Hàn Lệ Nhân (Danlambao) - Bài này là sơ kết việc ôn sử nước Tàu của tôi, phác họa lại dòng lịch sử của ‘khối Hoa Hạ’ trên đất liền từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc - tục gọi Đông Chu Liệt Quốc, đến thời hiện đại. Tuy nhiên, tôi chủ ý ôn sử nước Tàu theo vận mạng cực kỳ hiểm nghèo hiện nay của nước ta, nên sẽ lấy đề tài Đất và Nước làm trọng tâm, thỉnh thoảng tùy hứng mới ôn bổ túc vài ý phụ khác. Và xin nói ngay đây, tôi ký tên cho bài ôn này chỉ để chịu trách nhiệm tinh thần khi quyết định chia sẻ đại cùng cư dân mạng, chứ không dám tự nhận là soạn giả theo nghĩa tự điển, bởi hầu hết câu, đoạn trong bài đều được ôn lược từ sách của nhiều tác gia, học giả trưởng thượng, có ghi ở phần tài liệu tham khảo.
*
"Lịch sử trước hết là một đống tội lỗi, điên khùng và đau khổ của nhân loại" - Voltaire
Cộng Hòa Nhân Dân Chai-Na (People’s Republic of China) ngày nay là một đế quốc kinh tế chính trị (éco-politique) độc-bá thế giới, ngự trị một diện tích địa lý đa dạng non Mười triệu cây số vuông (gần bằng cả châu Âu, tương đương 1/15 diện tích lục địa thế giới), thống soái Một tỉ ba trăm năm mươi triệu con người, năm 2012 (tương đương 1/4 dân số thế giới), bao gồm năm mươi sáu (56) dân tộc (được chính thức công nhận) với vô số phương ngữ / thổ ngữ khác nhau (1), trình độ văn minh, bản sắc văn hóa nói chung cũng khác nhau.
Sau hơn sáu mươi năm kinh qua đủ thứ biến động mệnh danh là cách mạng như cách mạng chim sẻ, cách mạng luyện thép, cách mạng văn hóa... dưới ‘ánh sáng’ chủ nghĩa xã hội Mác-Lê, rồi chủ nghĩa xã hội theo phong cách đặc trưng Chai-Na (tục gọi Mao-ít) cũng như chủ nghĩa Mèo-Chuột của Đặng Hoàng đế - ‘người bạn nghèo của nước Mỹ’, bắt chước có sáng tạo theo câu ngạn ngữ của vùng An Huy: "Bất quản bạch miêu hắc miêu, hội tróc lão thử, tựu thị hảo miêu" (Bất kể mèo trắng hay mèo đen, miễn bắt được chuột thì là mèo tốt), Cộng Hòa Nhân Dân Chai-Na (CHND Chai-Na) hiện nay xét chung vẫn còn là nơi mà những căn nhà ổ chuột làm nổi bật thêm sự hoành tráng cho những biệt thự, những lâu đài; những chiếc xe ba bánh tự chế song hành cùng những chiếc xe hơi Âu Mỹ bóng lộn; tóm gọn là nơi mà khoảng cách giàu-nghèo lên mức đáng lo ngại, nếu không muốn nói Giàu và Nghèo tại đây tách biệt như trời với đất, khoảng giữa là hư không, mênh mông.
Nếu tính từ thời thống nhất đất nước lần đầu dưới đế quốc sắt máu Tần Thủy Hoàng (206 trước Công Nguyên, TCN) thì đế quốc Chai-Na ngày nay có dòng lịch sử dài hơn hai ngàn năm, trải qua mấy chục triều đại, ở đây chỉ xin ôn lại mấy triều đại chính: Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và từ 1949: Mao! Mỗi triều đại vừa nêu là một đế chế bá quyền nước lớn (trừ nhà Tống), liên tục ức hiếp, xâm lăng, thôn tính các lân bang xung quanh.
Cách mạng tiểu tư sản hay Cách mạng Tân hợi (năm 1911), dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên (Sun Yat Sen,1866-1925), lật đổ đế quốc quân chủ chuyên chế Mãn Thanh, lập nên nước Chai-Na Dân Quốc (Cộng hòa). Nhưng, Chai-Na Dân Quốc chỉ lật được Thanh đình thối nát của ấu đế Phổ Nghi (1906-1967), còn ý nghĩa ‘cộng hòa’ cốt lõi ban đầu của cách mạng Tân hợi hoàn toàn tan thành mây khói, ngay khi Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn, Tôn Văn) phải nhường chức Tổng thống cho Viên Thế Khải, 15/02/1912, rồi mượn cớ lánh qua Nhật.
Từ nhiệm kỳ Hiến định là 3 năm, tự biên tự diễn Hiến pháp thành nhiệm kỳ 10 năm rồi chung thân Tổng thống mà nhà độc tài họ Viên còn chưa thỏa lòng, ông ta muốn làm Hoàng đế cơ: Biến nền cộng hòa sơ khai thành chế độ quân chủ lập hiến (ruột là đế chế tập quyền). Khắp nước Tàu nổi lên chống Viên. Viên vội vàng từ bỏ tham vọng xưng đế, chỉ xin giữ lại chức Tổng thống, nhưng phe phản đối cương quyết không chịu, buộc ông phải ra đi. Viên u uất mà chết vào ngày 06 tháng 6 năm 1916 (có sách ghi ông ta tự tử), làm tổng thống được 4 năm.
Viên Thế Khải chết rồi, Chai-Na DQ từ Bắc chí Nam rã thành nhiều mảng, mỗi mảng do một sứ quân chiếm lãnh, đánh giết lẫn nhau dữ dội. Sử Tàu gọi là Họa quân phiệt. Tôn Văn lập chính phủ ở Quảng Châu, áp dụng chủ nghĩa Tam Dân (dân tộc, dân quyền, dân sinh) của ông, làm Tổng thống đến năm 1925 thì mất.
‘Quốc phụ’ Tôn Văn mất, 12/03/1925. Môn đệ là Tưởng Giới Thạch lên nắm quyền, Bắc phạt và thống nhất đất nước trở lại vào năm 1928, được cử làm Tổng thống, đổi tên Bắc Kinh ra Bắc Bình (bình định miền bắc) và quay lại đánh nhau với phe cộng sản của Mao Trạch Đông, vì đối với ông, "cộng sản mới là vết thương ở trong tim". Cuộc chiến tương tàn Quốc-Cộng kết thúc vào tháng 10 năm 1949, phe Mao thắng, đuổi phe Tưởng chạy ra đảo Đài Loan. Chai-Na Dân Quốc chính thức bị / được chia hai cho tới ngày nay:
1) Phần lục địa mênh mông thành đế quốc Cộng Hòa Nhân Dân Chai-Na dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng cộng sản Chai-Na, khởi từ triều Mao Trạch Đông (Mao Tze Tung, 1893-1976), đến nay là triều Tập Cận Bình (Xi Jin Ping, 1953-). GDP năm 2011: 11.300 tỉ USD, xếp thứ 2 trên thế giới; GDP đầu người năm 2011: 8.400USD, xếp thứ 122 trên thế giới.
2) Đảo Đài Loan thành nước Cộng hòa Đài Loan (Republic of Taiwan) dưới sự lãnh đạo của Quốc dân đảng, khởi từ Tổng thống độc tài quân phiệt Tưởng Giới Thạch (Tchang Kai Chek, 1887-1975), nay là Tổng thống dân chủ Mã Anh Cửu (Ma Ying-Jeou, 1950-). Đảo quốc Đài Loan rộng ba mươi sáu ngàn kilômét vuông (bằng non 1/2 tỉnh Phúc Kiến, 1/3 miền bắc Việt Nam, mà 2/3 là núi, dân số năm 2012 là hai mươi bốn triệu. GDP năm 2011: 886 tỉ USD, xếp thứ 19 trên thế giới; GDP đầu người năm 2011: 37.000USD, xếp thứ 20 trên thế giới.
*
Trong thời Xuân Thu, lục địa này gồm khoảng một trăm năm mươi (150) nước to nhỏ, thường xuyên ác liệt xâm chiếm, khuất phục, tàn sát lẫn nhau; "thương luân bại lý xảy ra (hầu như) hằng ngày". Cuối thời Xuân Thu: "có ba mươi sáu (36) vua bị giết, năm mươi hai (52) nước bị diệt; hạng chư hầu hoặc phụ dung (chư hầu của chư hầu) chạy ngược chạy xuôi, không giữ nổi cơ đồ, không thể đếm xiết"! Hết thời Chiến Quốc (năm 376 trước Công nguyên - TCN), nơi đây còn lại bảy nước mạnh tức Thất Hùng: Tần, Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Tề và Yên. Đông Chu Liệt Quốc là "thời đại nhiễu nhương, chém giết ghê rợn nhất, nhưng thời đó lại là thời quan trọng nhất trong lịch sử nước Tàu vì có những biến chuyển mạnh mẽ, sâu xa như bỏ chế độ thị tộc, phong kiến mà bước vào chế độ quận huyện".
Trước triều Tần Hiến Công (384 TCN-362 TCN) đến đầu triều Doanh Chính Tần Thủy Hoàng (206 TCN), Tần vốn là một nước nhỏ, thoen thoẻn ở phía tây lục địa, ven dòng Sông Vị (Wei River), bị "các nước Hoa Hạ coi khinh, ngang với mọi rợ":
Chư hầu Tần (Qin ven Wei river) thời Thất hùng (Đông Chu)
Lái buôn đế quốc
["Lã Bất Vi là một lái buôn giàu có tại nước Tần, mưu định cấy người họ Lã vào vương tộc họ Doanh nhà Tần bằng cách đem hầu thiếp là ca kỹ đẹp người, múa giỏi tên Triệu Cơ, đang có mang hai tháng, tặng cho Dị Nhân - con giữa của An Quốc Quân và thứ thất Hạ Cơ phu nhân, thời Dị Nhân bị đưa qua nước Triệu làm con tin. Dị Nhân đinh ninh đứa bé trong bụng Triệu Cơ là máu mủ của mình. Triệu Cơ ở lại nước Triệu. Dị Nhân về nước Tần. Qua tài thương thuyết của Lã Bất Vi, Dị Nhân được chánh thất Hoa Dương phu nhân nhận làm con nuôi, đổi tên là Tử Sở. Tử Sở được An Quốc Quân nâng lên làm con đích tự, khắc dấu ngọc làm bằng, hứa sẽ chọn làm thái tử một khi ông được lên ngôi. Triệu Cơ sinh ra Chính tại đất Triệu nên gọi là Triệu Chính.
Mười năm sau, Tử Sở lên ngôi, lấy vương hiệu là Tần Trang Tương Vương, cất Lã Bất Vi làm thừa tướng, phong là Văn Tín Hầu, cho đón mẹ con Triệu Cơ trở về Tần. Triệu Cơ được sắc phong làm hoàng hậu, Triệu Chính thành thái tử Doanh Chính.
Tần Trang Tương Vương làm vua được 3 năm thì băng. Doanh Chính nối ngôi ở tuổi 13, Lã Bất Vi nhiếp chính, đặt vương hiệu cho Doanh Chính là Tần Thủy Hoàng Đế (Hoàng Đế nhà Tần đời thứ nhất). Tần Thủy Hoàng tôn xưng Lã thừa tướng là trọng phụ, Triệu Cơ thành Hoàng thái hậu. Vị chi lái buôn Lã Bất Vi đã thành công trong âm mưu biến vương tộc họ Doanh nhà Tần thành ra họ Lã. Lã Bất Vi có tài trị quốc, song song là tật kiêu ngạo, chuyên quyền, ức chế người người, đặc biệt ức chế thiếu đế Tần Hoàng Chính."] (2)
Tần Thủy Hoàng lớn lên, đích thân nắm triều chính. Lần hồi trong chưa đầy mười năm, diệt được sáu nước trong Thất Hùng bằng "nhiều cách dữ tợn", gom đất đai thành một khối là đại đế quốc Tần. Rồi ông dẹp các dân tộc ở phía bắc, gọi chung là Hung Nô; ở phía nam, sai tướng Đồ Thư mang quân xuống đánh Bách Việt (Chiết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây, và một phần Bắc bộ nước ta - thời đó gọi là Âu Lạc, chưa bị sáp nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà).
Nhân vụ tư thông dâm loạn của Thái hậu (Triệu Cơ) và hoạn quan vờ tên Giao Ái - có cái ‘tự do’ quá khổ - do chính Lã thừa tướng trọng phụ dàn dựng để ‘thế thân’ cho mình bị bại lộ, Thủy Hoàng Đế chu di ba họ nhà Giao Ái, giết luôn hai đứa em sơ sinh cùng mẹ khác cha, đày mẹ đẻ ra đất Ung. Phần Lã Bất Vi, vì công lập Tần quá lớn, Thủy Hoàng Đế không dám triệt ngay, chỉ cách chức và buộc dọn về phong ấp ở Hà Nam. Một năm sau, sợ Lã Bất Vi làm loạn, Thủy Hoàng Đế bèn gián tiếp bức cha đẻ đến phải uống thuốc độc tự vẫn.
Thời còn nắm quyền Thừa tướng trọng phụ, Lã Bất Vi cho biên soạn ra bộ sách Lã Thị Xuân Thu, áp dụng vào việc điều hành đất nước. Ba ngàn (3.000) xá nhân, kẻ sĩ trong phủ đều khen là tuyệt phẩm. Lã Bất Vi cho bày sách Lã Thị Xuân Thu ở cửa thành Hàm Dương, treo giải là ai thêm, bớt được một chữ trong sách sẽ được thưởng Một nghìn (1.000) lượng vàng; trong hai tháng trời không có ai dám tỏ thái độ, vì sợ cái uy và nhất là cái ác của Lã. Lã Thị Xuân Thu "chứa nhiều tài liệu về lễ nghi, phong tục, tư tưởng, tín ngưỡng, luân lý... Đúng là bộ Bách khoa tự điển đầu tiên của Hoa Hạ".
Lý Tư phái pháp gia lên thay Lã Bất Vi làm thừa tướng. Tần theo chế độ Pháp gia tức dùng Hình pháp mà trị thiên hạ nên trọng binh, nông; ghét công thương, nhất là ghét tư tưởng nho gia, nhưng lại rất tin thuyết ‘luyện đan trường sinh bất tử’, một hệ phái trong Lão giáo. Tân Thừa tướng Lý Tư dâng sớ lên Tần Thủy Hoàng, đại khái như sau:
1- ["Ngày xưa đất Tần chẳng qua nghìn dặm, nay nhờ bệ hạ thần linh sáng suốt nên bình định được bốn biển, đuổi được Man Di, mặt trời, mặt trăng chiếu tới đâu thì nơi ấy phải theo phục, đuổi các chư hầu thành quận-huyện, mọi người thấy yên vui, không phải lo về nạn chiến tranh truyền đến vạn đời. Từ thượng cổ đến nay, không ai uy đức bằng bệ hạ."] (3).
2- Nhưng ["từ trước tới nay, thiên hạ sống trong cảnh phân chia, nên tư tưởng bị hổn loạn... Ngày nay, bệ hạ đã thống nhất sơn hà mà vẫn còn nhiều người ngang nhiên mở trường dạy học, mang ý kiến riêng của mình ra chê bai luật pháp và chính sách của triều đình... Nếu bệ hạ không mau ngăn cấm thì kỷ cương sẽ sụp đổ từ trên xuống dưới và đảng phái sẽ mọc từ dưới lên trên"] (4).
Đó là chủ trương chịu ảnh hưởng thuyết Thượng đồng của Mặc Tử. Thượng đồng, nghĩa là "bắt dân phải răm rắp tán đồng ý kiến của người trên, phải cùng quan điểm tốt xấu, đúng sai với người trên. Không ai được có chủ trương khác với chính sách của triều đình". Rút lại là, triều đình "nói xuôi nói ngược gì cũng được hết. Con ngựa họ bảo là con dê thì dân, đặc biệt giới sĩ phu, cũng phải gọi là con dê". Mới hay, hơn 2.200 năm trước, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận đã là tội nặng. Trong mọi chế độ độc tài, dù trang phục có là quân chủ chuyên chế, quân chủ lập hiến, cộng hòa dân chủ, cộng hòa nhân dân... hoặc cộng hòa gì gì đó thì độc tài vẫn là độc tài, và chưa hề có thứ độc tài nào mà không độc địa.
Sớ của Lý Thừa tướng làm đẹp lòng Thủy Hoàng Đế quá xá, nên ông ta ra lệnh "đốt sách vở thiên hạ, nhất là Sử ký của chư hầu, vì các sách ấy có nhiều chỗ mỉa mai đến nhà Tần", và tổng cộng chôn sống 460 nho sĩ ở kinh đô Hàm Dương (Tây An hiện nay), nhằm đồng nhất hóa mọi tư tưởng, văn hóa, văn minh vào chung một rọ với Hoa Hạ.
Hoa Hạ là gì?
Hoa Hạ (華 夏 / Húa xià) là danh xưng mà người Tàu thường dùng để chỉ nước Tàu hoặc nền văn minh, văn hóa, lễ nghĩa Tàu ở trung nguyên, hàm ý đối lập với các dân tộc xung quanh mà họ cho là kém cỏi, lạc hậu. Căn cứ vào ghi chép trong Tả Truyện của Tả Khâu Minh (thế kỷ 5, TCN) thì nhà Hạ ở trung nguyên là một nước công bằng và chuẩn mực. Vì vậy, từ Hoa được dùng để chỉ áo mũ đẹp đẽ mà các dân tộc ở trung nguyên cổ thường mặc (Miện phục thứ chương viết Hoa); từ Hạ với nghĩa là nước lớn (đại quốc viết Hạ), để chỉ đế quốc Chai-Na. Cũng có sách cho rằng xưa kia ‘Trung Hoa’ có tên là Hoa Hạ ấy vì, Hoa là do khu trung tâm là ngọn núi Hoa Sơn (một trong Ngũ Nhạc = Năm ngọn núi), còn Hạ là do ở vùng Hạ Thủy, với hai tộc người hợp thành là Hạ và Thương (hay Ân, có thể nhằm cùng thời điểm với Thánh Gióng tim thịt tại làng Phù Đổng bên ta), cư trú ở vùng lưu vực sông Hoàng Hà.
Khổng Tử và Mạnh Tử đều có thái độ miệt thị các dân tộc phi Hoa Hạ. Khổng Tử có câu "nơi biên viễn không được mưu việc của chư Hạ, các dân tộc Man Di không được làm loạn Hoa / Duệ bất mưu Hạ, Di bất loạn Hoa"; "các nước Di Địch mà có vua, cũng chẳng khác chi chư Hạ không có vua vậy / Di Địch chi hữu quân, bất như chư Hạ chi vô dã". Mạnh Tử có câu "ta có gì khác người đâu, vua Nghiêu vua Thuấn cũng giống như mọi người vậy / hà dĩ dị ư nhân tai, Nghiêu Thuấn dữ nhân đồng nhĩ" (Ly Lâu, hạ), nhưng lại nói "nước nhỏ phải phụng sự nước lớn vì chỉ có người trí mới có thể đem thân phận phụng sự nước lớn, lấy thân phận nước nhỏ phụng sự nước lớn là sợ Trời, sợ Trời thì giữ được nước" (Lương Huệ Vương, hạ). Luận điểm Khổng-Mạnh này góp phần không nhỏ vào cơ sở tư tưởng đại dân tộc xuyên suốt mấy ngàn năm của hai chữ Hoa Hạ, qua hai chữ Đại Hán và hai chữ Chai-Na theo ý nghĩa ngày nay:
Nguyên lai, người Hoa Hạ quan niệm Đất ở dưới Trời nên cho thế giới là thiên hạ. "Khắp dưới gầm trời, không đâu không là đất của vua; tất cả (dân) trên mặt đất, không ai không là tôi tớ vua / Phổ thiên chi hạ, mạc phi vương thổ; suất thổ chi tân, mạc chi vương thần"! Được làm vua Hoa Hạ là do thiên định (trời định), thiên mệnh (mệnh của trời) do đó họ ["coi vua mình là thiên tử (con trời), vua người là chư hầu; coi triều đại mình là thiên triều, coi triều đại người là phiên triều; coi nước mình là đại quốc, coi nước người là tiểu quốc. Bao giờ họ cũng cho Hoa Hạ, thiên tử, thiên triều, đại quốc là đúng, là phải, là cao quý; còn Man Di, chư hầu, phiên triều, tiểu quốc là sai, là trái, là thấp hèn. Bao giờ họ cũng thấy mình có quyền ‘chăm sóc’ người, còn người phải nghe theo mình"]. Và do phương tiện giao thông bấy giờ còn lạc hậu, họ chưa biết tới những đất nước xa xôi khác trên trái đất, họ nghĩ rằng "‘Trung Quốc’ là cả thế giới": Bờ cõi bốn phía là biển. Biển là tận cùng của thế giới, do đó ‘Trung Quốc’ còn được gọi là Hải nội. ‘Trung Quốc’ là trung tâm thế giới. Hơn nữa, bao nhiêu tinh hoa văn hóa, văn minh trong thiên hạ, theo họ, đều được ông trời khải thị tụ tất tật vào cái lỗ rún Hoa Hạ nên gọi là ‘Trung Hoa’: trong lỗ rún là Hoa Hạ, ngoài lỗ rún là Di Địch. Ôi, không gian của con cóc dưới giếng nghếch con mắt lồi nhìn trời sao mà vĩ đại thế!
Cần lưu ý rằng, khái niệm Quốc trong ‘Trung Quốc / Chai-Na’ ngày nay khác với khái niệm Quốc từ thời nhà Chu (6): Quốc thời cổ không có khái niệm trỏ một quốc gia (một nước) với đầy đủ các yếu tố chẳng hạn lãnh thổ có biên giới xác định, có công dân, có hệ thống hành chính, có quốc hiến, quốc pháp... đặc trưng hợp thành như ngày nay, mà Quốc bấy giờ chỉ hàm nghĩa "chỗ cho chư hầu được thực ấp" (Thuyết văn giải tự); "Thiên hạ quốc gia. Gốc của thiên hạ ở Quốc, gốc của Quốc ở Gia. Quốc là quốc của chư hầu, Gia là gia của khanh đại phu" (Mạnh Tử: Ly Lâu). Đến triều tiền Hán, khái niệm Quốc này được Hán Cao Tổ (Lưu Bang) cải biên gọi là chế độ ‘quận quốc’.
Nói rõ hơn là ["cái tên ‘Trung Quốc’ bao hàm ý nghĩa là đất đai ở giữa, nhưng ý nghĩa quan trọng hơn là chỉ nơi có truyền thống văn hóa", "nơi văn hóa cao tức là nơi có Chu Lễ gọi là Hạ, người hoặc dân tộc có văn hóa cao gọi là Hoa. Hoa Hạ hợp lại thành ‘Trung Quốc’"! "Đối với những người hoặc dân tộc có văn hóa thấp, tức là không theo Chu Lễ, gọi là Man, Di, Nhung, Địch. Như vua nước Kỷ vào chầu vua nước Lỗ, dùng lễ của Di, Kỷ bị coi là Di. Về sau nước Kỷ vào chầu nước Lỗ dùng lễ nhà Chu, nước Kỷ lại được gọi là Chư Hạ"! Theo tác giả Nguyễn Tài Thư (Việt) thì tác giả "Phạm Văn Lan (Tàu) đã gạt bỏ ý nghĩa từ nguyên của hai khái niệm Hoa, Hạ (gốc ở Hoa Sơn và Hạ Thủy), phải chăng vì nó không có dấu vết vinh quang gì?" ] (7)
Tứ Di là gì?
Hoa Hạ tự cho là trung tâm thiên hạ, còn bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc là Tứ Di. Sách Chu Lễ, thiên Vương chế, có câu "Đông phương viết Di / phương Đông gọi là Di; Tây phương viết Nhung / phương Tây gọi là Nhung; Nam phương viết Man / phương Nam gọi là Man; Bắc phương viết Địch / phương Bắc gọi là Địch". Vậy, Tứ Di bao gồm Di, Nhung, Man, Địch là để chỉ các dân tộc lân cận cái mép trung tâm Hoa Hạ, lại không hoặc chưa chịu sự đồng hóa theo lễ nhạc của Chu công Đán. Mà một khi chưa chịu lột hồn, lột óc theo Chu Lễ thì, trong mắt Hoa Hạ, Tứ Di là mọi rợ!
Chữ Tàu có lối chiết tự, do đó nếu để ý chúng ta thấy ngay sự âm hiểm và ngạo mạn của các đấng ‘con trời’, ví dụ chữ Man (蠻) họ vẽ phía dưới với bộ Trùng (虫) là sâu bọ, chữ Địch (狄) với chữ Khuyển (犬) là chó... Sinh thời, ông thân tôi - nhà nho, từng nói chữ Việt 粵 (với bộ Mễ = Gạo, trong tên nước Việt Nam), ngày xưa người Tàu viết gồm bộ Tẩu (走) + Cẩu (狗) tức chó chạy. Đến lúc viết bài này tôi tìm chưa ra chữ ghép này, kể cả trong bộ chữ Unicode. Hiện nay trong chữ Việt 越 (Việt Nam XHCN) người Tàu vẫn ghi với bộ Tẩu (走) + chữ Việt (戉 = binh khí thời xưa), tức dùng đồng âm để ngụ ý là Chó Việt! Cười đau hơn nữa là chữ Nôm của ta cũng vô tư sao lại y đúc! (Vũ Văn Kính: Tự điển chữ Nôm, trang 823 – Nxb Đà Nẵng 1996; Đại tự điển Chữ Nôm, trang 1490 – Nxb Văn Nghệ, TP HCM 1999).
Hoa Hạ có tâm ý khinh khi, kỳ thị Tứ Di được tuyên truyền từ thế kỷ này qua thế kỷ khác bằng những thứ ‘lý luận toàn bích, bất khả tư nghị’ đại loại như:
- 1) ["Xuân Thu là trong Hoa Hạ, ngoài Di Địch. Người Di Địch tham lam, hám lợi, xõa tóc, tà áo bên tả, mặt người dạ thú, so với ‘Trung Quốc’ điển chương, áo mũ khác nhau, phong tục tập quán khác nhau, cho nên trời đất tuyệt đứt trong ngoài" (Hán Thư, Hung Nô truyện);
- 2) "Thiên tử là đầu thiên hạ. Vì sao vậy? Vì thiên tử ở trên. Man Di là chân của thiên tử. Vì sao vậy? Vì họ ở dưới"! (Hán Thư, Giả Nghị truyện);
- 3) "Hậu Hán Thư chép về một dân tộc ở phía bắc ‘Trung Quốc’ mà họ gọi là Tiên Ti: Tiên Ti ở cách phía bắc sa mạc như chó dê một bầy, không có quân, có trưởng để làm thầy, sống lộn xộn, tính khí tham lam, tàn bạo, chẳng theo lễ nghĩa...";
- 4) "Trong sách Tứ thư bình giải của Lý Minh Tuấn và Nguyễn Minh Tiến, trang 662 (Mạnh Tử: Đằng Văn Công, thượng) viết: Các rợ Nhung, Địch phải bị đánh, các nước Kinh, Thư phải bị trừng phạt / Nhung Địch thị ưng, Kinh Thư thị trừng";
- 5) "Hoắc Khứ Bệnh, một danh tướng xâm lược khét tiếng tàn bạo thời Hán Vũ Đế, từng làm khúc ca gọi là Hồ Vô Nhân, nghĩa là Hồ không phải là người"! Ngoài ra "trong Hán Thư còn ghi lại câu nói của Hoắc Khứ Bệnh thể hiện tính chất hiếu chiến, dã man điển hình của chủ nghĩa đế quốc ‘Trung Hoa’ phong kiến: Hung Nô không tiêu diệt được thì không lấy nhà làm gì nữa / Hung Nô bất diệt, vô dĩ gia vi dã"] (8).
- 6) Đối với Vương Dương Minh (1472-1528), ["việc phân biệt giữa người “Hoa” và bọn man di không phải ở chỗ liệu họ có chung một bản tính hay không, vì điều đó là đương nhiên, mà là cái khí chất chi tính, chứ không phải là trạng thái bản nguyên của tính tự thể hiện như thế nào. Theo ông thì khí chất chi tính của bọn Man Di gần với khí chất chi tính của thú vật hơn, so với khí chất chi tính của người Hoa Hạ, điều đó liên quan đến một sự thật là giống như các loài điểu thú, bọn “man di” để cho dục vọng của mình làm đồi bại khí chất của bọn chúng; bằng việc làm như vậy, chúng đã để cho bản tính của mình bị ô trọc"]. (Vương Dương Minh chinh phạt Man-Di, tiết Thực chất vấn đề “Man Di”).
Trên đây là dăm ‘lý luận cổ truyền’ của tập đoàn xâm lược Hoa Hạ thời xa xưa. Còn tư tưởng của dúm ‘con trời’ vô số sản đại dân tộc, bá quyền nước lớn xâm lược phản động thì như thế nào?
- ["Việc các đế quốc Tần, Hán, Đường... xâm lược, thôn tính Việt Nam, Triều Tiên và các nước xung quanh khác, là có ý nghĩa tích cực (!). Bởi vì đó chính là sự nghiệp ‘khai hóa’ của ‘Trung Hoa’ đối với các nước này". Các nước này, theo Phạm Văn Lan (8), "trình độ lạc hậu nên phải phụ thuộc vào ‘Trung Hoa’ thì mới tiến bộ được. Những nước trở thành ‘quận huyện’ của ‘Trung Hoa’ phần lớn là do họ đã ‘tự nguyện nội thuộc’ vì bị ‘hấp dẫn’ bởi nền văn minh cao của ‘Trung Hoa’(!)"] (7).
Quốc kỳ Cộng Hòa Nhân Dân Chai-Na:
Hiểu được đại khái hàm ý của cái gọi là Hoa Hạ và Tứ Di rồi, bất chợt tôi hồi tưởng lại sự cố ngôi sao thứ Sáu trên lá cờ của CHND Chai-Na âm thầm xuất hiện trên kênh VTV1 tại Việt Nam XHCN, trong chuyến Tàu du của ngài TBT Nguyễn Phú Trọng, 11-15/10/2011, tiếp theo là trong buổi Việt Nam XHCN hồ hỡi đón tiếp ngài Phó chủ tịch ‘Trung Quốc’ Tập Cận Bình hôm 21/12/2011 với rừng quốc kỳ của CHND Chai-Na gồm Một ngôi sao lớn và Năm ngôi sao nhỏ = 6 sao. Trên trang Wikipedia bản tiếng Pháp giải thích:
1) Năm ngôi sao trên quốc kỳ CHND Chai-Na trong đó bốn ngôi sao nhỏ tượng trưng cho lực lượng của cách mạng bao gồm giai cấp Công nhân, Nông dân, Tiểu tư sàn thành thị và Tư sản dân tộc đứng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Chai-Na là ngôi sao lớn;
2) Các trang mạng tiếng Việt giải thích: Ngôi sao lớn chỉ đại tộc Hán, bốn ngôi sao nhỏ chỉ bốn tiểu tộc quan trọng nhất là Mãn, Mông, Hồi và Tạng. ‘Thế lực thù địch’ trong và ngoài nước nổi cơn thịnh nộ vì đinh ninh ngôi sao thứ sáu ám chỉ Việt Nam! Tôi thắc mắc: Tạng tức dân tộc và quốc gia Tây Tạng độc lập, tự chủ chỉ mới bị Mao Hoàng đế nuốt chửng và làm mọi cách để Hán hóa họ từ thập niên 1950 thì phép mầu nào cho họ hiện diện trong lá Ngũ Tinh Hồng Kỳ do Tăng Liên Tùng (Zeng Lian Song) thiết kế từ năm 1949? Xin nhắc lại: nước Tàu gồm 56 dân tộc hợp thành, và trước khi bị xâm chiếm dân số Tây Tạng chỉ có non hai triệu. Vậy phải chăng việc xâm chiếm quốc gia độc lập, tự chủ Tây Tạng là ‘quốc sách’ đã được hoạch định từ trước khi Mao thắng Tưởng? (xem phần sau: Giai đoạn Mao).
Theo tôi, ngôi sao thứ sáu trong hai sự cố thượng dẫn chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoại trừ nó biểu hiện chút khôn mảnh cực kỳ vô minh của liệt sỉ nào đó đã chỉ đạo nhét thêm vào, ton hót với đấng ‘con trời’: Tóm lại, ngôi sao lớn nguyên thủy để chỉ tộc chủ thể Đại Hán / Hoa Hạ (trung tâm); bốn ngôi sao nhỏ để chỉ Tứ Di (Man, Di, Nhung, Địch)! "Sự thật rất cứng đầu cứng cổ, người ta không thể tha hồ sắp xếp nó theo trình tự lớp lang nào tùy ý muốn của mình." - báo Nhân Dân (VN) ngày 29 tháng 5 năm 1978 (8).
Còn nếu muốn lý sự thêm thì đây: Trong tiếng Tàu có câu "Tứ hải giai huynh đệ / Bốn biển đều là anh em", có điều, ai là anh, ai là em? Thời oanh oanh liệt liệt của Liên Sô và Đông Âu, bốn chữ "Thế giới đại đồng" thường xuyên có mặt khắp sách vở, báo đài các nước xã-hội-chủ-nghĩa-anh-em: cứ giả định chưa hề có cơn Hồng thủy năm 1990, và đến năm 3990, "Thế giới đại đồng" thành hiện thực, ai sẽ là chủ soái của cái Thế giới "thần tiên ngay trên quả đất" (8) đó? Tôi mong lý sự của tôi sai.
Danh xưng Cộng Hòa Nhân Dân Chai-Na
Bạn đọc hẳn thấy trong bài này tôi dùng hai chữ Chai-Na hay ‘Trung Quốc’ hoặc ‘Trung Hoa’ (trong ngoặc đơn) là vì tôi tâm đắc ý kiến độc đặc (infiniment originale) của nhóm dịch giả cuốn Death by China của Peter Navarro & Greg Autry, "cách gọi tên nước khác cũng tạo nên số phận của nước mình":
["1. Khi mình gọi ai là ‘bố’ có nghĩa mình tự xem mình là ‘con’, gọi nó là ‘anh’ thì tự xếp mình xuống hàng ‘em út’.
Gọi nó là ‘Trung quốc’ thì có phải mình đang tự xếp mình là phên giậu, là ‘Man, Di, Nhung, Địch’, là phiên quốc, là thuộc quốc, là chư hầu.
2. Chuyện nó tự xưng là ‘Trung quốc’ là ngạo, nhưng mình lại chấp nhận gọi như thế, đồng nghĩa với việc tự xếp mình vào ‘Tứ Di’ mới đau chứ.
Tên nước chúng ta, trong tiếng Hán được viết như thế nào anh chị biết không? Xem lại tiết Tứ Di là gì? trong bài này.
3. Cả thế giới có ai gọi nó như thế đâu? Ai cũng gọi nó là ‘China’ - đồ làm đồ sứ, đồ nhái, đồ độc..., chứ có ai chịu xem nó là ‘Con Trời’ đâu, ngoại trừ dân Việt-anh-hùng-thông-minh chúng mình là ‘lịch sự’ quá mức bình thường.
4. Người Nhật gọi ‘Trung quốc’ là gì? - Trong tên người Nhật dùng gọi nước nầy hàm ý khinh bỉ (?!).
- Người Hàn quốc gọi nước Nhật là gì? - Trong phim cổ trang, người Hàn gọi người Nhật là Hoa khấu!
5. Liệu chúng ta có nên tiếp tục gọi nó là ‘Trung quốc’ hay không?
Hay nên thay đổi, gọi nó đúng như tất cả mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều chính danh gọi nó là China / Chine?
Sau 1975, chúng ta vẫn gọi tên các nước theo tiếng Anh đó thôi: Singapore, Indonesia, Syria, Lybia, Myanmar, Thailand... Những tên gọi như Luân-đôn (London), Ba-lê (Paris), Hoa-Thịnh- đốn (Washington), Bá-linh (Berlin)... dần dần biến mất trên sách báo, giáo trình, và được thay bằng Lon-đon, Pa-ri, Oa-sing-tơn, Bơ-lin..."].
Ngàn năm Bắc thuộc
Việt Nam ta đã từng trước sau cam chịu ách Hán thuộc hơn một ngàn năm, chia thành ba thời kỳ:
- 1) Nhà Tây Hán: Tướng nhà Tần là Triệu Đà và con trai tên Trọng Thủy nhờ lừa được vua Thục Phán An Dương Vương và con là công chúa Mỵ Châu mà rốt cuộc diệt được nước Âu Lạc, gom lại với quận Nam Hải (Quảng Đông) lập nên nước Nam Việt. Năm 111 TCN, Hán Vũ Đế sai Lộ Bác Đức và Dương Bộc sang đánh chiếm Nam Việt, cải thành Giao Chỉ bộ.
* Đến năm 40 CN, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị nổi lên đánh đuổi Tàu phù Tô Định, giành lại nền độc lập, lập nên triều Trưng Vương được ba năm (40-43).
- 2) Nhà Đông Hán: Phục ba tướng quân Mã Viện nhà Đông Hán mang quân qua đánh bại Nhị Trưng, đem đất Giao Chỉ về nội thuộc nhà Hán như cũ (44-220), qua thời Tam Quốc dưới nhà Ngô (220-265, triều gia tộc Tôn Kiên, Tôn Quyền), rồi nhà Tấn (Tư Mã Ý, Tư Mã Yêm, 265-420) và Nam Bắc triều (421-588).
* Năm 541, Lý Bôn hay Lý Bí khởi nghĩa đuổi thái thú Tiêu Tư về Tàu, lập nên nhà Tiền Lý xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Đến thời hậu Lý Nam Đế tức Lý Phật Tử, đất Giao chỉ lại nội thuộc nhà Tùy.
- 3) Nhà Tùy (589-617), nhà Đường (618-907) và thời Ngũ Đại-Thập Quốc (907-959): Nhà Tùy làm vua được 28 năm thì mất, nhà Đường lên thay, đặt đất Giao Châu dưới sự cai trị của một chức quan gọi là An Nam Đô Hộ Phủ. Từ khi nước ta thuộc về nước Tàu, nhà Đường là nhà cai trị cay nghiệt, tàn bạo nhất.
* Do đó, năm 722, có người tên Mai Thúc Loan ở huyện Thiên Lộc tức huyện Can Lộc (Hà Tĩnh bây giờ) nổi lên chống lại nhà Đường, chiếm đất Hoan Châu (huyện Nam Dương, tỉnh Nghệ An), xưng đế tục gọi là Mai Hắc Đế. Nhưng chỉ ít lâu sau nhà Đường sai Dương Tư Húc và Quang Sở Khách mang quân đánh bại Mai Hắc Đế.
* Sau Mai Hắc Đế, năm 791, Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương khởi nghĩa chống nhà Đường nhưng thất bại. Nhà Đường tiêu vong năm 907 - triều Ai Đế, khởi đầu trên nước Tàu thêm một lần nữa cuộc tranh giành, chém giết tục gọi là thời Ngũ Đại - Thập Quốc (tổng cộng 52 năm), cho đến khi Triệu Khuông Dẫn dẹp được Tứ Đại-Thập Quốc, lên kế vị, đổi tên nước là Tống.
* Trong thời Ngũ Đại-Thập Quốc, Giao Châu nằm dưới quyền của nhà hào phú kiêm chức Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Hải Dương). Khúc Thừa Dụ mất năm 907, con là Khúc Hạo lên thay. Cùng thời điểm đó, ở Quảng Châu bên Tàu có Lưu Cung lên nối nghiệp anh là Lưu Ẩn làm Nam Bình Vương kiêm chức Tiết độ sứ, triều Lương (một trong ngũ đại). "Được ít lâu, nhân bất bình với nhà Lương, Lưu Cung tự xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Việt. Đến năm 947, cải quốc hiệu là Nam Hán. Khúc Hạo mất năm 917, con là Khúc Thừa Mỹ kế nghiệp chức Tiết độ sứ của nhà Lương chứ không thần phục nhà Nam Hán. Vua Nam Hán lấy làm hiềm, năm 923, sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân qua đánh Giao Châu, bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi cất Lý Tiến làm thứ sử cùng Lý Khắc Chính giữ Giao Châu".
* "Dương Diên Nghệ là bộ tướng của Khúc Hạo ngày trước. Năm 931, Dương Diên Nghệ mộ quân đánh đuổi Lý Khắc Chính và Lý Tiến, rồi tự xưng làm Tiết độ sứ. Được sáu năm, Dương Diên Nghệ bị nha tướng là Kiểu Công Tiện giết đi mà cướp lấy quyền."
* Ngô Quyền là tướng đồng thời là rể của Dương Diên Nghệ cất quân đánh Kiểu Công Tiện. Trong khi Kiểu Công Tiện cho người sang cầu cứu bên Nam Hán thì bên này Ngô Quyền giết được Kiểu Công Tiện, rồi một mặt truyền cho quân sĩ hết sức phòng bị, một mặt thì sai người lấy gỗ cặp sắt nhọn, cắm ngầm ở dưới lòng sông Bạch Đằng, chờ quân Nam Hán. Thái tử Nam Hán là Hoằng Tháo đưa quân tiếp ứng qua ngả sông Bạch Đằng. "Ngô Quyền chờ lúc thủy triều lên, cho quân ra kiêu chiến; quân Hoằng Tháo đuổi theo, đến lúc nước xuống, Ngô Quyền hồi quân đánh ập lại, quân Hoằng Tháo thua chạy, bao nhiêu thuyền mắc vào cọc gỗ thủng nát mất cả, người chết quá nửa. Hoằng Tháo bị Ngô Quyền bắt, giết." (Việt Nam sử lược).
Nhờ Ngô Vương Quyền mà nước Nam ta cởi được cái ách Tàu thuộc hơn một ngàn năm, và mở đường cho các triều đại tự chủ Đinh, Lê, Lý, Trần... Nguyễn về sau này, mãi cho đến thời Tây thuộc, 1884-1954.
Lịch trình hình thành biên giới các đế quốc Hoa Hạ xưa và đế quốc Chai-Na nay
-a) ["Giai đoạn Tần: Đế quốc Tần tồn tại mười lăm năm (221-206 TCN), mới bắt đầu đời thứ hai (Nhị Thế) là dứt, khác hẳn với sự cường điệu "truyền đến vạn đời" của Thừa tướng Lý Tư. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn ngủi ấy, Tần đã làm được nhiều công trình - dù thế nào cũng đáng gọi là phi thường, như tổ chức hành chính, thống nhất văn tự, thống nhất tư tưởng, nội trị, đắp đường, xây cất (nổi tiếng nhất là Vạn Lý Trường Thành)... và, xâm chiếm đất đai của các dân tộc khác ở phương bắc và phương nam, tiếng chữ chính trị gọi đó là “mở rộng cương thổ”:
- Ở phương bắc, đánh người Hồ, cướp lấy cả khu vực phía nam Hoàng Hà (Ninh Hạ, Tuy Viễn...)
- Ở phương nam, cưỡng chiếm vùng Bách Việt.
Bản đồ đế quốc Tần (Qin)
-b) Giai đoạn Hán:
Nhờ nhà Tần yểu mệnh nên mới có cuộc tranh hùng Hạng Võ-Lưu Bang (Hán Sở tranh hùng). Lưu Bang diệt Hạng Võ, lập ra nhà tiền Hán, đế hiệu là Cao Tổ. Đến thời Vũ Đế, nhà Hán liên tiếp đánh Hung Nô ở phía bắc, Tây Vực ở phía tây, Triều Tiên ở phía đông, Việt Nam ở phía nam... Kết quả, lãnh thổ đế quốc Hán phình to ra với quy mô rộng lớn gần như quy mô biên giới ngày nay.
Bản đồ đế quốc Hán
Hán Cao Tổ (Lưu Bang) gốc nông dân vô học, giữ chức đình trưởng (như cai trạm) thời Tần, nhờ bọn nho sĩ như Tiêu Hà, Trương Lương, Hàn Tín, Trần Bình... mà nên đế nghiệp, song lúc đầu lại tự đắc cho đấy toàn là công của mình, tự nhủ có thể không cần dùng đến họ nữa. Có lần ông chửi xả vào mặt mưu thần Lục Giã rằng: “Ta ngồi trên lưng ngựa mà được thiên hạ, đâu cần đọc Thi, Thư”, rồi thậm chí còn lột áo bọn nho sinh, vất xuống đất cho đái vào.
* Mao Trạch Đông, sau khi yên vị trên ngai vàng, coi trí thức không bằng cục phân!
Trần Bình tâu lên Lưu Bang: "Bệ hạ có thể ngồi trên lưng ngựa mà chinh phục, chứ không thể cai trị thiên hạ được". Hán Cao Tổ giật mình tỉnh ngộ, chịu nghe lời Lục Giả, Lịch Tự Cơ, Thúc Tôn Thông dựa theo phép tắc thời trước đặt ra triều nghi, từ đó triều đình mới có trật tự, tôn nghiêm. Ông ta vẫn cấm Nho giáo, vẫn giữ hiệp thư (lệnh đốt sách nho); cũng trọng nông, khinh thương và độc tài như Tần Thủy Hoàng.
-c) Giai đoạn Đường:
Triều Đường Thái Tông, nước Tàu là một đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới. Khi ấy đoàn ngựa xâm lăng của đế quốc Đường tung vó phía đông tới Triều Tiên, Mãn Châu; phía bắc tới Nội, Ngoại Mông; phía tây tới Ba Tư, phía nam tới Ấn Độ...
Ngoài ra, sử sách nhà Đường còn ghi lại đấy đủ việc đế quốc Đường đánh cướp dã man các nước tiếp giáp xung quanh như Đột Quyết, Thiết Lặc, Quy Tư, Cao Xương, Thổ Phồn...
Bản đồ đế quốc Đường (Tang)
-d) Giai đoạn Tống: Người sáng lập nhà Tống là Triệu Khuông Dẫn, hiệu Thái Tổ, từ năm 906. Đến năm 1279 thì bị ‘rợ’ Mông Cổ tiêu diệt, khai sinh ra triều Nguyên thống trị đế quốc Hoa Hạ.
* Vương An Thạch (1021-1086), lãnh tụ phe ‘tân đảng’ lên nắm quyền Tể tướng năm 1069 - triều Tống Thần Tôn, để thi hành chính sách Biến pháp (cải cách toàn diện) của ông. Lý thuyết trong Biến pháp thì hay, áp dụng vào thực tế thì thành thảm họa cho dân, một phần bị phe đối lập (cựu đảng), đứng đầu là Tư Mã Quang, phá ngầm; cọng thêm nạn lũng đoạn, ăn chận và tham nhũng của chính những kẻ thừa hành dưới trướng của Vương An Thạch.
Thất bại trong Biến pháp, và muốn lập công lấy lại uy tín, năm 1075, Vương mang quân lên phía bắc đánh Tây Hạ (Thát Bạt), thắng được vài trận nhỏ nhưng hao tới 60 vạn quân và vô số tiền của. Vua Tống Thần Tôn được tin, ôm mặt khóc, bỏ ăn mấy ngày. Thấy ‘Trung Hoa’ bị tổn thương nặng, ‘rợ’ Liêu đòi cắt thêm đất, Vương cắn răng chịu khuất, cắt cho họ 700 dặm ở Hà Đông (Tàu).
Thất bại ở phía bắc, Vương quay xuống phía nam, muốn nuốt nước Việt ta, bấy giờ thuộc triều Lý Nhân Tôn. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản ra tay trước, chia quân ra hai đạo, một qua đánh hai châu Khẩu, Liêm (Quảng Đông), một đánh lên Ung châu (Quảng Tây): đại thắng, giết hại cả vạn quân Tàu. Năm sau, nhà Tống muốn phục hận, lại mang quân qua xâm lăng. Lý Thường Kiệt lại oanh liệt thắng, giết cả ngàn quân Tống trên sông Như Nguyệt (sông Cầu, tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Sau trận đó, Vương An Thạch về vườn luôn, chết năm 1086.
* Về mặt lãnh thổ trong triều Bắc và Nam Tống, đế quốc Chai-Na teo tóp lại vì bị ‘giặc’ Liêu, ‘giặc’ Kim... chiếm lại đất, nhưng riêng về mặt văn hóa nói chung và mặt khoa học thì lại phát triển thêm ra. Ở đây chỉ xin ôn lại chút ít về mặt khoa học: "La Bàn (boussole) đã có từ xưa. Đời Tống cải thiện thêm nó: Mấy thầy địa lý dùng từ thạch (đá nam châm) làm kim chỉ nam để coi đất; rồi ghe thuyền bắt chước dùng, nhờ đó mà thuật hàng hải mới phát đạt. Thuốc súng (hỏa dược), thời Bắc Tống đã chế ra được nhưng chỉ dùng làm pháo đốt chơi trong lễ lạc, đời Nam Tống mới dùng nó làm chiến cụ, châm lửa thì tiếng nổ nghe như sấm".
* Triều Tống "không có ông vua nào tàn bạo mà có ba bốn ông thương dân như Chân Tôn, Nhân Tôn, Anh Tôn..." nhưng do "thiếu kinh luân, thiếu khí phách (nôm na là thiếu nhẫn tâm) đến nhu nhược" nên rốt cuộc mất nước vào tay ‘rợ’ Mông.
* "Tội lớn nhất của họ là quá nghe lời bọn nịnh thần phản quốc như Thái Kinh, Lý Bang Ngạn, Tần Cối (Nam Tống)".
* Một học giả người Tàu tên Cô Hồng Minh bảo: "nền văn minh nào đào tạo được những cha mẹ, vợ chồng, con cái, những công dân tốt nhất, thì nền văn minh đó tốt đẹp nhất". Tôi đồng ý với cụ Nguyễn Hiến Lê, cho tiêu chuẩn đó đúng, và đời Tống - mặc dầu yếu, nghèo, đáng được gọi là văn minh nhất thế giới.
* ["Con người văn minh là con người biết coi bất kỳ một người đàn ông, đàn bà nào, dù tầm thường tới đâu, cũng là những đại diện của một trong những tập thể đã góp sức sáng tạo để cho nhân loại được như ngày nay". Bởi chưng đến "Tạo hóa chắc hẳn phải hài lòng được chứng kiến hàng ngàn, hàng vạn tinh trùng đua nhau vượt lên để gieo tinh cho một cái noãn"] (Will & Ariel Durant).
Bản đồ đế quốc Bắc-Nam Tống (Song)
-e) Giai đoạn Nguyên:
Ngược lại với triều Tống, cũng về lãnh thổ mà nói, đế quốc Nguyên lại phình to ra, phía đông tới miền ven biển châu Á, phía nam tới quần đảo Nam Dương (Indonesia), phía bắc tới Xi Bia (Siberia) là nhờ những cuộc chiến tranh xâm lược của ‘rợ’ Mông Cổ, bắt đầu từ Thành Cát Tư Hãn (Thái tổ Thiết Mộc Chân,1162-1227) và con cháu như Nguyên Thế Tổ (Hốt Tất Liệt, 1215-1294), Nguyên Thành Tông (Thiết Mộc Nhĩ, 1265-1307)...: Chiếm Xi Bia (Siberia), vào Nga, tới nội địa châu Âu, từ Hungary qua sông Danube, từ Ba Lan đánh tới Ý, chinh phục Ấn Độ, phá Gia Va (Java... và thất bại ở Việt Nam!
Bản đồ đế quốc Nguyên (Yuan)
* ["Hai lần họ đưa quân qua nước ta (thời vua Trần Nhân Tôn, 1279-1298), hai lần họ đại bại, từ năm 1285 đến 1288. Hưng Đạo Vương tuy thắng họ, nhưng xử nhũn, sai sứ cầu hòa, chịu nộp cống. Họ đòi vua Nhân Tôn phải qua chầu ở Bắc Kinh, vua kiếm cớ thoái thác. Việc lằng nhằng chưa ngã ngũ thì Hốt Tất Liệt chết và vua kế vị là Thành Tông Thiết Mộc Nhĩ bãi binh luôn.”]. (Nguyễn Hiến Lê, sđd, trang 386).
* ["Người Mông Cổ chiếm được ‘Trung Quốc’ nhưng do “văn minh họ kém, thường họ không có chữ viết, nên họ phải theo chế độ, văn minh ‘Trung Hoa’, ngay đến tên triều đại, miếu hiệu, niên hiệu, cũng dùng tên Tàu. Lâu rồi thì tự Hán hóa”.
* Hốt Tất Liệt là người đặt ra "những luật kỳ thị chủng tộc, điều mà từ trước chưa hề thấy ở Đông Á. Xã hội chia làm bốn hạng người: Đứng đầu là người Mông Cổ, nhiều đặc quyền nhất; rồi tới các dân tộc không phải là Hán ở Trung Á, như Khiết Đan, Úy Ngô Nhi, Tây Tạng... mà văn hóa và huyết thống, phong tục gần với Mông Cổ, hạng này gọi chung là Sắc mục, được hưởng một số đặc quyền; hạng thứ ba là người Hán ở phía Bắc mà họ cho là đã đồng hóa ít nhiều với các ‘rợ’, đáng tin cậy một chút; cuối cùng là người Hán ở miền Nam bị kỳ thị nhất vì đã chống lại họ mạnh nhất.”
* Nếu giết một người Mông Cổ hay Sắc mục thì người Hán phải chịu tử hình và gia đình phải chịu phí tổn ma chay – dĩ nhiên là nặng – cho thân nhân người chết. Trái lại, kẻ bị giết nếu là người Hán mà kẻ sát nhân là người Mông Cổ hay Sắc mục thì có thể viện lẽ trong cơn say rượu hoặc trong lúc tranh luận hăng quá, lỡ tay, và chỉ bị phạt hoặc cùng lắm là đày ra biên giới!”]! (Nguyễn Hiến Lê, sđd, trang 381-382).
* Ngày nay, nhân dân lỡ vuốt má công-an-bạn-dân hơi nặng tay một chút thì được nghiêm minh xử đúng luật, lãnh án tù 2 năm; còn công-an-bạn-dân đập chết nhân dân thì bị xử theo lệ... đảng. Hơn nữa, ví dụ 7 nhân dân cướp đoạt 7 con vịt để đánh tiết canh nhậu chơi thì chia nhau 17 năm 6 tháng tù, còn đảng viên lãnh đạo ăn cắp, tỉa tói hay làm thất thoát công quỹ cả tỉ tỉ VND thì chỉ phải bị kiểm điểm, khiển trách trong nội bộ đảng hầu đương sự tự giác rút, lọc, sàng kinh nghiệm hay là được chuyển công tác, đôi khi với một chức vụ ngon hơn; hoặc cùng lắm là bị cho ‘hạ cánh an toàn’.
-f) Giai đoạn Minh:
Năm 1368, Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh, đế hiệu là Thái tổ. Đến đầu thế kỷ XV, dưới triều Minh Thành Tổ (1403-1424), nước Tàu là một đế quốc cường thịnh, bành trướng ra ngoài rất mạnh, đặc biệt theo hướng Đông Nam Á, nhất là vùng bán đảo Đông Dương. Việt Nam ta có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, kinh tế..., do đó đế quốc Minh hằng manh tâm xâm chiếm.
Bản đồ đế quốc Minh (Ming)
* Mượn cớ cha con Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương tiếm ngôi nhà Trần (Thiếu đế) ở nước ta, lại giết cả hoàng thân nhà Trần tên Khang tức Trần Thiêm Bình - người đã sang cầu cứu nhà Minh giúp giành lại cơ đồ nhà Trần, Minh Thành Tổ sai Chu Năng và Trương Phụ mang quân qua, rêu rao diệt Hồ phục Trần, rồi chiếm luôn nước ta.
"Khi quân viễn chinh sắp lên đường, Minh Thành Tổ ra lệnh: Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách vở và bản in của đạo Phật và đạo Lão, còn thì mọi sách vở, văn tự, cả những dân ca, sách dạy trẻ (...) đều phải đốt hết, một mảnh, một chữ cũng không chừa. Những bia nào ‘Trung Hoa’ xây dựng từ trước thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá hủy cho hết…” (Nguyễn Hiến Lê, sđd trang 418).
Năm 1428, quân xâm lược nhà Minh đã bị dân ta, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, kháng cự suốt 10 năm (1418-1427), đuổi ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập dân tộc, lập ra nhà Lê (1428-1788). Chiến thắng này của dân ta đã góp phần quan trọng trong việc chặn đứng thế lực bành trướng, bá quyền của đế quốc Minh ở Đông Dương và Đông Nam Á.
-g) Giai đoạn Thanh:
Nhà Thanh, gốc gác là ‘rợ’ Mãn Châu, kế vị nhà Minh từ năm 1644 và cũng là một đại đế quốc xâm lược: đánh Đài Loan, Nội Mông, Ngoại Mông, Nê Pan, Việt Nam..."]
Bản đồ đế quốc Mãn Thanh (Qing)
* Vua Lê Chiêu Thống không ưa Tây Sơn, cho người sang cầu cứu với nhà Thanh, vua Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị đem quân sang đánh Tây Sơn. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ hay tin, đem quân ra Bắc đánh đuổi quân Tàu, Tôn Sĩ Nghị vội vàng bỏ chạy, quân Tàu giày xéo nhau, tới biên giới thì cả chục vạn quân chỉ còn sống sót vài chục mạng.
Trước chiến tranh nha phiến hiệp 1, nhà Thanh tự tôn là Thiên triều đại quốc, coi thường Tây phương, cho là ‘ngoại di’. Đến khi liên quân 8 nước Tây phương cho đại bác nổ tung trời Bắc Kinh, buộc nhà Thanh phải điều đình, liên tục cắm mặt ký cả một trường thiên điều ước bao gồm nhiều khoản bất bình đẳng đến nhục nhã, lúc đó họ mới té ngữa ra rằng tụi ‘ngoại di’ (và cả tụi Nhật lùn) mạnh hơn ‘thiên triều đại quốc’ của mình nhiều; sau chiến tranh nha phiến hiệp 2, họ mới sạch trơn tâm ý tự tôn rằng Mãn Hán văn minh nhất, hùng cường nhất thế giới.
["Trong 90 năm (1821-1911), về phương diện chính trị và kinh tế, Thanh đình chịu sự uy hiếp mỗi ngày một tăng của các cường quốc Tây phương và Nhật Bản, họ vào hùa với nhau rút rỉa, xà xẻo con mồi ‘Trung Hoa’, mà lại ganh tị nhau trong việc chia phần, biến ‘Trung Quốc’ thành một bán thuộc địa”].
Có thể gọi chung các ký kết đó là Thông thương điều ước. Đơn cử vài điều khoản nhục nhã trọng yếu:
1) Hồng Kông thành nhượng địa của Anh (1842);
* Đây là căn cứ địa xâm lược sau này cho các nước ‘bạch quỉ, ngoại di’ khác như Pháp, Hòa Lan, Đức, Nga… dưới dạng buộc Thanh đình mở thêm các thương khẩu khác cho họ khuyếch trương buôn bán trên đất Tàu, hơn 150 năm.
- Hồng Kông được Anh chuyển giao chủ quyền cho CHND Chai-Na năm 1997, biến thành Đặc khu hành chính Hồng Kông, theo quy chế tự trị cho đến năm 2047.
- Tiện thể nói luôn đây, Ma Cao (Áo Môn) là nhượng địa thuộc Bồ Đào Nha (đại tiểu bá Portugal) từ thế kỷ XVI, được hoàn trả cho CHND Chai-Na cuối năm 1999, cũng là Đặc khu hành chính đến năm 2049.
2) Mở năm hải khẩu Hạ Môn, Phúc Châu, Quảng Châu, Ninh Ba, Thượng Hải cho người Anh tới buôn bán, cư trú, lập những lãnh sự tài phán việc bán buôn tại các nơi đó.
3) Các giáo sĩ Anh và Pháp được tự do truyền giáo trong nội địa ‘Trung Hoa’; công dân Anh, Pháp có tờ hộ chiếu thì được tự do du lịch trong nội địa ‘Trung Hoa’;
4) Công dân Anh, Pháp mà phạm tội ở trên đất ‘Trung Hoa’ thì do lãnh sự của họ xử, nếu có việc tranh tụng giữa người Tàu và người Anh, hoặc với người Pháp thì quan lại ‘Trung Quốc’ cùng xử lý với lãnh sự Anh hoặc Pháp;
5) Mở thêm nhiều thương khẩu như Ngưu Trang, Đăng Châu, Đài Loan, Viên Thủy, Triều Châu...;
6) Sau khi Anh và Pháp ra mặt giúp Thanh đình dẹp xong hoàn toàn loạn Thái Bình Thiên Quốc năm 1866 (do Hồng Tú Toàn lãnh đạo từ 1851 đến 1864), mở thêm 3 thương khẩu ven sông Dương Tử: quan trọng nhất là Hán khẩu...; tiếp theo là thương khẩu Thiên Tân;
7) Cắt đất Cửu Long ở bờ đối diện với Hồng Kông, nhường cho Anh...
8) Miền Đông Ô Tê Lý giang (sông Ussuri) cho tới bờ biển thuộc hẳn về Nga;
9) Mở một nơi ở Tân Cương cho Nga lập thương điếm;
10) Thương nhân Nga được tự do ra vào Bắc Kinh;
11) Cắt nhường miền Tây I Lê (?) cho Nga...
13) Vân vân và vân vân.
Còn 21 điều của Nhật trong Thế chiến 1 nữa chứ, đơn cử một vài:
1) Nhật được đặc quyền ở Phúc Kiến;
2) ‘Trung Hoa’ không được nhường hoặc cho thuê các cửa bể, vịnh, cù lao của mình cho nước khác;
3) Kiều dân Nhật được quyền mua đất đai, lập trường học, dưỡng đường tại ‘Trung Hoa’;
4) ‘Trung Hoa’ muốn dùng cố vấn ngoại quốc về chính trị, quân sự, tài chánh thì phải lựa người Nhật trước hết...
5) Vân vân và vân vân.
Ngoài ra, nếu cọng hết số tiền bồi thường ‘chiến tranh’ mà Thanh đình buộc phải ký trả cho tụi ‘ngoại di’ thì cứ gọi là khủng khiếp theo mệnh giá thời đó"].
(Tiết này tôi lược từ Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê, tài liệu số 8).
Và tôi bỏ qua ba cuộc biến động quan trọng của họ: Ngũ Tứ vận động (04/05/1919), Ngũ Táp vận động (30/05/1925) và Thiên An Môn (04/06/1989).
-h) Giai đoạn Mao:
Mao Trạch Đông đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan (Taiwan) năm 1949, lên ngôi Hoàng đế và đổi tên nước Chai-Na Dân Quốc thành Cộng Hòa Nhân Dân Chai-Na (thực chất là đế chế độc đảng toàn trị).
Trang sử nước Tàu nằm dưới ách bán thuộc địa nhục nhã của Tây phương và Nhật Bản cũng như cuộc tương tàn Quốc-Cộng khốc liệt, dai dẳng còn chưa ráo máu thì tháng 10 năm 1950, bất ngờ Mao Hoàng đế - nhân danh chủ nghĩa Cộng sản - ra lệnh cho tướng Chiang Chian Vu xua quân nuốt chửng nước Tây Tạng hầu “giải phóng Tây Tạng ra khỏi sự áp bức của đế quốc xâm lược”! Đến ngày 31 tháng 3 năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma kiêm Quốc trưởng đời thứ 14 nước Tây Tạng, Tenzin Gyatso (1935-) trốn thoát qua Ấn Độ, năm ngài mới 14 tuổi. Ngày 02 tháng 9 năm 1960, ngài lập chính phủ lưu vong Tây Tạng tại Dharamsala, kháng Tàu hầu đòi lại nền độc lập, tự do và công lý theo sách lược đối thoại và bất bạo động, nghĩa là “tranh đấu không bằng vũ lực mà bằng khí giới của Sự thật và Quyết tâm”, cho đến ngày nay (cuối 2012). Đức Đạt Lai Lạt Ma Tenzin Gyatso - giải Nobel Hòa Bình năm 1989, rời chính trường từ tháng 3 năm 2011.
Bản đồ đế quốc Mao-ít (People’s Republic of China)
* Tự Điển Bách Khoa VN, tập 4, trang 109-110 – Nxb TĐBK, HN 2005 ghi về Tây Tạng, trích nguyên văn:
["Tây Tạng (Xizang), một trong năm khu tự trị của ‘Trung Quốc’. Thành lập chính thức năm 1965. Nằm ở vùng biên giới tây nam ‘Trung Quốc’, vùng tây nam cao nguyên Thanh Tạng (Qingzang). Phía bắc giáp khu tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương (Weiwu’er – Xinjiang); đông bắc giáp tỉnh Thanh Hải (Qinghai); đông giáp tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan); đông nam giáp tỉnh Vân Nam (Yunnan); phía nam và phía tây có biên giới chung với các nước Myanma, Ấn Độ, Butan, Nêpan, v.v... Diện tích trên 1,2 triệu km2, chiếm khoảng 1/8 diện tích của ‘Trung Quốc’. [...] Từ tháng 10 năm 1950, chính phủ CHND Chai-Na giải phóng Tây Tạng và khẳng định Tây Tạng là một bộ phận lãnh thổ của ‘Trung Quốc’. Tháng 12 năm 1991, trong chuyến viếng thăm chính thức Ấn Độ của thủ tướng Lý Bằng, phía ‘Trung Quốc’ đã khẳng định một lần nữa Tây Tạng là một phần lãnh thổ của ‘Trung Quốc’"!]
* Hiện nay dân số ở Tây Tạng có khoảng bảy (7) triệu, kể cả 1,5 triệu người Hán, xếp hạng thứ 10 trong tổng dân số của nước CHND Chai-Na. Vậy, Tứ Di không thể nào là Hán, Hồi, Mông, Tạng được.
* Rồi đây, lỡ Việt Nam một lần nữa biến thành cái đuôi sam của ‘Trung Quốc’, con dân Hồng-Lạc sẽ nghĩ thế nào khi đọc Từ Điển Bách Khoa của Tây Tạng? "Lịch sử người ta thường viết khác xa lịch sử xảy ra thực: sử gia ghi chép những gì đặc biệt vì cái đó mới khiến người ta chú ý tới"!
* ["Người ta không thể lừa gạt mọi người hoài được" (A. Lincohn), nhưng người ta có thể gạt được một số người đủ để thống trị cả một nước"!]
Nước Tàu trước thời Tần Thủy Hoàng, đất đai chỉ có hơn 30 quận. Song, qua 20 thế kỷ đi xâm lăng, thôn tính, tiêu diệt, đồng hóa các lân bang mà có được lãnh thổ mênh mông như hiện tại.
Tần Thủy Hoàng giết 460 nho gia bất đồng quan điểm: 2.000 năm đã qua và 2.000 năm sắp tới, tội ác ‘tứ di’ đó vẫn tươi như mới hôm qua và cái tên Tần Thủy Hoàng mãi mãi gắn chặt với bốn chữ ghê tởm 焚 書 坑 儒 / Phần thư khanh nho (đốt sách và chôn nho). Còn Hoàng đế Mao Trạch Đông thì sao?
-1) Trong phong trào Trăm hoa đua nở năm 1956-1958 ["một tờ báo ở Hán Khẩu đăng một bức thư ngỏ gửi Mao: Nhiều công dân bị cơ quan họ giúp việc, giam trong khắp nước (không phải trường hợp của tôi). Nhiều kẻ chết vì không chịu được sự chỉnh phong (rectification: chỉnh lại tác phong)..., có những trí thức tự tử: nhảy từ trên lầu cao nhảy xuống, đâm đầu xuống sông, uống thuốc độc, tự cứa cổ, nhiều vô kể. Rồi tác giả kết: tôi thà chết trong phòng hơi độc của Hitler hoặc bị chôn sống như thời Tần Thủy Hoàng, chứ không chịu lối ‘chết tâm lý’, lối ‘diệt tinh thần’ đó (ý muốn nói không chịu bị tẩy não)"]. Thế là cuộc thanh trừng ghê rợn bắt đầu và đến tháng hai năm 1958, "có trên 1.300.000 trí thức ‘được’ về nông thôn sống với nông dân, làm việc tay chân với nông dân: Từ đó, ‘Trung Hoa’ cũng như Liên Sô và đâu đó sau 1975..., đưa ra nguyên tắc: phải kết hợp sự lao động tay chân với sự lao động trí óc".] (Nguyễn Hiến Lê: Sử Trung Quốc, trang 725-727 – Nxb Tổng Hợp, TP HCM 2006).
Và mãi tận hôm nay, đó đây trong vài xứ sở xhcn còn sót lại, "trăm thứ hoa cúc đều đã phải nở ra cúc vạn thọ hết" (Chương Dân Phan Khôi,1887-1959). Ai giới thiệu cho tôi Một đóa cúc vạn thọ xhcn trinh nguyên, tôi xin đài thọ khứ hồi + tứ khoái Một chuyến Âu du!
* Về nguyên tắc phải kết hợp sự “lao động tay chân với sự lao động trí óc”, có mẩu ‘tiểu sử’ này:
["Một hôm cụ Phan Khôi được đưa tới thăm nhà máy An Sơn của Tàu cộng, cụ làm ra vẻ tâm đắc khen ngợi những máy móc tinh xảo và phát biểu như sau:
- Ngày xưa ông Mác nói: Lao động sáng tạo nhưng tôi nghĩ rằng nên nói trí thức và lao động sáng tạo, mới đúng.
Cán bộ Tàu lễ phép chữa lại:
- Thưa cụ, ông Mác nói lao động là bao gồm cả trí thức trong đó chứ ạ!
Cụ Phan trả lời ngay:
- Không đâu, ý ông Mác chỉ muốn nói công nhân thôi: còn trí thức thì sau này người ta mới thêm thắt vào đó.
Cán bộ Tàu cộng ứ hơi cứng họng không trả lời được."] (Hoàng Văn Chí: Trăm hoa đua nở…, trang 57).
* Ở đây tôi cũng bỏ qua thành tựu của chiến dịch Thổ địa cải cách / Cải cách điền địa, đấu tố trong ‘giai đoạn Tân dân chủ 1949-1952’ của Mao Hoàng đế vì tôi nghĩ chỉ việc lấy tổng số nạn nhân bị đấu tố (586.000), thảm sát (172.008) trong ‘bản sao’ của nó là Cải cách ruộng đất - giai đoạn 3, 1954-1957 (theo báo cáo ‘chính thức’) ở miền Bắc nước ta rồi nhân lên vài chục lần, kết quả ắt chẳng lệch bao nhiêu. Tại sao tôi nói vậy? Vì, cố vấn chệt La Quý Ba hiến kế cho Người ta rằng ["theo kinh nghiệm ‘Trung Quốc’, một xã có từng nầy bần cố nông thì nhất định phải có bằng nầy địa chủ"; ôi, "khi đẻ con ra, mẹ nhờ bà mụ ‘móc miếng’ con thật sạch để cho con có ngu thì cũng ngu vừa vừa... Sao họ khinh miệt dân ta đến như vậy"] (Nguyễn Văn Trấn, 1914-1998).
Chỉ biết rằng "Cải cách điền địa, ngoài mục đích kinh tế, còn một mục đích quan trọng hơn, đó là đấu tranh giai cấp để tiến tới xã hội chủ nghĩa". Xã hội chủ nghĩa để làm gì, rồi sao nữa? Đố ai trả lời được. Và cũng chỉ biết rằng "Cải cách ruộng đất đem lại cho người nông dân Bắc bộ (VN) một khoảnh đất, con chó nằm còn ló đuôi ra ngoài" (Bùi Công Trừng, 1905-1986).
-2) Trong Đại cách mạng văn hóa giai cấp vô sản năm 1966 đến năm 1976, "một nhá báo Tây phương ví Mao với Tần Thủy Hoàng, Mao đáp: Tần Thủy Hoàng chỉ giết có 460 kẻ sĩ. Còn tôi, tôi đã giết 46.000 (bốn mươi sáu ngàn) trí thức, tôi hơn Thủy Hoàng cả trăm lần chứ!" (Nguyễn Hiến Lê: sđd, trang 737). Con số 460 nho gia bị chôn sống được trích từ cuốn A short History of the Chinese people, Revised Edition của L. Carrington Goodrich, Harper and Brothers xb năm 1951.
* Ta ‘luận’ nó - Ta ‘luận’ ta:
Mao bệ hạ chết ngày 09 tháng 9 năm 1976. Hơn một tháng sau (13/10/1976), Bè lũ bốn tên (Tứ nhân bang) gồm Mao Hoàng hậu tức Giang Thanh (vợ thứ tư của Mao, 1914-1991) và đồng bọn là Trương Xuân Kiều (1917-2005), Diêu Văn Nguyên (1931-2005), Vương Hồng Văn (1936-1992) - những trung thần của Mao tiên đế, bị hạ bệ, lãnh án từ 20 năm đến chung thân. Sau vụ án này, Cách mạng văn hóa ở ‘Trung Quốc’ được xem như kết thúc.
* ["Mao Trạch Đông đã đi vào lịch sử như một con người đặc biệt đã tạo nên cho mình một sự sùng bái cá nhân cao độ, mang dấu ấn truyền thống thiên triều trước đây của vua Trụ và con người Đắt Kỷ, Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Minh Thành Tổ... khét tiếng tàn bạo với những biến động lịch sử quan trọng trong quá trình ‘mở mang bờ cõi’, phát triển cắt mạng của ‘Trung Hoa’" (trang 58);
* "Then chốt và điểm nổi bật nhất của tư tưởng Mao Trạch Đông, của chủ nghĩa Mao là hệ tư tưởng bá quyền và bành trướng dân tộc nước lớn, hệ tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, nuôi dưỡng và phát triển truyền thống thiên triều ở các các thế kỷ trước, kích động tâm lý và ý thức dân tộc sô-vanh (chauvin) trong đông đảo nhân dân ‘Trung Quốc’" (trang 27);
* "Trong đời sống bình thường của con người, kẻ nham hiểm có thể thực hiện cái bề ngoài ‘dễ thương’ và ‘đáng yêu’ nhất đối với những người nhẹ dạ, trên thực tế, đó lại là sự lắng sâu của cái nham hiểm để có thể tạo ra sự tàn bạo to lớn. Trong hoạt động chính trị, xã hội, kẻ thù của nhân dân ở các thời kỳ lịch sử đều có những hành động tương tự" (trang 324);
* "Bảo vệ chủ nghĩa Mao là bảo vệ đường lối phản động theo chủ nghĩa bá quyền bành trướng dân tộc Đại Hán với những tính toán về nước ‘Trung Hoa’ là trung tâm thế giới, là cường quốc có vị trí chi phối đời sống của các dân tộc trên thế giới" (trang 47);
* "Với chủ nghĩa Mao, những vấn đề ‘tập thể’, ‘tổ chức’, ‘đảng’, ‘Nhà nước’, ‘chuyên chính vô sản’ đã bị tước bỏ mọi nội dung khoa học và cách mạng để thay thế bằng hình ảnh của phe phái, độc quyền, chuyên chế; đảng, nhà nước, tổ chức, tập thể chỉ là công cụ, là tập hợp để phục tùng tuyệt đối và mù quáng mệnh lệnh của quyền lực, của lãnh tụ vĩ đại. Chuyên chế vô sản chỉ có một nội dung là chuyên chế, cưỡng bức..." (trang 52);
* "Chính quyền trong hệ tư tưởng ấy chỉ còn lại nội dung quyền lực, ‘quyền uy’ tuyệt đối, quyền lực của cá nhân. Nhà nước không phải là tổ chức đại diện cho nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng tiên phong chiến đấu của mình mà chỉ là tổ chức quyền lực của những con người, những nhóm người nắm quyền hành trong tay. Đảng cộng sản trên thực tế không còn là đảng của giai cấp công nhân với vị trí lãnh đạo nữa mà chỉ là tổ chức quyền lực ‘đảng trị" (trang 25).
* Vân vân và vân vân. Tiết này tôi lược từ tài liệu số 12.
"Mao Trạch Đông là hậu quả của vô số nguyên nhân và là nguyên nhân của vô số hậu quả" (Will & Ariel Durant). Còn ai nữa chứ? Đồng thời, gõ lại tiết này tôi có cảm giác buồn cười miểng chai y như khi đọc cuốn Người ‘Trung Quốc’ xấu xí của Bá Dương / Nguyễn Hồi Thủ: Dường như Bá Dương đâu chỉ ‘luận’ riêng về người Tàu, vì chỉ cần thay họ, đổi tên là mọi sự rõ ràng! Tôi mong cảm giác này của tôi lại sai!
Về tư tưởng Mao Trạch Đông, có ‘tiểu sử’ này:
["Trong báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh có câu: Về lý luận, đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tiếp theo đó nói: lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.
Sau đại hội, báo cáo chính trị này đã được in lại coi như đã được đại hội 2 thông qua, vẫn còn có ‘tư tưởng Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo đảng ta’. Nhưng theo tài liệu mới in gần đây thì tư tưởng ấy trốn mất nên tôi (Nguyễn Văn Trấn) không biên ghi cho thật chính xác... Hôm đó, là tổ trưởng, tôi làm nhiệm vụ phản ánh trực tiếp. Một mình bác Hồ, một mình tôi. Tôi báo cáo tình hình, anh em trong tổ nói bộ hết duyên rồi sao mà lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm tư tưởng chỉ đạo đảng ta. Hồ Chí Minh nhắm hí mắt như Staline khi gặp ấn đề khó nghĩ, và tìm chữ.
Tôi thưa tiếp:
Có đồng chí còn nói: hay là ta viết ‘tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh’ có phải hay không!
Câu nói của tôi làm cho mắt ông già rạng lên theo lời đáp cấp kỳ:
- Không, tôi (HCM) không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin! Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Như tôi thường nói "lạt mềm buộc chặt", đó là phương pháp cột cái gì đó của tôi. Mà cho đến phương pháp như vậy thì cũng có sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng (của Mác). Chớ còn tư tưởng là quan niệm về vũ trụ, về thế giới và xã hội con người, thì tôi là học trò của Mác, Ăngghen, Lênin, chớ làm gì tôi có tư tưởng ngoài triết học Mác". "Nếu người cai trị ngày nay mà đọc (tôi chép ra cho đó), thì hẳn phải thấy ông Hồ Chí Minh đã nói ngắn ngủi và rất trong sáng, rất tinh khiết cái luân thường của bổn phận. Mà người cai trị bây giờ phải nghe theo đó mà làm. Chớ thuê người viết Tư tưởng Hồ Chí Minh thì chẳng đi tới đâu, đâu!] (Nguyễn Văn Trấn, sđd, trang 150-152, 345).
Vậy mà ‘lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh’ vẫn phôi thai xuất hiện năm 1992. Đến năm 2008 thì "tư tưởng HCM là chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam"!
Sao lãnh đạo Việt Nam khinh đồng bào Việt Nam đến thế!
Thủ đoạn xâm lược của các triều đế quốc Hoa Hạ, xưa và nay
-1) ["Di dân lấn đất, quấy rối biên cương:
Thủ đoạn này đã trở thành ‘quốc sách’ trong suốt chiều dài lịch sử của các đế quốc Hoa Hạ. Nếu nhìn lại các triều đại từ Tần, Hán, Đường đến Nguyên, Minh, Thanh ta thấy các đế quốc Hoa Hạ thường xuyên dùng chính sách di dân lấn đất, quấy rối biên cương, đặc biệt là di dân lấn đất. Chính sách này là thủ đoạn hàng đầu, hết sức nham hiểm, phục vụ đắc lực cho mục đích thôn tính, đồng hóa các dân tộc nhỏ yếu xung quanh.
Di dân lấn đất được chúng tiến hành cả trước và sau khi phát động chiến tranh xâm lược. Ví dụ khi đế quốc Tần phát động chiến tranh xâm lược phương Nam (214 TCN), Tần Thủy Hoàng đưa năm mươi vạn dân xuống vùng Ngũ Lĩnh, cho ở lẫn với người Việt. Khi đánh người Hung Nô, Tần Thủy Hoàng di ba mươi vạn dân, bắt họ phải ngụ cư hẳn ở vùng biên giới phía bắc.
Thi hành chính sách này, đế quốc Hoa Hạ nhằm biến số dân đó thành những công cụ giữ đất, khai thác tài nguyên và đồng hóa dân tộc bản địa.
Thời Hán, để tăng cường lực lượng phía bắc, chuẩn bị chiến tranh lâu dài với người Hung Nô, Hán Vũ Đế đã di hơn bảy mươi vạn người Hán tới dọc biên giới. Chúng lập đồn điền, mở bãi chăn nuôi trên thảo nguyên. Ở đó được tổ chức ra những đơn vị ‘dân binh’ có vũ trang. Đồng thời quân đội cũng được đưa tới làm lính thú xây dựng đồn điền, thực hiện ‘ngụ binh ư nông’ (8).
Với lực lượng ấy, chúng luôn luôn tạo ra những chuyện náo động ở biên giới, như lấn chiếm dần đất đai, vượt sang lãnh thổ bên kia bắt người, cướp trâu bò, gia súc, phá hoại mùa màng, phá hoại chăn nuôi, gây rối loạn cuộc sống yên ổn của đối phương, làm cho đối phương phải tập trung sức lực đối phó, hao người tốn của, đình đốn sản xuất, dẫn tới suy yếu. Sau đó đế quốc Hoa Hạ mượn cớ ‘an biên’ (làm yên biên giới) đem quân đánh chiếm."]
-2) ["Lôi kéo, chia rẽ các nước, mượn tay nước này đánh nước khác:
Đây là một thủ đoạn truyền thống của đế quốc Hoa Hạ mà chúng ta có thể tìm thấy nhiều ví dụ điển hình trong lịch sử, như câu chuyện ‘hợp tung, liên hoành’ thời Chiến quốc (9). Từ thời Hán trở đi, thủ đoạn đó đã trở thành một quốc sách.
Các nhà tư tưởng chiến lược của chủ nghĩa bành trướng đế quốc Hoa Hạ thời Hán từng tính toán nham hiểm và đề ra chủ trương sau:
a) Nếu Hoa Hạ và nước đối thủ sức lực ngang nhau, hai bên không thể thắng nổi nhau thì Hoa Hạ sẽ liên kết với bên ngoài để cùng chống nước kia.
b) Không làm mệt hại quân của Hoa Hạ, mà phải làm cho các nước nhỏ đồng loại kia tự đánh giết, tàn hại lẫn nhau... đến người cuối cùng!
Chủ trương này được khái quát thành phương châm chỉ đạo: ‘Hợp tiểu di công đại, địch quốc chi hình dã; dĩ Man Di công Man Di, Hoa Hạ chi hình dã’ (Hán Thư, Giả Nghị truyện), nghĩa là: Liên kết các nước nhỏ lại để đánh nước lớn là hình thế của nước địch; dùng Man Di đánh Man Di là hình thế của Hoa Hạ.
Đế quốc Hoa Hạ từ Hán, Đường tới Tống, Minh, Thanh, thời nào cũng sử dụng thủ đoạn này: đối với người Hung Nô, đối với các vùng Tây Vực thời Hán, đối với Việt Nam, Chiêm Thành, Lào thời Tống, Minh...
Ví dụ thời Hán, để bao vây, cô lập Hung Nô, Hán Vũ Đế dùng kế hoạch: phía tây tìm cách chặt đứt quan hệ giữa Hung Nô với các dân tộc Khương ở Thanh Hải, phía đông chặt đứt quan hệ giữa tộc Ổi với Hung Nô. Mặt khác, sai sứ thần đến các nước ở Tây Vực lôi kéo, dụ dỗ họ đánh Hung Nô... Thời Tống, trong chiến lược thôn tính nước ta (lúc đó là Đại Việt), nhà Tống cũng dùng thủ đoạn ‘liên minh ngoại viện’ xúi dục Chiêm Thành, Chân Lạp gây chiến với Việt Nam. Vua Tống xuống chiếu nói rằng «Chiêm Thành, Chân Lạp vốn là tử thù của Việt Nam, vậy sai Hứa Ngạn Tiên và Lưu Sơ, mộ dăm ba người buôn bể, đi dụ các quốc trưởng nước ấy cùng dự vào việc đánh Việt Nam. Khi nào bình định xong sẽ có thưởng» (Tục tư trị thông giám trường biên).
Nhìn vào đường lối đối ngoại của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh ngày nay, ta thấy, để thực hiện chủ nghĩa bành trướng, bá quyền nước lớn của mình, họ lại tái diễn thủ đoạn truyền thống đó. Họ lôi kéo, xúi dục, mua chuộc, gây sức ép với nhiều nước, buộc các nước này đi theo đường lối chính trị của họ"].
(Tiết này tôi ứng tác cũng từ bài của Tạ Ngọc Liễn, xem chú thích số 7)
Năm 1979, họ dùng bọn Polpot – Ieng Sary (Khờ-Me đỏ, anh-em-xnch-Campuchia) biến Campuchia thành tên lính xung kích chống phá phía tây nam Việt Nam. Cùng lúc, ở phía bắc, họ xua quân qua 6 tỉnh biên giới, "tiến sâu vào Việt Nam 40 kilômét" để vừa ‘đánh trả để thu hồi lãnh thổ’, vừa ‘dạy cho Việt Nam một bài học’. Kết cuộc, Việt Nam (triều Lê Duẩn) diệt được Khờ-Me đỏ, ở lại ‘chăm sóc’ nhân dân Campuchia đến năm 1989 mới rút về. Bắc Kinh (triều Đặng Tiểu Bình) rút quân về, NHƯNG không quên ["di chuyển nhiều cột mốc vào sâu lãnh thổ Việt Nam: ở tỉnh Lạng Sơn 6 cột mốc, ở tỉnh Hoàng Liên Sơn 10 cột mốc, ở tỉnh Hà Tuyên 10 cột mốc. Ở những nơi đó, lính Tàu đào hầm hào, xây dựng công sự, lô cốt kiên cố, nhằm chiếm đóng lâu dài. Đại diện lâm thời của chúng ở Hà Nội là Lỗ Minh ngang ngược tuyên bố những điểm chúng chiếm đóng đó đều là lãnh thổ của nước Tàu (?)"] (10). Tuy đã phải rút lui "nhưng vô vàn tội ác trời không dung đất không tha của chúng sẽ để lại những vết nhơ muôn ngàn đời không rửa sạch trên bộ mặt hiếu chiến ghê tởm của bọn phản động đầu sỏ đang ngự trị trong lâu đài Trung Nam Hải ở Bắc Kinh" (11).
*
Thay lời kết:
Không cần tính đến cái Công Hàm 1958 éo le của Phạm Văn Đồng, nội từ Hội nghị Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990 (triều Nguyễn Văn Linh), năm 1991 (triều Lê Khả Phiêu) có hậu quả như thế nào đến cuối năm 2012 này, Việt Nam XHCN, trên mặt ‘chính thức’, đã dâng thêm vào tay người ‘anh em xhcn đời đời hữu nghị bá quyền nước lớn xâm lược’ những gì là điều bất cứ công dân Internet nào cũng có thể tính đếm được, nên tôi chịu dại tránh ghi ra đây, vì chỉ tổ nát lòng một lần nữa. Ở đây tôi chỉ ôn lại:
1) Thủ đoạn cổ truyền của họ: "Mua chuộc, hối lộ các phần tử phản bội dân tộc làm công cụ cho chính sách bành trướng của mình..." (7) vì "thế lực phản bội xưa nay thường đầu hàng hoặc trở thành đồng minh của chủ nghĩa đế quốc" (8).
* ["Hắn tên là Hòa Thân. Gần như vô học vì lăn lộn từ nhỏ nhưng thông minh, khôn khéo, mưu mô hay chỉ điểm, được lòng Càn Long mà liên tiếp bẫy được mọi chức vụ lớn trong triều, nên triều thần ai cũng sợ hắn, sợ đến nỗi không dám gọi thẳng tục danh của hắn. Bọn tay chân của hắn ở triều đình và khắp các quận huyện mua quan bán chức, thông đồng với ‘ngoại di’ cướp cạn đất đai, ruộng vườn của dân đen, đem về chia cho hắn. Hắn xây cất tộc miếu nguy nga ngang ngửa lăng tiên đế, dinh thự cao đẹp hơn cung chúa, chứa nhiều bảo vật hơn kho của vua nữa.
Càn Long vừa nằm xuống, chưa kịp chôn thì Gia Khánh kế vị, bắt giam hắn liền, tịch thu tài sản, xử hắn tội giảo (thắt cổ). Hắn chỉ khai một phần gia sản (67 triệu lạng bạc, 27.000 lạng vàng, 456 hồng ngọc, 113 lam ngọc, 56 chuỗi ngọc trai (thực ra là 200). Bị tra tấn hắn mới khai chỗ chôn giấu, cuối cùng gia sản hắn là 900 triệu lạng bạc, ấy là chưa kể 23 tiệm cầm đồ và 13 tiệm bán đồ cổ để cha mẹ, anh em, con cháu hắn đứng tên». Hắn đa tài thật là không tưởng tượng nổi.
Sự thối nát, tham nhũng của quan lại nhà Thanh đạt đến kỷ lục, nó đánh dấu sự suy sụp sắp tới của chế độ"] (Mượn ý Nguyễn Hiến Lê, sđd, trang 480).
Nhờ được giáo huấn kỹ rằng "Gia hữu thiên khoảnh lương điền, chỉ thụy ngũ xích cao sàng / Dù có ngàn khoảnh ruộng tốt, cũng chỉ ngủ trên chiếc giường năm thước (1 thước Tàu = khoảng 40cm x 5 => khoảng 200cm)", nên lãnh đạo Việt Nam không thể nào có được một người đa tài như hắn vì gồm toàn "những người cộng sản cao quý ở chỗ suốt đời tuyết sạch, giá trong..., không tranh giành địa vị, quyền lợi, không xâm phạm lợi ích của nhân dân" (8)! May thật! Nhưng "những người cộng sản cao quý..." đó là ai, tên chi? Chứ tôi thấy ông Thái sử cộng sản ‘phản động’ Nguyễn Văn Trấn ghi rằng "đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người"!
Xa xưa, vì ngây thơ Mỵ Châu cả tin chồng là Trọng Thủy mà nước Âu Lạc bị diệt vong. Ngày nay, cơ đồ Việt Nam dưới thể chế dân chủ tập trung, trách nhiệm tập thể nên hầu như luôn luôn có đến mười bốn ‘Mỵ Châu’, vậy mai đây lỡ khi thảm họa vong quốc xảy ra thì nhân dân làm sao biết được đấy là do đứa ‘Mỵ Châu’ nào đã "trái tim lầm chỗ để trên đầu / nỏ thần cố ý trao tay giặc / nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu!" (Tố Hữu: Tâm sự); đứa ‘Mỵ Châu’ nào đã ‘cõng rắn cắn gà nhà’ (CTN Trương Tấn Sang); hoặc chẳng lẽ cả bộ sậu mười bốn đứa ‘Mỵ Châu’ đều là "lũ bán nước lột da dân nước / tan mồ cha cũng rước voi giày / máu đào nhúng đỏ bàn tay / biết chi đau đớn cỏ cây đồng bào!" (Tố Hữu: 30 năm đời ta có đảng).
2) Vài câu ‘danh ngôn Hoa Hạ’ đương đại:
- [“Các nước đế quốc, sau khi đánh bại ‘Trung Quốc’ (ý nói Thanh đình), đã chiếm các nước phụ thuộc ‘Trung Quốc’: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Bu Tan, Hương Cảng. Pháp chiếm An Nam...” (Hoàng đế Mao trạch Đông, 1939);
- “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam Châu Á.” (Thừa tướng Chu Ân Lai, 09/1963);
- “Chúng ta phải chinh phục trái đất. Đó là mục tiêu của chúng ta. (Hoàng đế Mao Trạch Đông);
- "Chúng ta phải trở thành quốc gia hàng đầu về phát triển văn hóa, khoa học, kỹ thuật và công nghiệp… Không thể chấp nhận rằng sau vài chục năm, chúng ta vẫn chưa trở thành cường quốc số 1 trên thế giới." (như trên, 1956);
- "Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Ma Lay Xia và Sing Ga Po... Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy... Gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây.»"(như trên, 08/1965).
* Tiết 2 này tôi lược từ Tài liệu số 10.
Trong thời là bán thuộc địa của Tây phương và Nhật Bản, ngoài những điều ước nhục nhã đã nêu, dân Tàu triều Mãn Thanh còn phải hứng chịu, như:
- Những nơi giết hại người ngoại quốc thì phải đình chỉ các khoa thi văn vỏ trong 5 năm;
- Phái thân vương, đại thần qua Đức, Nhật tỏ ý hối tiếc;
- Bọn ngoại quốc nói chung ["coi người ‘Trung Hoa’ không ra gì cả, hơi một chút là chất vấn chính phủ Bắc Kinh, đòi bồi thường và bắn xả vào dân bản xứ; tới nỗi trong một công viên ở Tô giới Thượng Hải, người Anh cắm một cái bảng: Cấm chó và người ‘Trung Hoa’ vào"...] (Nguyễn Hiến Lê, sđd, trang 592).
3) Vài thủ đoạn tàn độc mới Made in China: Thu mua móng bò, sừng trâu, rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, hạt chè, dứa / khóm xanh, sầu riêng xanh, gốc bắp / ngô, đỉa phơi khô v.v... Bạn đọc chỉ việc gõ tìm trong gu-gồ chấm com là thấy tức khắc, chứ tìm trong gu-gồ chấm Tiên Lãng thì bó tay, rồi lại toáng lên rằng người viết viết sai sự thật, tạo chứng cớ giả cho các ‘thế lực thù địch lợi dụng quyền tự do dân chủ’ gây sứt mẻ tình hữu nghị ‘16 chữ vàng + 4 tốt’ mà người ta và hậu duệ đã dày công dưỡng bồi hơn nửa thế kỷ qua!
Cũng như mọi người, tôi uất vì không tài nào hiểu được lối đối ngoại nhũn nhược của đảng Cộng sản Việt Nam hùng-dũng-sang-trọng trước những bước lấn xâm lược tiệm tiến trắng trợn đất nước ta của tập đoàn Cộng sản Chai-Na và đặc biệt là cách xử sự sắt máu của họ đối với chính những con dân nước Việt đã thể hiện tinh thần yêu nước, nhiệt huyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống kẻ thù xâm lược truyền kiếp Bắc Kinh bằng con chữ hay xuống đường: "Chúng đòi làm chủ chúng ta mà chính chúng làm nô lệ cho ngoại nhân" (lời trong một bài hát của sinh viên thời cuối Thanh).
* ["Tự do ngôn luận là phong vũ biểu dự báo nắng mưa giông bão đối với các nhân quyền và tự do dân chủ. Cái mà người ta nói trong đầu người ta, thì đó là ý nghĩ. Không ai cấm ai suy nghĩ được. Cái mà người ta nói ra trên báo và trong các cuộc mít-tinh, cái đó mới là ngôn luận. Cái ngôn luận có thể bị cấm. Cho nên mới có cái đòi được nói: Đòi ngôn luận tự do!"] (14). Một suy nghĩ dẫu có hay ho cỡ nào mà không được ‘ngôn luận’ cũng chỉ là một suy nghĩ chết.
Như đã nói ngay từ đầu, đây là bài ôn sử của cá nhân tôi nhưng tôi lại rất tâm đắc lời này của cụ Nguyễn Hiến Lê: "Chép sử thì không ai có thể hoàn toàn khách quan được, chỉ có thể thành thực được thôi; (song), chỉ ghi lại những việc xảy ra, không tìm hiểu nguyên nhân, không khen không chê, thì theo tôi, không phải là viết sử. Có những giá trị tình thần mà chúng ta phải tôn trọng, phải bênh vực; trái lại thì phải chê. Có như vậy mới là thành thực với người đọc và với chính mình." (Sđd, trang 565). Bởi thế, chấm hết bài Phác lại sử nước Tàu này, tôi uất ức cùng cực: ‘16 chữ vàng, 4 tốt’ xã hội chủ nghĩa ư? "Người ta có thể tự xưng Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa. Quần chúng và cuộc sống là người phán xét cuối cùng" (15). Và tôi có cảm giác: ‘đảng ta’ toàn những anh hùng, nước chưa ngập quá lưng thì chưa chịu tập... nhảy"!
Ôn sử nước Tàu như trên, song thâm tâm tôi không hề oán ghét chính quyền nước Tàu, xưa cũng như nay, bởi dù thế nào, họ cũng vì mưu cầu hạnh phúc cho dân họ đến bất chấp thủ đoạn, "tham lam, mặt người dạ thú"; nhưng, công dân Hán nói chung có biết chăng là tí hạnh phúc của họ thường được đắp xây bằng vô vàn bất hạnh, bất công của dân tộc khác và xác chết của chính đồng hương họ? Khổng Tử dạy "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân / Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" và "chỉ có loài cầm thú mới quay lưng lại với nỗi đau của đồng loại để lo chăm sóc bộ lông của mình" (Karl Marx). Tôi quan niệm, Thà một lần đau khổ vì sự thật cay đắng vẫn hơn là hạnh phúc trong dối trá ngọt bùi:
Đế quốc Hoa Hạ xa xưa, nay là đế quốc CHND Chai-Na mênh mông là do ‘quốc sách’ xâm lăng, thôn tính, tiêu diệt, đồng hoá láng giềng mà thành, ấy thế trong cuốn Giấc mơ Tàu / The Chinese dream (kỳ 13, chương 4) tác giả Đại tá Lưu Minh Phúc vẫn nhơn nhơn vô sỉ gọi đó là Vương đạo, ông ta nói: "Tính cách Chai-Na là tính cách Vương đạo chứ không phải tính cách Bá đạo; Chai-Na dựng nước dựa vào Vương đạo chứ không phải nhờ vào Bá đạo. Vương đạo là tôn chỉ quốc gia, cũng là đạo đức quốc gia của Chai-Na"; "Một vạn năm nữa, chúng ta cũng không xâm lược kẻ khác" (16): – Đó là Bá đạo, thưa ông!
Còn cách đối ngoại nhục nhã của đảng Cộng sản Việt Nam trước kẻ thù truyền kiếp Chai-Na, ai nghĩ khác tùy ý, tôi cho đó là sách lược Vong quốc chi đạo, thưa quý vị. (16).
Đế quốc Hoa Hạ xa xưa, nay là đế quốc CHND Chai-Na mênh mông là do ‘quốc sách’ xâm lăng, thôn tính, tiêu diệt, đồng hoá láng giềng mà thành, ấy thế trong cuốn Giấc mơ Tàu / The Chinese dream (kỳ 13, chương 4) tác giả Đại tá Lưu Minh Phúc vẫn nhơn nhơn vô sỉ gọi đó là Vương đạo, ông ta nói: "Tính cách Chai-Na là tính cách Vương đạo chứ không phải tính cách Bá đạo; Chai-Na dựng nước dựa vào Vương đạo chứ không phải nhờ vào Bá đạo. Vương đạo là tôn chỉ quốc gia, cũng là đạo đức quốc gia của Chai-Na"; "Một vạn năm nữa, chúng ta cũng không xâm lược kẻ khác" (16): – Đó là Bá đạo, thưa ông!
Còn cách đối ngoại nhục nhã của đảng Cộng sản Việt Nam trước kẻ thù truyền kiếp Chai-Na, ai nghĩ khác tùy ý, tôi cho đó là sách lược Vong quốc chi đạo, thưa quý vị. (16).
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người mỗi ý. Vậy, nếu bài ôn này có chút gì hợp với lăng kính bạn đọc nào đã chịu khó đọc kỹ vài lần, chắc chắn đó là do công của các bậc trưởng thượng; còn những gì khắc, đích thị là tội của riêng tôi: Bạn đã đọc kỹ chưa? Nếu rồi, xin tranh thủ làm người ném viên đá đầu tiên! Có điều, "đối thoại giữa chúng ta là lối đối thoại không chân dung, nghĩa là khiếm diện nhưng nhất định không khiếm nhã"!
___________________________________________________
Chú thích:
(1) Văn tự (chữ viết) ngày nay ở nước Tàu đã được thống nhất từ thời Tần Thủy Hoàng, còn quốc ngữ (tiếng nói chung cho cả nước) được khởi xướng từ thời Tôn Văn sau Cách mạng Tân hợi 1911 - chọn thổ ngữ Bạch thoại miệt Bắc Kinh làm chuẩn, tiếp tục bởi Quốc Dân Đảng thời Tưởng Giới Thạch và kiện toàn từ 1949 thời Mao Trạch Đông với phép giản thể (ít nét). Đài Loan vẫn giữ phép viết phồn thể (nguyên thủy gồm nhiều nét).
(2) Hàn Lệ Nhân: Văn hóa thi ca, văn hóa thi hót.
(3) Tư Mã Thiên: Sử ký, bản dịch Nhữ Thành, trang 31 – Nxb Văn Hóa, HN 1988. Tài liệu số 1.
(4) Hoàng Văn Chí: Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, trang 7 - Nxb SudAsie Paris 1983. Tài liệu số 9.
(5) Vũ Thế Phan: Giống nội, quả ngoại.
(6) Có hai nhà Chu: Tây Chu và Đông Chu. Nhà Chu vốn là một chư hầu của nhà Thương (Ân), ở phía tây (tỉnh Thiểm Tây) nên bị nhà Thương gọi là Tây Di vì họ không văn minh bằng Thương. Đến đời Chu Bình Vương, dời đô qua Lạc Dương (Hà Nam ngày nay) ở phía đông, từ đó bắt đầu thời nhì gọi là Đông Chu. Đời Đông Chu lại chia làm hai thời kỳ nữa: Xuân Thu (722-479) và Chiến Quốc (478-221). Chu Lễ là tên gọi khác của Kinh Lễ gồm những lễ nghĩa do đại công thần nhà Đông Chu tên Đán tức Chu Công biên soạn.
(7) Phạm Văn Lan: Trung Quốc thông sử giản biên, trang 107 – Nxb Nhân dân, Bắc Kinh 1958, dẫn theo Nguyễn Tài Thư: Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn Trung Quốc, quá khứ và hiện tại (tập tài liệu Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn… trang 187-188. Tài liệu số 3).
(8) Dẫn lại từ cuốn Nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam độc lập, tự do, hòa bình, hữu nghị, trang 11 - Nxb Sự Thật, HN 10/1978).
(9) Tạ Ngọc Liễn: ... Chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc của bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh ngày nay (tập tài liệu Phê phán… như trên, trang 169-170).
(10) Ngụ binh ư nông (gửi việc binh vào nghề nông): Thời bình, dân làm ruộng, khi có chiến tranh nông dân sẽ trở thành lực lượng quân đội. Đây là chính sách do Quản Trọng đề ra cách nay 2.500 năm. Ngày nay phải cập nhật thành ‘Ngụ binh ư công’: Công trường Bô-Xít của đồng chí thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên Tây nguyên ở nước ta là một ‘chủ trương lớn’ điển hình. Quản Trọng cũng là bố đẻ quốc sách ‘Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người...’
(11) Thời Chiến Quốc, Tô Tần thuyết sáu nước Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở hợp sức đánh Tần nên gọi là Hợp tung. Tung nghĩa là chiều dọc. Ngược lại, Trương Nghi đề ra sách lược liên kết sáu nước phục vụ Tần nên gọi là Liên hoành. Hoành nghĩa là chiều ngang, như hoành phi: Biển có chữ Tàu lớn, treo ngang. Tung Hoành = Hoạt động một cách mạnh mẽ và ngang dọc theo ý muốn, không gì ngăn cản nổi. Đồng chí X mặc sức tung hoành trên chính trường Việt Nam XHCN; còn đồng chí Bú Lí nhà ta chỉ ‘Quan họ hoành hoành’ thôi.
(12) Nguyễn Ngọc Minh: Bọn bành trướng và bá quyền nước lớn Trung Quốc phạm tội ác xâm lược... (tập tài liệu Phê phán... như trên, trang 124-146).
(13) Phạm Như Cương: Bọn phản động Trung Quốc và chủ nghĩa bành trướng đại dân tộc…(tập tài liệu Phê phán... như trên, trang 7).
(14) Nguyễn Văn Trấn: Viết cho Mẹ và Quốc hội, trang 396 – Nxb Văn Nghệ, California, USA 1995.
(15) Báo Nhân Dân ngày 5 tháng 8 năm 1978: Nguyện vọng thiết tha... sđd trang 52.
(16) Vương đạo là chính sách của Khổng-Mạnh, lấy nhân nghĩa làm đầu; Bá đạo là chính sách Pháp gia, dùng vũ lực để giải quyết mọi sự việc; còn Vong quốc chi đạo là "chính sách của bọn cầm quyền phỉnh gạt dân để mưu cái tư lợi nhỏ mọn" (Nguyễn Hiến Lê, sđd, trang 131).
(16) Vương đạo là chính sách của Khổng-Mạnh, lấy nhân nghĩa làm đầu; Bá đạo là chính sách Pháp gia, dùng vũ lực để giải quyết mọi sự việc; còn Vong quốc chi đạo là "chính sách của bọn cầm quyền phỉnh gạt dân để mưu cái tư lợi nhỏ mọn" (Nguyễn Hiến Lê, sđd, trang 131).
Tài liệu tham khảo và lược dẫn:
1- Tư Mã Thiên: Sử ký, bản dịch Nhữ Thành – Nxb Văn Hóa, HN 1988.
2- Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược – Nxb Tân Việt, SG 1958.
3- Nhiều tác giả: Phê phán chủ nghĩa bành trướng và bá quyền nước lớn của giới cầm quyền phản động Bắc Kinh – Nxb Khoa Học Xã Hội, HN 1979.
4- Nguyện vọng thiết tha của nhân dân Việt Nam độc lập, tự do, hòa bình, hữu nghị – Nxb Sự Thật, HN 10/1978). Sẽ scan và đưa lên mạng nay mai.
5- Đào Duy Anh: Trung Hoa sử cương – Nxb Quan Hải Tùng Thư, Huế 1942.
6- Phan Khoang: Trung Quốc sử lược – Nxb Ấn quán Hồng Phát, SG 1958.
7- Will & Ariel Durant / Nguyễn Hiến Lê: Bài học của lịch sử – Nxb Lá Bối, SG 1973.
8- Nguyễn Hiến Lê: Sử Trung Quốc (trọn bộ 3 cuốn in chung) – Nxb Tổng Hợp, SG 2006.
* Lưu ý: Cuốn sách này là tác phẩm cuối đời của cụ Nguyễn Hiến Lê, khởi viết năm 1981, hoàn tất ngày 15 tháng 10 năm 1983 (xem chương Kết phần IV trang 776, đoạn 2), được xuất bản đến 700 (bảy trăm) bộ cho trên dưới 80 chục triệu dân số năm 2006! Cụ Nguyễn qua đời ngày 22 tháng 12 năm 1984 tại Sài Gòn, nhưng cuốn sử 809 trang khổ lớn này của cụ lại bị / được dứt ngang vào năm Mao Hoàng ‘băng hà’, 1976: Không có một chữ viết về cuộc chiến đẫm máu không có phe thua - chỉ có phe mất khối khối dặm đất, giữa Tàu cộng và Việt cộng đầu năm 1979. Bởi cụ đã không còn thì làm sao – cương quyết nhưng nhã nhặn, lên tiếng cự nự trò rút ruột của Nxb Tổng Hợp - gồm toàn "những người cộng sản cao quý ở chỗ suốt đời tuyết sạch, giá trong"?
9- Hoàng Văn Chí: Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Nxb SudAsie, Paris 1983.
10- Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua – Nxb Sự Thật, 10/1979.
11- Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – Nxb Sự Thật, HN 1979.
12- Hoàng Lê & Khổng Doãn Hợi: Chủ nghĩa Mao không có Mao – Nxb Thông Tin Lý Luận, HN 1982.
13- Trần Trọng Kim: Nho giáo (2 cuốn) – Nxb Trung Tâm Học Liệu, SG 1971.
14- Đại Lai Lạt Ma Tenzin Gyatso: Freedom in exile (Tự do trong lưu đày, bản dịch của Chân Văn & Chân Huyền) – Nxb Văn Nghệ, Westminster, USA 1992.
15- Internet. Các bản đồ trong bài có ở đây.