc hội nên quyết định thành lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng, nếu không điều tra tất cả thì cũng tập trung vào 3 tội danh: Tham ô, hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Cơ quan này độc lập do Quốc hội lập ra, báo cáo công tác trước Quốc hội ”. (vietnamnet.vn)
Đây là mô hình đã có từ rất lâu trong các nghị viện tự do dân chủ, tiên phong là các quốc gia Châu Âu hàng thế kỷ trước.Hôm nay một ĐBQH/CHXHCN/ Việt Nam đề xuất cũng nên coi đó là một sự “can đảm”. Tuy nhiên với “độc tài toàn trị” mà tới đây ngài TBT/đảng đứng đầu bộ phận gọi là “chống tham nhũng ” mà truyền thống “đảng ta” thì không cho phép bất cứ ai, cho dù là Quốc Hội dẫm chân mình, thì lời đề nghị can đảm của đại biểu QH Trần Đình Nhã nói trên chỉ là tiếng kêu lẻ loi của con lạc đà trong sa mạc, chắc chắn là như thế!
Ông ĐBQH Đỗ Văn Đương cũng đề xuất mở cuộc vận động từ chức: “Trước hết là với các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra tham nhũng, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng. “Nếu phấn đấu chức quyền là một việc khó, giữ được chức quyền còn khó hơn, thì dám từ bỏ chức vụ mới thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước”, ĐB này nhấn mạnh như vậy (vietnamnet.vn).
Không biết “đồng chí X” của “nhà nước, đảng ta” có muốn mình là một “anh hùng” để có lợi cho dân cho nước như vị ĐBQH này gợi ý không? Hay bị nhiều cái “ung” hành hạ, nó trói chân tay nên phải ngậm tăm với cái “tiểu nhân”?