Phạm Trần - Chính sách Ngoại giao Tắc Kè thay đổi mầu sắc tùy hoàn cảnh, ỡm ờ,
theo đuôi, cửa hậu của Nhà nước Việt Nam đối với Trung cộng từ bấy lâu
nay đã phải trả giá quá đắt với tấm Hộ Chiếu có in hình Lưỡi Bò xác nhận
chủ quyền của Bắc Kinh trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chuyện này được Trung tá Trần Việt Huynh - đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lào Cai xác nhận: “Từ ngày 11.11 đến ngày 23.11, Bộ đội biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã phát hiện hơn 100 hộ chiếu Trung Quốc in hình lưỡi bò. Sau khi tham dự khóa tập huấn nhanh của Bộ Tư lệnh vào ngày 14.11, từ đúng 7h sáng ngày 15.11, biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã thực hiện việc cấp đổi thị thực rời với những công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu có in đường lưỡi bò.” (Báo Sài Gòn Tiếp thị, ngày 25.11.2012)
Theo Tân Hoa Xã của Trung Cộng (Xinhua News Agency), Hộ Chiếu mới được phát hành từ ngày 15/5/2012, nhưng mãi 6 tháng sau Việt Nam mới biết. Không ai biết có thêm bao nhiêu triệu Hộ Chiếu mới loại này đã được cấp ra, sau số 6 triệu cuốn đầu tiên có giá trị trong 10 năm.
Bằng chứng “biết chậm” của Chính phủ Việt Nam được xác nhận trong thông tin ngày 22/11/2012, theo đó: “Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối việc Trung Quốc in hình bản đồ nước này bao gồm đường đứt đoạn (Chú tích: hay còn được gọi là đường 9 đoạn có hình giống lưỡi Bò) trên hộ chiếu phổ thông điện tử.”
Cũng chỉ vào ngày 22/11/2012, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị mới có phản ứng khi được hỏi. Nghị nói: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.”
Phản ứng này cũng giống như hàng trăm phản ứng trước đây của Việt Nam mỗi khi có tin về các hoạt động mới của Trung cộng ở Biển Đông, đặc biệt trong vùng quần đảo Hoàng Sa, đã bị Bắc Kinh chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1974, hay tại Trường Sa, nơi quân Tầu đã chiếm mất 8 đảo đá ngầm từ tay Việt Nam sau trận hải chiến ngày 14/03/1988.
Mặc cho phía Việt Nam xác nhận chủ quyền, Trung cộng tiếp tục lấn chiếm và bành trướng lãnh thổ bằng quyết định lập thành phố Tam Sa ngày 24/07/2012 gồm Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (vùng Bãi Cỏ Rong, hay bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough mà Trung cộng có tranh chấp với Phi Luật Tân).
Trước đó vào cuối tháng 6/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC) đã công khai gọi đấu thầu quốc tế tìm dầu tại 9 lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam giữa Trường Sa và đất liền.
CNOOC còn loan báo vào ngày 18/10/2012 là họ đang khai thác thành công tại 2 giếng dầu Weizhou11-2 và Weizhou 6-9/6-10 (Vi Châu 11-2, Vi Châu 6-9/6-10) trong vùng Vịnh Bắc Bộ mà Trung cộng đã lấn chiếm phần hơn của Việt Nam, trong khi hai nước Việt-Trung vẫn chưa thương thuyết xong kế họach hợp tác.
(Chú thích: Theo tài liệu của Quỹ nghiên cứu Biển Đông (Việt Nam) cho biết: Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và cách Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Mỗi Hải lý dài 1,852 mét.)
Ngoài ra, Bắc Kinh còn tổ chức du lịch Tam Sa; thiết lập các trạm nghiên cứu khí tượng; thăm dò đáy biển; tăng cường lực lương phòng thủ nổi; tân tạo các tầu hải quân thành lực lượng Hải Giám (Giám sát biển) có võ trang để bảo vệ hàng ngàn tầu đánh cá của Trung cộng tự do đánh bắt sâu vào vùng biển của Việt Nam, kể cả vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
Theo tác giả Sơn Minh của báo điện tử Sống Mới ngày 9/11/2012 thì hãng Reuters của Anh loan tin: “Trước thềm Đại hội Đảng Trung Quốc (khai mạc ngày 8/11/2012), Tân Hoa Xã đã đưa tin nhóm học giả Trung (Quốc)- Đài (Loan) đang tìm cách hợp thức hóa “đường lưỡi bò” trong vòng một năm tới để dùng làm chứng cứ tuyên bố chủ quyền bao trùm Biển Đông mà Bắc Kinh vẫn đang duy trì trong hàng thập kỷ qua.”
ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG SỢ AI?
Trong khi tham vọng của Trung cộng ở Biển Đông đã rõ như thế nhưng chỉ có 5 ngày sau khi CNOOC công bố (18/10/2012) việc sản xuất số lượng lớn dầu tìm thấy trong Vịnh Bắc Bộ thì Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung cộng Mạnh Kiến Trụ tại Hà Nội vào ngày 24/10/2012.
Theo bài viết của báo điện tử đảng CSVN Mạnh Kiến Trụ đã nói với ông Trọng rằng: “Vấn đề Nam Hải (Biển Đông) không phải là toàn bộ của quan hệ Trung – Việt, nhưng xử lý không thỏa đáng sẽ ảnh hướng đến toàn cục của quan hệ hai nước.”
Và ông Trọng đã đáp lại rằng: “Tình hữu nghị truyền thống hai nước Việt Nam – Trung Quốc nồng thắm. Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi không quên sự giúp đỡ quý báu, chân thành của Trung Quốc dành cho Việt Nam lâu nay. Việt Nam sẵn sàng duy trì giao lưu cấp cao với Trung Quốc, tăng cường sự tin cậy chính trị, tăng cường đoàn kết và hợp tác, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển thông qua hiệp thương hữu nghị trên tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Nhưng hành động của Trung cộng ở Biển Đông, ngay trong vùng vịnh Bắc Bộ và trên đất liền trong lãnh thổ Việt Nam không có gì là “đồng chí và anh em” với Việt Nam như ai cũng thấy. Vậy tại sao ông Trọng vẫn phải nói những câu chữ mang ơn và van xin với Mạnh Kiến Trụ ngay trong lúc CNOOC đang rút dầu của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ?
Chẳng lẽ trong cương vị cầm quyền mà ông Trọng không cảm thấy nỗi đau nhục nhã này của dân tộc hay sao, hay cái lưỡi của ông đã cứng đơ trước mặt họ Mạnh?
Ông Trọng không chỉ làm có thế mà còn “xanh mặt” cả với lãnh đạo mới của Trung cộng, ngay sau khi ông Tập Cận Bình được Đại hội đảng Cộng sản kỳ 18 bầu vào chức Tổng Bí thư đảng ngày 14/11 (2012).
Sự lệ thuộc của đảng CSVN vào Trung cộng được thể hiện rõ nét trong chuyến đi sang Bắc Kinh của Ủy viên Trung ương đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Hoàng Bình Quân với nhiệm vụ duy nhất là “chúc mừng thành công của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc”, theo tin của Việt Nam Thông Tấn Xã (VNTTX).
VNTTX cho biết ông Hoàng Bình Quân đã được Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung cộng Lưu Vân Sơn tiếp tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 17/11/2012.
Ông Hoàng Bình Quân đã nói với ông Lưu Vân Sơn rằng: “Những người đồng chí, anh em, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất vui mừng trước thành công tốt đẹp của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, mở ra giai đoạn phát triển mới trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc... khẳng định ảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc; mong muốn hai bên cùng nỗ lực tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lên tầm cao mới; đồng thời giải quyết thỏa đáng những vẫn đề còn tồn tại, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.”
Khi ông Quân nói với Lưu Vân Sơn những điều thắm thiết tình nghĩa như thế thì đâu biết rằng tấm Hộ chiếu Lưỡi Bò của Trung cộng đơn phương dành chủ quyền từ 80 đến 85% diện tích Biển Đông đã âm thầm được người Tầu Bắc Kinh mang đi khắp nơi trên thế giới?
Nhưng những tấm bản đồ có in hình Thành phố Tam Sa của Trung cộng thì đã bay đi khắp các tuyến du lịch của thế giới từ năm 2011 mà Việt Nam không hề lên tiếng phản đối. Thậm chí những quảng cáo du lịch này đã tấp nập đi vào Việt Nam và được trao tận tay cho các hãng du lịch Việt Nam tại Sài Gòn từ lâu mà có thấy ai nói gì đâu?
Nhưng không phải chỉ có phía đảng mới có thái độ qụy lụy Trung Cộng như thế. Ngay đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng phải tự chế đến xấu hổ với thế giới trước sự có mặt của Thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo tại Hội nghị cấp cao các nước Đông Nam Á mới chấm dứt ngày 20/11/2012 tại Nam Vang, Cao Miên.
Trái với lập trường kiên quyết và đúng đắn của Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino III công khai lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ để chống lại âm mưu “nối giáo” cho Trung cộng của Thủ tướng Cao Miên Hun Sen, phái đoàn Việt Nam do ông Dũng cầm đầu đã “không dám nói công khai đến nửa lời” để bác bỏ lập luận một chiều của Hun Sen cho rằng đã có “sự đồng thuận của khối ASEAN không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”, theo đúng như ý muốn của Bắc Kinh.
Sự im lặng đến nhục nhã của phái đoàn Việt Nam ngay trong phòng họp của khối 10 nước ASEAN với phái đoàn Nhật Bản ngày 19/11/2011 đã khiến cho phía Phi Luật Tân phải tiết lộ với báo chí rằng Việt Nam chính là nước thứ 2 trong số 10 quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á ủng hộ việc “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông!
Trong tất cả các bài phỏng vấn chính thức ông Phạm Bình Minh của báo chí Nhà nước Việt Nam, không có bài nào ghi lời tuyên bố “tự phát” của ông nói rằng Việt Nam “muốn quốc tế hóa Biển Đông”.
Ông Minh chỉ được phóng viên Quốc Việt của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Á Châu Tự Do (Radio Free Asia) phỏng vấn và ông đã trả lời như sau:
Quốc Việt: Thưa Ngoại trưởng, Campuchia cho biết không quốc tế hóa biển Đông. Philippines phản đối, còn quan điểm Việt Nam thế nào?
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh: Không, làm gì không quốc tế hóa. Chẳng có vấn đề đó.”
(RFA 21/11/2012)
Vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người theo dõi Hội nghị ở Nam Vang không phải ở chỗ Việt Nam “đồng ý” hay “không đồng ý” quốc tế hóa Biển Đông mà tại sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh không tự mình công khai nói ra lập trường của Việt Nam như phái đoàn Phi Luật Tân đã làm?
Chẳng nhẽ sự có mặt của ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung cộng đã làm cho phái đoàn Việt Nam khớp họng, hay các đại biểu của Việt Nam đã không dám ăn dám nói như người Phi Luật Tân trước mặt người Trung Hoa?
Cái gì đã làm cho hai ông Dũng và Minh lấn cấn đến mất danh dự của Việt Nam như thế mới là điều ai cũng muốn biết?
Thái độ của Việt Nam ở Nam Vang cũng ỡm ờ như chuyện cứ để cho người Trung Hoa mang Hộ chiếu có in hình Lưỡi Bò mang theo vào Việt Nam, dù không đóng dầu thị thực cho vào trên Hộ chiếu này mà đóng dấu trên một giấy cho nhập cảnh riêng.
Vậy đối với các Hộ chiếu Ngoại Giao hay các phái đoàn chính thức của người Trung Hoa có in hình Lưỡi Bò sẽ vào Việt Nam mà không cần phải có dấu thị thực khi đến sân bay hay cửa khẩu thì sao?
Những người mang Hộ chiếu loại này không ít và sẽ thường xuyên kéo dài từ năm này qua năm khác thì phía Việt Nam sẽ đối phó ra sao đây?
Thế rồi khi người Trung Hoa mang Hộ chiếu này đi đến các nước khác trong khối ASEAN không có tranh chấp chủ quyền “trực tiếp” với Trung Cộng như Tân Gia Ba, Thái Lan, Lào, Miến Điện và Cao Miên thì hình Lưỡi Bò có bị phủ nhận không?
Nếu các nước này cứ đóng dấu cho nhập cảnh thì các nước có tranh chấp nhiều với Trung Cộng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, hay ít như Brunei và Nam Dương sẽ có thái độ như thế nào?
Trong khi chuyện Hộ chiếu Lưỡi Bò còn dài thì ta hãy chú ý đến chuyện mang tinh thần “qụy lụy” Trung cộng khác của phe Quân đội CSVN do Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đại diện.
Theo tin Quân sự Bộ Quốc phòng Việt Nam thì: “Chiều 28/11 (2012), tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp thân mật Thiếu tướng Vương Tây Hân, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc làm trưởng đoàn, sang tham quan, nghiên cứu thực tế tại Việt Nam đến chào xã giao.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhiệt liệt chào mừng Thiếu tướng Vương Tây Hân và đoàn sang thăm, làm việc tại Việt Nam; đánh giá cao kết quả Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Thông tín viên Nguyễn Anh Phương/Thông tấn Quân sự viết: “Bộ trưởng Phùng Quang Thanh giới thiệu khái quát những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam thời gian qua; quan hệ quốc phòng giữa hai nước ngày càng phát triển; bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.)
Thế rồi, không hiểu ai xúi bẩy mà ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh lại “nổi hứng”: “Khẳng định, chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ của Việt Nam: Việt Nam không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác; chúc chuyến thăm của đoàn thành công tốt đẹp.”
Vẫn theo tin của Thông tín viên Nguyễn Anh Phương thì Thiếu tướng Vương Tây Hân không hứa hẹn gì mà chỉ “cảm ơn Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian tiếp đoàn; giới thiệu khái quát Đại học Quốc phòng Trung Quốc; thông báo kết quả làm việc với Học viện Quốc phòng Việt Nam về công tác đào tạo; thăm Sư đoàn Sao Vàng” và “bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ cử nhiều cán bộ sang học tập, nghiên cứu, trao đổi tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc.”
Thật cắc cớ hết chỗ nói. Trung Cộng đã muốn “bóp cổ” Việt Nam đến ngộp hơi chết yểu với đòn chí tử Hộ chiếu Lưỡi Bò và thu vén dầu khí ở Biển Đông mà tướng Phùng Quan Thanh vẫn mơ ngủ trong cơn mê sảng với 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt.
Ông còn “tự dưng” lại chỉ dám “quốc phòng hòa bình, tự vệ” và cam kết với người thấp hơn mình mấy bậc mang quân hàm là “Thiếu tướng” Vương Tây Hân “không liên minh quân sự” và “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự” hoặc “sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác” thì có bẽ bàng cho Quân đội Nhân dân lắm không?
Chuyện “Đại tướng” Phùng Quang Thanh “yếu đuối” trước một viên “Thiếu tướng” Tầu không ngang hàng có nên so sánh với sự “nể nang cho phải đạo” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng Bí thư Tập Cận Bình của Trung Cộng, hoặc “sự nhút nhát” đến đờ người ra của hai ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Bình Minh trước mặt Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo ở Nam Vang?
Hay tất cả những “nét đặc sắc” này của lãnh đạo Việt Nam nên được tổng hợp lại thành một “trang sử mới” để làm tốt hơn mối giao hảo truyền thống “vừa là đồng chí vừa là anh em” của hai nước Việt-Trung trong thời đại vừa được mở ra bởi tấm Hộ chiếu hình Lưỡi Bò?
(11/012)
Chuyện này được Trung tá Trần Việt Huynh - đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lào Cai xác nhận: “Từ ngày 11.11 đến ngày 23.11, Bộ đội biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã phát hiện hơn 100 hộ chiếu Trung Quốc in hình lưỡi bò. Sau khi tham dự khóa tập huấn nhanh của Bộ Tư lệnh vào ngày 14.11, từ đúng 7h sáng ngày 15.11, biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã thực hiện việc cấp đổi thị thực rời với những công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu có in đường lưỡi bò.” (Báo Sài Gòn Tiếp thị, ngày 25.11.2012)
Theo Tân Hoa Xã của Trung Cộng (Xinhua News Agency), Hộ Chiếu mới được phát hành từ ngày 15/5/2012, nhưng mãi 6 tháng sau Việt Nam mới biết. Không ai biết có thêm bao nhiêu triệu Hộ Chiếu mới loại này đã được cấp ra, sau số 6 triệu cuốn đầu tiên có giá trị trong 10 năm.
Bằng chứng “biết chậm” của Chính phủ Việt Nam được xác nhận trong thông tin ngày 22/11/2012, theo đó: “Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối việc Trung Quốc in hình bản đồ nước này bao gồm đường đứt đoạn (Chú tích: hay còn được gọi là đường 9 đoạn có hình giống lưỡi Bò) trên hộ chiếu phổ thông điện tử.”
Cũng chỉ vào ngày 22/11/2012, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị mới có phản ứng khi được hỏi. Nghị nói: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.”
Phản ứng này cũng giống như hàng trăm phản ứng trước đây của Việt Nam mỗi khi có tin về các hoạt động mới của Trung cộng ở Biển Đông, đặc biệt trong vùng quần đảo Hoàng Sa, đã bị Bắc Kinh chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1974, hay tại Trường Sa, nơi quân Tầu đã chiếm mất 8 đảo đá ngầm từ tay Việt Nam sau trận hải chiến ngày 14/03/1988.
Mặc cho phía Việt Nam xác nhận chủ quyền, Trung cộng tiếp tục lấn chiếm và bành trướng lãnh thổ bằng quyết định lập thành phố Tam Sa ngày 24/07/2012 gồm Hoàng Sa, Trường Sa và Trung Sa (vùng Bãi Cỏ Rong, hay bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough mà Trung cộng có tranh chấp với Phi Luật Tân).
Trước đó vào cuối tháng 6/2012, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation, CNOOC) đã công khai gọi đấu thầu quốc tế tìm dầu tại 9 lô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam giữa Trường Sa và đất liền.
CNOOC còn loan báo vào ngày 18/10/2012 là họ đang khai thác thành công tại 2 giếng dầu Weizhou11-2 và Weizhou 6-9/6-10 (Vi Châu 11-2, Vi Châu 6-9/6-10) trong vùng Vịnh Bắc Bộ mà Trung cộng đã lấn chiếm phần hơn của Việt Nam, trong khi hai nước Việt-Trung vẫn chưa thương thuyết xong kế họach hợp tác.
(Chú thích: Theo tài liệu của Quỹ nghiên cứu Biển Đông (Việt Nam) cho biết: Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 và cách Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Mỗi Hải lý dài 1,852 mét.)
Ngoài ra, Bắc Kinh còn tổ chức du lịch Tam Sa; thiết lập các trạm nghiên cứu khí tượng; thăm dò đáy biển; tăng cường lực lương phòng thủ nổi; tân tạo các tầu hải quân thành lực lượng Hải Giám (Giám sát biển) có võ trang để bảo vệ hàng ngàn tầu đánh cá của Trung cộng tự do đánh bắt sâu vào vùng biển của Việt Nam, kể cả vùng biển Vịnh Bắc Bộ.
Theo tác giả Sơn Minh của báo điện tử Sống Mới ngày 9/11/2012 thì hãng Reuters của Anh loan tin: “Trước thềm Đại hội Đảng Trung Quốc (khai mạc ngày 8/11/2012), Tân Hoa Xã đã đưa tin nhóm học giả Trung (Quốc)- Đài (Loan) đang tìm cách hợp thức hóa “đường lưỡi bò” trong vòng một năm tới để dùng làm chứng cứ tuyên bố chủ quyền bao trùm Biển Đông mà Bắc Kinh vẫn đang duy trì trong hàng thập kỷ qua.”
ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG SỢ AI?
Trong khi tham vọng của Trung cộng ở Biển Đông đã rõ như thế nhưng chỉ có 5 ngày sau khi CNOOC công bố (18/10/2012) việc sản xuất số lượng lớn dầu tìm thấy trong Vịnh Bắc Bộ thì Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung cộng Mạnh Kiến Trụ tại Hà Nội vào ngày 24/10/2012.
Theo bài viết của báo điện tử đảng CSVN Mạnh Kiến Trụ đã nói với ông Trọng rằng: “Vấn đề Nam Hải (Biển Đông) không phải là toàn bộ của quan hệ Trung – Việt, nhưng xử lý không thỏa đáng sẽ ảnh hướng đến toàn cục của quan hệ hai nước.”
Và ông Trọng đã đáp lại rằng: “Tình hữu nghị truyền thống hai nước Việt Nam – Trung Quốc nồng thắm. Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi không quên sự giúp đỡ quý báu, chân thành của Trung Quốc dành cho Việt Nam lâu nay. Việt Nam sẵn sàng duy trì giao lưu cấp cao với Trung Quốc, tăng cường sự tin cậy chính trị, tăng cường đoàn kết và hợp tác, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển thông qua hiệp thương hữu nghị trên tinh thần "vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Nhưng hành động của Trung cộng ở Biển Đông, ngay trong vùng vịnh Bắc Bộ và trên đất liền trong lãnh thổ Việt Nam không có gì là “đồng chí và anh em” với Việt Nam như ai cũng thấy. Vậy tại sao ông Trọng vẫn phải nói những câu chữ mang ơn và van xin với Mạnh Kiến Trụ ngay trong lúc CNOOC đang rút dầu của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ?
Chẳng lẽ trong cương vị cầm quyền mà ông Trọng không cảm thấy nỗi đau nhục nhã này của dân tộc hay sao, hay cái lưỡi của ông đã cứng đơ trước mặt họ Mạnh?
Ông Trọng không chỉ làm có thế mà còn “xanh mặt” cả với lãnh đạo mới của Trung cộng, ngay sau khi ông Tập Cận Bình được Đại hội đảng Cộng sản kỳ 18 bầu vào chức Tổng Bí thư đảng ngày 14/11 (2012).
Sự lệ thuộc của đảng CSVN vào Trung cộng được thể hiện rõ nét trong chuyến đi sang Bắc Kinh của Ủy viên Trung ương đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Hoàng Bình Quân với nhiệm vụ duy nhất là “chúc mừng thành công của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc”, theo tin của Việt Nam Thông Tấn Xã (VNTTX).
VNTTX cho biết ông Hoàng Bình Quân đã được Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung cộng Lưu Vân Sơn tiếp tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh ngày 17/11/2012.
Ông Hoàng Bình Quân đã nói với ông Lưu Vân Sơn rằng: “Những người đồng chí, anh em, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất vui mừng trước thành công tốt đẹp của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, mở ra giai đoạn phát triển mới trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc... khẳng định ảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc; mong muốn hai bên cùng nỗ lực tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lên tầm cao mới; đồng thời giải quyết thỏa đáng những vẫn đề còn tồn tại, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.”
Khi ông Quân nói với Lưu Vân Sơn những điều thắm thiết tình nghĩa như thế thì đâu biết rằng tấm Hộ chiếu Lưỡi Bò của Trung cộng đơn phương dành chủ quyền từ 80 đến 85% diện tích Biển Đông đã âm thầm được người Tầu Bắc Kinh mang đi khắp nơi trên thế giới?
Nhưng những tấm bản đồ có in hình Thành phố Tam Sa của Trung cộng thì đã bay đi khắp các tuyến du lịch của thế giới từ năm 2011 mà Việt Nam không hề lên tiếng phản đối. Thậm chí những quảng cáo du lịch này đã tấp nập đi vào Việt Nam và được trao tận tay cho các hãng du lịch Việt Nam tại Sài Gòn từ lâu mà có thấy ai nói gì đâu?
Nhưng không phải chỉ có phía đảng mới có thái độ qụy lụy Trung Cộng như thế. Ngay đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng phải tự chế đến xấu hổ với thế giới trước sự có mặt của Thủ tướng Trung cộng Ôn Gia Bảo tại Hội nghị cấp cao các nước Đông Nam Á mới chấm dứt ngày 20/11/2012 tại Nam Vang, Cao Miên.
Trái với lập trường kiên quyết và đúng đắn của Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino III công khai lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ để chống lại âm mưu “nối giáo” cho Trung cộng của Thủ tướng Cao Miên Hun Sen, phái đoàn Việt Nam do ông Dũng cầm đầu đã “không dám nói công khai đến nửa lời” để bác bỏ lập luận một chiều của Hun Sen cho rằng đã có “sự đồng thuận của khối ASEAN không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”, theo đúng như ý muốn của Bắc Kinh.
Sự im lặng đến nhục nhã của phái đoàn Việt Nam ngay trong phòng họp của khối 10 nước ASEAN với phái đoàn Nhật Bản ngày 19/11/2011 đã khiến cho phía Phi Luật Tân phải tiết lộ với báo chí rằng Việt Nam chính là nước thứ 2 trong số 10 quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á ủng hộ việc “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông!
Trong tất cả các bài phỏng vấn chính thức ông Phạm Bình Minh của báo chí Nhà nước Việt Nam, không có bài nào ghi lời tuyên bố “tự phát” của ông nói rằng Việt Nam “muốn quốc tế hóa Biển Đông”.
Ông Minh chỉ được phóng viên Quốc Việt của Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Á Châu Tự Do (Radio Free Asia) phỏng vấn và ông đã trả lời như sau:
Quốc Việt: Thưa Ngoại trưởng, Campuchia cho biết không quốc tế hóa biển Đông. Philippines phản đối, còn quan điểm Việt Nam thế nào?
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh: Không, làm gì không quốc tế hóa. Chẳng có vấn đề đó.”
(RFA 21/11/2012)
Vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người theo dõi Hội nghị ở Nam Vang không phải ở chỗ Việt Nam “đồng ý” hay “không đồng ý” quốc tế hóa Biển Đông mà tại sao ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh không tự mình công khai nói ra lập trường của Việt Nam như phái đoàn Phi Luật Tân đã làm?
Chẳng nhẽ sự có mặt của ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung cộng đã làm cho phái đoàn Việt Nam khớp họng, hay các đại biểu của Việt Nam đã không dám ăn dám nói như người Phi Luật Tân trước mặt người Trung Hoa?
Cái gì đã làm cho hai ông Dũng và Minh lấn cấn đến mất danh dự của Việt Nam như thế mới là điều ai cũng muốn biết?
Thái độ của Việt Nam ở Nam Vang cũng ỡm ờ như chuyện cứ để cho người Trung Hoa mang Hộ chiếu có in hình Lưỡi Bò mang theo vào Việt Nam, dù không đóng dầu thị thực cho vào trên Hộ chiếu này mà đóng dấu trên một giấy cho nhập cảnh riêng.
Vậy đối với các Hộ chiếu Ngoại Giao hay các phái đoàn chính thức của người Trung Hoa có in hình Lưỡi Bò sẽ vào Việt Nam mà không cần phải có dấu thị thực khi đến sân bay hay cửa khẩu thì sao?
Những người mang Hộ chiếu loại này không ít và sẽ thường xuyên kéo dài từ năm này qua năm khác thì phía Việt Nam sẽ đối phó ra sao đây?
Thế rồi khi người Trung Hoa mang Hộ chiếu này đi đến các nước khác trong khối ASEAN không có tranh chấp chủ quyền “trực tiếp” với Trung Cộng như Tân Gia Ba, Thái Lan, Lào, Miến Điện và Cao Miên thì hình Lưỡi Bò có bị phủ nhận không?
Nếu các nước này cứ đóng dấu cho nhập cảnh thì các nước có tranh chấp nhiều với Trung Cộng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, hay ít như Brunei và Nam Dương sẽ có thái độ như thế nào?
Trong khi chuyện Hộ chiếu Lưỡi Bò còn dài thì ta hãy chú ý đến chuyện mang tinh thần “qụy lụy” Trung cộng khác của phe Quân đội CSVN do Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đại diện.
Theo tin Quân sự Bộ Quốc phòng Việt Nam thì: “Chiều 28/11 (2012), tại Hà Nội, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp thân mật Thiếu tướng Vương Tây Hân, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc làm trưởng đoàn, sang tham quan, nghiên cứu thực tế tại Việt Nam đến chào xã giao.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhiệt liệt chào mừng Thiếu tướng Vương Tây Hân và đoàn sang thăm, làm việc tại Việt Nam; đánh giá cao kết quả Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”
Thông tín viên Nguyễn Anh Phương/Thông tấn Quân sự viết: “Bộ trưởng Phùng Quang Thanh giới thiệu khái quát những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam thời gian qua; quan hệ quốc phòng giữa hai nước ngày càng phát triển; bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. (“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.)
Thế rồi, không hiểu ai xúi bẩy mà ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh lại “nổi hứng”: “Khẳng định, chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ của Việt Nam: Việt Nam không tham gia các tổ chức liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại nước khác; chúc chuyến thăm của đoàn thành công tốt đẹp.”
Vẫn theo tin của Thông tín viên Nguyễn Anh Phương thì Thiếu tướng Vương Tây Hân không hứa hẹn gì mà chỉ “cảm ơn Đại tướng Phùng Quang Thanh đã dành thời gian tiếp đoàn; giới thiệu khái quát Đại học Quốc phòng Trung Quốc; thông báo kết quả làm việc với Học viện Quốc phòng Việt Nam về công tác đào tạo; thăm Sư đoàn Sao Vàng” và “bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ cử nhiều cán bộ sang học tập, nghiên cứu, trao đổi tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc.”
Thật cắc cớ hết chỗ nói. Trung Cộng đã muốn “bóp cổ” Việt Nam đến ngộp hơi chết yểu với đòn chí tử Hộ chiếu Lưỡi Bò và thu vén dầu khí ở Biển Đông mà tướng Phùng Quan Thanh vẫn mơ ngủ trong cơn mê sảng với 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt.
Ông còn “tự dưng” lại chỉ dám “quốc phòng hòa bình, tự vệ” và cam kết với người thấp hơn mình mấy bậc mang quân hàm là “Thiếu tướng” Vương Tây Hân “không liên minh quân sự” và “không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự” hoặc “sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác” thì có bẽ bàng cho Quân đội Nhân dân lắm không?
Chuyện “Đại tướng” Phùng Quang Thanh “yếu đuối” trước một viên “Thiếu tướng” Tầu không ngang hàng có nên so sánh với sự “nể nang cho phải đạo” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng Bí thư Tập Cận Bình của Trung Cộng, hoặc “sự nhút nhát” đến đờ người ra của hai ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phạm Bình Minh trước mặt Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo ở Nam Vang?
Hay tất cả những “nét đặc sắc” này của lãnh đạo Việt Nam nên được tổng hợp lại thành một “trang sử mới” để làm tốt hơn mối giao hảo truyền thống “vừa là đồng chí vừa là anh em” của hai nước Việt-Trung trong thời đại vừa được mở ra bởi tấm Hộ chiếu hình Lưỡi Bò?
(11/012)