Trở lại Điện Biên - Bài 2: Của các nhà khoa học Ba Lan đấy! - Dân Làm Báo

Trở lại Điện Biên - Bài 2: Của các nhà khoa học Ba Lan đấy!

Nguyễn Văn Khải/Ông già Ozôn (Danlambao) - Đợt bồi dưỡng “Thí nghiệm Vật lí hiện đại trong trường phổ thông” cho 100 trường THPT của Sở GDĐT Hà Nội vừa chấm dứt. Tôi lại gấp rút cùng học trò chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm để lên các tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Bắc. Trước hết, tôi trở lại Lào Cai trong ba ngày để hướng dẫn giáo viên và học sinh trường chuyên Lào Cai và một số giáo viên các trường khác làm lấy dụng cụ, linh kiện cho các bài thí nghiệm về nhiệt-điện-từ-quang lượng tử.

Ngay phút đầu tiên bước vào lớp tôi đã bị một gáo nước lạnh dội vào gáy: hầu hết các đồng hồ đo điện chỉ thị bằng kim hoặc hiện số mà trường đã mua hai đợt, có loại giá tới 800.000đ/cái đều bị hỏng hết. May sao những đồng hồ hiện số tôi đã giúp trường mua với giá 60.000đ/cái từ năm 2001 vẫn hoạt động tốt - loại đồng hồ này đang được bán rẻ đi vì ít người mua nên ở chợ Giời Hà Nội giá 50.000đ/cái. Cùng với số đồng hồ tôi mang lên đủ để 25 nhóm thí nghiệm một lúc. Giống như ở Hà Nội nhiều thầy cô thật thà nói với tôi: 

“Chúng em được học về pin nhiệt điện nhưng chưa nhìn thấy nó lần nào”, “Chỉnh lưu dòng điện hai chiều thành một chiều là hiện tượng rất phổ biến trong cuộc sống, được dùng trong rất nhiều thiết bị điện nhưng cả mấy năm học trong trường Đại học cũng như từ khi ra dạy đã gần ba mươi năm bây giờ em mới nhìn thấy điot chỉnh lưu, được dùng nó để tạo mạch cầu chỉnh lưu”.

Một giáo viên tỏ ra bực tức: “Chả hiểu mấy ông biên soạn chương trình thế nào lại đẩy bài chỉnh lưu dòng điện xoay chiều sang bên kĩ thuật công nghiệp. Dạy vật lí mà không dạy chỉnh lưu thì dạy cái gì. May là em cũng không biết cái diode chỉnh lưu đó là gì nên đỡ phải dạy mò”.

Do có 25 cặp nhiệt điện nên đủ để 23 nhóm thực hành. Tôi cho so sánh kết quả đo khi dùng các cặp nhiệt điện ấy của Ba Lan dài 1,2m và của Hungari có vỏ bọc là hợp kim dài 25cm và của Trung Quốc dài 15cm chỉ đo được tới 150 độ C. Rất mừng là những câu hỏi tôi đưa ra đã được các cháu tranh nhau trả lời. Thích nhất là các cháu biết rằng: nếu dùng cặp nhiệt điện càng dài và độ lạnh được giữ ở một nhiệt độ cố định như nước đá đang tan. Thì kết quả đo càng chính xác. Các giáo viên hỏi có thể mua được chúng ở đâu. Do còn giảng nhiều nên tôi chỉ trả lời ngắn gọn: “Của các nhà khoa học Ba Lan cho đấy”

Thí nghiệm về pin nhiệt điện-dùng cặp nhiệt điện của Ba Lan mang về Việt Nam từ 1985

Sau khi bât công tắc điện tôi đưa tay vào giữa một nguồn sáng màu xanh và một vật có che nhựa trắng,còi bỗng rú lên.Tôi rút tay lên còi không kêu nữa,một học trò nhanh nhẩu nói: “Máy báo động bằng ánh sáng đấy mà!” Tôi hỏi về nguyên lí hoạt động của máy ,học sinh này cười bẽn lẽn,tôi liền giảng về quang trở ,cấu tạo,nguyên lí hoạt động,phạm vi ứng dụng.Vật đã rơi tự do thì ở đâu cũng rơi THPT chuyên Lào Cai và nhiều trường khác đều lắp được đèn LED 1,8W được tạo từ các LED có công suất 0,06W dùng nguồn 12V và công tắc quang-khi có ánh sáng dọi tới nhiều đèn tắt,trời càng tối,đèn càng sáng.Các thầy cô lại hỏi để định mua cho trường quang trở để làm thí nghiệm với học sinh,tôi trả lời: “Loại rẻ tiền,loại chất lượng thấp đang bán rất nhiều ở chợ Giời-Hà Nội,Sài Gòn,còn loại cao cấp có thể làm lạnh bằng ni tơ lỏng hoặc hê-li lỏng là của các nhà khoa học Ba Lan đấy”

Thí nghiệm hệ chiếu sáng gồm: công tắc quang và đèn LED do thầy trò Lào Cai tự lắp.

Thú vị nhất là khi các thầy trò làm thí nghiệm về pin mặt trời: đo các thông số quang điện của pin. Tùy theo thời điểm lúc thì phải chạy đến chỗ có ánh nắng mặt trời, lúc thì phải vào trong râm. Người ghi kết quả, người hỏi kết quả làm rộn rã cả một khu trường. Không gì vui bằng học sinh nạp điện từ pin mặt trời vào ắc quy, sau đó dùng công tắc quang để làm sáng đèn LED. Rất nhiều học sinh tỏ rõ niềm vui của mình: “Có thể dùng điện mặt trời, điện gió, đặc biệt là thủy điện mini đặt bên dòng suối chảy gần nhà để thắp sáng đèn LED cho mọi người. Với giá thành rất thấp do tự lắp lấy các mạch điện và đèn LED". Mọi người lại hỏi có thể mua được chúng ở đâu? Tôi cười: “Hãy đem mận Tam Hoa, ray cải Mèo… đổi lấy đôla rồi mua linh kiện, kể cả từ Mỹ đều có thể thực hiện dễ dàng”.

Các đồ thí nghiệm tôi đã dùng hôm ấy được mang về từ Ba Lan vào tối 27 tết năm 1985. Xe comangca của đơn vị đến sân bay Nội Bài đưa tôi về Viện kỹ thuật quân sự cất đồ thí nghiệm xong, tôi chỉ mang có hai cái áo trẻ em về nhà: một cho con của đại úy Phạm Đình Huấn, nhân viên của phòng tôi phụ trách, cái thứ hai cho con trai tôi. Thế nhưng đến mồng ba tết ở tường nhà vệ sinh đã có dòng chữ: “Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải mang danh khoa học đậy nghề đi buôn”….

Ngài đại sứ Ba Lan gặp gỡ các cựu nghiên cúư sinh Việt Nam ở Ba Lan nhân dịp quốc khánh Ba Lan - 09-11-2012

Hai năm sau, tôi chuyển nghành, mang theo những đồ không ai cần dùng theo. Từ đó các trường phổ thông từ Lào Cai, Hà Giang tới Cà Mau, Lâm Đồng được làm những bài thí nghiệm mà không giáo viên nào có thể làm được dù đây là yếu tối cần và đủ trong giảng dạy môn Vật lí. Theo kế hoạch đã định của sở giáo dục đào tạo Điện Biên, ban giám hiệu trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, chiều mồng 7/11/2012 tôi sẽ bắt đầu lên lớp từ 1h30’ chiều. Do bị lầy lội, tắc đường núi, mãi tới 4h42’ chiều tôi mới bước vào lớp còn học sinh thì không chịu về dù đã 19h30’. Tất cả thầy trò chuyên lý đều đề nghị tôi tiếp tục hưóng dẫn họ làm thí nghiệm điện quang mà máy đo các thông số quang điện đều được dùng ở Việt Nam từ hai mươi bảy năm về trước. Còn ở Điện Biên mới được mười một năm. Ba giờ sáng 17/03/2001 theo lời mời của giám đốc sở giáo dục Lai Châu tôi đã có mặt ở Điện Biên. Sau 13 lần xuống xe, đẩy xe chở đày đồ thí nghiệm lội đường lầy. Một trăm năm mươi học sinh và giáo viên của các trường trong tỉnh đã tới thực hành thí nghiệm bằng các đồ thí nghiệm tôi mang đến.

Giống như đối với các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, sau hai giờ rưỡi hướng dẫn thí nghiệm tôi đọc năm đề thi vật lý quốc tế, do giáo sư Đàm Trung Đồn đưa cho tôi, để các cháu giải. Sau nửa tiếng các cháu giải được bốn bài gần như trọn vẹn. Một số đồ dùng thí nghiệm mà tôi lại đem trở lại dạy ở Điện Biên lần này là quà của các nhà khoa học Ba Lan đã công tác tại học viện quân sự Vacsava, Đại học bách khoa Vacsava, Đại học tổng hợp Vacsava, Viện vật lí thuộc viện hàn lâm khoa học Ba Lan trao tặng tôi vì họ muốn có người Việt Nam sang làm việc với họ như tôi đã làm với họ.

Giáo viên THPT Hà Nội làm thí nghiệm về pin mặt trời

Nguyễn Văn Khải/Ông già Ozôn


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo